Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển nghệ an đến năm 2020 (Trang 35)

2.2.1. Giới thiệu chung

Cùng với 10 Chi nhánh trên toàn miền Bắc, Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Nghệ An được thành lập theo Nghị định số 233/NĐ-TC-TCCB ngày 27/5/1957. Trong thời gian từ năm 1957 đến 1994, Ngân hàng kiến thiết Nghệ An bên cạnh nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát thì còn có nhiệm vụ cho vay vốn đầu tư hoàn thiện cơ bản theo kế hoạch nhà nước. Tiếp tục thực hiện đường lối đối mới kinh tế của Đảng, Nhà nước từ năm 1995, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chuyển sang hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại nhà nước. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Nghệ An là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 106198 ngày 02/6/1993.(BIDV, 2013)

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh của BIDV Nghệ An

Nhiệm vụ của BIDV Nghệ An là kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác như kinh doanh ngoại hối, vàng, tư vấn tài chính, Ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại, cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật, cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Sứ mạng của BIDV Nghệ An là phấn đấu đến năm 2020 trở thành ngân hàng đa sử hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực.

Mục đích - tôn chỉ hoạt động của BIDV Nghệ An là trở thành ngân hàng chất lượng uy tín hàng đầu trên địa bàn Nghệ An.

2.2.3. Sản phẩm dịch vụ chủ yếu của BIDV Nghệ An

Sản phẩm dịch vụ hiện nay của BIDV Nghệ An tương đối đa dạng. Ngoài các sản phẩm truyền thống là nhận tiền gửi và cho vay BIDV Nghệ An còn đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Các sản phẩm dịch vụ chính có thể chia làm các nhóm:

- Nhóm sản phẩm huy động vốn: Huy động vốn của các tổ chức và cá nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Cụ thể như sau:

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm: là sản phẩm huy động vốn của cá nhân, bao gồm các sản phẩm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước toàn bộ, tiền gửi tiết kiệm trả lãi sau định kỳ, tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo luỹ tiến số dư tiền gửi, tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ, tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước định kỳ, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi, tiết kiệm gửi góp hàng tháng, tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt, tiết kiệm học đường, tiết kiệm bằng vàng…

Sản phẩm giấy tờ có giá: là sản phẩm nhằm huy động vốn của tổ chức và cá nhân, Bao gồm các sản phẩm:

Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 1 năm, bao gồm: Kỳ phiếu trả lãi trước toàn bộ; Kỳ phiếu trả lãi sau toàn bộ; Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn khác trả lãi trước hoặc trả lãi sau toàn bộ.

Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên, bao gồm: Trái phiếu trả lãi trước và sau toàn bộ; trái phiếu trả lãi định kỳ, chứng chỉ dài hạn trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ.

Sản phẩm tiền gửi: là sản phẩm huy động vốn của các tổ chức cá nhân, bao gồm các sản phẩm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn trả lãi trước toàn bộ, sau toàn bộ, trả lãi định kỳ; tiền gửi lãi suất gia tăng theo thời gian…

- Nhóm sản phẩm dịch vụ tín dụng: Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với các tổ chức và cá nhân; thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh; nghiệp cụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá. Một số sản phẩm tín dụng điển hình như: Cho vay ngắn, trung, dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay ưu đãi xuất khẩu, cho vay thấu chi tài khoản, cho vay phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu…

- Nhóm dịch vụ thanh toán và Ngân quỹ: Hiện tại BIDV Nghệ An cung ứng các sản phẩm như sau: Mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền trong nước, dịch vụ trả lương tự động qua tài khoản, dịch vụ thu ngân sách nhà nước, Dịch vụ thanh toán hoá đơn (Billpayment), dịch vụ nhờ thu tự động, cung ứng các dịch vụ khác về ngân quỹ…

- Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế: Chi nhánh trong những năm qua rất quan tâm đến hoạt động thanh toán quốc tế, thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế luôn chiếm tỷ trọng cao trong khoản thu dịch vụ toàn chi nhánh. Hiện tại, Chi nhánh có các sản phẩm sau: Dịch vụ nhận chuyển tiền đến; chuyển tiền đi thanh toán với nước ngoài; Dịch vụ nhờ thu chứng từ xuất, nhập khẩu; Dịch vụ kiều hối; Các dịch vụ liên quan đến thư tín dụng, dịch vụ thanh toán biên mậu với các quốc gia có chung đường biên giới; dịch vụ kinh doanh ngoại tệ…

- Nhóm dịch vụ cung ứng séc: Chi nhánh cung ứng séc trắng cho khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu thanh toán séc. Một số dịch vụ séc điển hình: Cung ứng séc trong nước, thanh toán séc trong nước, thu hộ séc trong nước, thanh toán séc nước ngoài, nhờ thu séc nước ngoài…

- Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ: Bao gồm sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ liên kết sinh viên, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế Agribank mastercard…

- Nhóm sản phẩm dịch vụ khác: Dịch vụ Internet banking, dịch vụ mobilebanking, dịch vụ kết nối thanh toán CMS…

2.2.4. Cơ cấu tổ chức của BIDV Nghệ An

BIDV Nghệ An là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, sau khi chuyển đổi mô hình tổ chức theo TA2, bộ máy tổ chức của BIDV Nghệ An được tổ chức theo mô hình tổ chức của các ngân hàng hiện đại. Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An đặt trụ sở tại Số 08, Đại lộ Lê Nin, Phường Hưng Dũng, Thành phố Vinh, Nghệ An, mô hình tổ chức theo khối cụ thể như sau:

Ban Giám đốc: trực tiếp chỉ đ ạo, đ iều hành quyết đ ịnh toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị đồng thời phổ biến đến từng cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm trước Ngân hàng cấp trên và Pháp luật về mọi quyết định của mình.

Phòng Kế hoạch và kinh doanh: có 2 nhiệm vụ chính là lập kế hoạch và thực hiện đầu tư tín dụng. Cụ thể:

Thứ nhất: đầu mối, tham mưu cho Giám đốc hoàn thiện kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn. Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi…và quản lý hệ số an toàn theo quy định; tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển huy động vốn; tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm; Tổng hợp các báo cáo, dự thảo các báo cáo sơ kết tổng kết…

Thứ hai: Đầu mối tham mưu, đề xuất với Giám đốc Chi nhánh hoàn thiện chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng tín dụng; Tổ chức, quản lý, triển khai các hoạt động cho vay đầu tư từ nguồn vốn của Chi nhánh và các nguồn vốn huy động khác; Giám sát và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư và tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo thu hồi vốn, lãi kịp thời, đúng hạn…

Phòng thanh toán quốc tế: Có nhiệm vụ chính là tham mưu cho Ban Giám đ ốc những biện pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công tác thanh toán quốc tế, kinh doanh dịch vụ ngân hàng, quan hệ với các ngân hàng nước ngoài. Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh ngoại tệ liên quan đến thanh toán quốc tế, dịch vụ kiều hối và chuyển tiền…

Phòng k ế toán ngân quỹ: Có nhiệm vụ chính là hoàn thiện và điều hành kế hoạch tài chính hàng quý, năm; Hoàn thiện đ ịnh mức khoán tài chính cho từng phòng giao dịch. Tổ chức hạch toán kế toán-thống kê theo đúng chế độ quy định.

Phòng điện toán: Có nhiệm vụ chính là tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh; Bảo quản, sửa chữa các máy móc thiết bị tin học.

Phòng dịch vụ và Marketing:Có nhiệm vụ chính là đề xuất, tham mưu cho Giám đốc về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, hoàn thiện kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ của chi nhánh; Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch cho khách hàng), tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng…

Khối quản lý nội bộ: Có nhiệm vụ chính là tham mưu cho Giám đốc hoàn thiện chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của BIDV Nghệ An. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh; làm đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của BIDV Việt Nam, các cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh; Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư theo thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực Ban chống tham nhũng, tham mưu cho Giám đốc trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí...

Phòng tổ chức nhân sự : Có nhiệm vụ chính là thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế, mua sắm tài sản của chi nhánh; Tham mưu cho Giám đốc về công tác tuyển dụng lao động, bố trí lao động, quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm cán bộ; Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước tập thể; Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn theo quy định khoán tài chính của BIDV Việt Nam; Thực hiện công tác thi đua khen thưởng tại chi nhánh.

Phòng giao dịch: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban Giám đốc, hạch toán báo sổ đ ồng thời thực hiện các hoạt động cho vay, huy đ ộng vốn, mở thẻ, mở tài khoản thanh toán, thanh toán quốc tế...

Phòng giao dịch Diễn Châu, Phòng GD Ga Vinh, Phòng GD Chợ Vinh, Phòng GD Quán Bánh, Quỹ tiết kiệm số 1…có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, huy động vốn, cho vay và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác.

Hình 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Nghệ An

Nguồn: BIDV, 2013

2.3. Phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động của BIDV Nghệ An của BIDV Nghệ An

2.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô

Các yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến ngân hàng thường là các yếu tố chủ yếu sau:

2.3.1.1. Môi trường kinh tế

Sự gia nhập của Việt Nam vào WTO năm 2006 và làn sóng đầu tư trực tiếp mới cũng như luồng vốn đầu tư gián tiếp đã cho thấy quá trình cải cách kinh tế rất ấn tượng, đặc biệt là về tự do hóa thương mại và đầu tư. Nhìn chung nền kinh tế trong năm 2013 với sự thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh nên kinh tế chưa thoát khỏi giai đoạn trì trệ, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vì ảnh hưởng của nền tài chính toàn cầu.

PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ VĂN PHÒNG PHÒNG KHTH PHÒNG TCKT CÁC PHÒNG GIAO DỊCH P.QUẢN TRỊ TÍN DỤNG P.QUẢN LÝ DV KHO QUỸ PHÒNG DVKH PHÒNG GDKHDN PGĐ QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TRỰC THUỘC KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG QLRR PGĐ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG PGĐ TÁC NGHIỆP

Bên cạnh những yếu tố không thuận lợi, đặc biệt là hậu qủa của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, trong giai đoạn 2013-2020 Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi từ việc phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng sẽ tạo cơ hội thúc đẩy thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài. Quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước được nâng cao hơn trước. Sự ổn định về chính trị - xã hội của đất nước là nền tảng vững chắc cho sự phát triển.

Mục tiêu cho những năm tới là phát triển nền kinh tế với tốc độ phát triển nhanh và bền vững, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 7-8% năm, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân giảm 2-3%. Quy mô GDP theo giá hiện hành đạt khoảng 200 tỷ USD vào năm 2015, qua đó đạt GDP bình quân đầu người khoảng 2100 USD. Dự kiến cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2015 là công nghiệp và hoàn thiện chiếm khoảng 40-41%, dịch vụ 40-42%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18-19%.

Chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm lạm phát khiến cung tiền giảm, đẩy lãi suất huy động thực tế lên cao. Lãi suất cho vay đẩy lên cộng với chính sách thắt chặt tín dụng khiến các doanh nghiệp lao đao trong tình cảnh thiếu vốn. Chi nhánh đã từng bước có những điều chỉnh để phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế.

2.3.1.2. Môi trường văn hoá xã hội

Môi trường văn hoá xã hội tác động đến lối sống, nhu cầu và sở thích của con người. Có thể nói, với tư cách là yếu tố môi trường, văn hoá có ảnh hưởng toàn diện đến các hoạt động của các Ngân hàng. Văn hoá có ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chiến lược như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn các chiến lược chung, các quyết định về mục tiêu tổng quát của Ngân hàng và hoạt động kinh doanh. Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Tác động của văn hoá đến hoạt động kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp. Việt Nam có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, tuy nhiên, những năm gần đây do tác động của quá trình hội nhập, nhiều nền văn hoá nước ngoài đã thâm nhập vào Việt Nam, nhất là tại những đô thị lớn, tầng lớp trung lưu và giới thanh niên đã bị ảnh hưởng rất nhiều về lối sống, cách suy nghĩ. Điều đó đã tác động đến hành vi tiêu dùng, mua sắm của họ: xu hướng ưa chuộng hàng ngoại, quan tâm đến thương hiệu, chất lượng, giá trị của sản phẩm. Trình độ văn hoá của người Việt Nam ngày càng được nâng cao, người tiêu cùng Việt Nam không những đòi hỏi sản phẩm phải có giá trị vật

chất mà còn lớn hơn là giá trị phi vật chất, đặc biệt như đối với các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Đây chính là yếu tố cần quan tâm khi hoàn thiện chiến lược phát triển của ngân hàng.

Dân số tăng có nghĩa là nhu cầu của con người tăng, nhưng không có nghĩa là thị trường tăng lên trừ khi có đủ sức mua. Nếu dân số tăng gây sức ép quá mức tới sự phát triển kinh tế và sinh ra đói nghèo thì cũng làm thu hẹp thị trường. Dân số nước ta đông

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển nghệ an đến năm 2020 (Trang 35)