Thực trạng vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nộ

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 55)

2.2.1.1. Hình thành, phát triển phẩm chất (đạo đức) cho trẻ em

Trong công cuộc đổi mới đất nước, cha mẹ ở ngoại thành Hà Nội đã cung cấp cho xã hội nhiều lớp thế hệ trẻ - những người lao động mới có tình yêu quê hương, lao động chăm chỉ, bước đầu tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ mới. Cha mẹ trực tiếp hình thành cho các em các giá trị đạo đức truyền thống, giáo dục cho trẻ ý thức và lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng, truyền thống nhân ái, nhân đạo, lòng hiếu thảo, truyền thống hiếu học. Đây chính là nền tảng của giáo dục nhân cách.

Trong quan hệ với các thành viên của gia đình, các bậc cha mẹ đều tập trung giáo dục con cái lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, sự kính trọng, lễ phép đối với bề trên, anh chị em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm lẫn nhau. Trong quan hệ ngoài xã hội, trẻ biết kính trọng người lớn, đoàn kết, thân ái với bạn bè, yêu thương, giúp đỡ người gặp khó khăn, thông qua các hoạt động như tham gia vào phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, tấm lòng vàng”, “trái tim nhân ái”, “chung một niềm vui”. Đây cũng là những truyền thống tốt đẹp ngàn đời của người Việt Nam nói chung. Nhờ đó cha mẹ ở ngoại thành Hà Nội đã hình thành và phát triển cho trẻ nhiều đức tính tốt đẹp. Trong quá trình hình thành nhân cách cho trẻ, tính chất giáo huấn một chiều áp đặt từ bố mẹ xuống con cái có chiều hướng giảm dần, thay vào đó là sự gần gũi, chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau ngày càng được mở rộng. Đồng thời cha mẹ còn định hướng cho các em về các

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 55)