Phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội phải gắn liền với chiến

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 84)

lược phát triển kinh tế xã hội ở thành phố Hà Nội

Gia đình ngoại thành Hà Nội là một đơn vị kinh tế, một thiết chế giáo dục cơ sở quan trọng, một mái ấm xây dựng và nuôi dưỡng những tình cảm nhân bản đẹp đẽ và cao thượng. Bởi vậy các chính sách kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội đều có liên quan đến cuộc sống của từng gia đình, từng người dân. Gia đình và cá nhân thi hành các chính sách và chịu ảnh hưởng tốt xấu là do các chính sách đó mang lại. Vì vậy việc ban hành, tổ chức thực hiện tốt các chính sách kinh tế xã hội sẽ có tác dụng thúc đẩy các gia đình phát triển, làm tốt vai trò chức năng của mình trong việc hình thành nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội.

Thứ nhất: Giải quyết lao động và việc làm để tạo điều kiện kinh tế xã hội cho sự phát triển của các gia đình và cho sự phát triển giáo dục của các gia đình ở ngoại thành Hà Nội

Giải quyết lao động việc làm cho các gia đình ở ngoại thành Hà Nội tạo việc làm cho người lao động là một trong những chính sách cơ bản của thành phố Hà Nội, có ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn. Tạo điều kiện cho mỗi người lao động đều có cơ hội cho những người lao động sử dụng tài sản quý nhất của mình là sức lao động để sáng tạo ra những giá trị vật chất tinh thần mới. Mặt khác, lao động là điều kiện để hình thành nhân cách con người, văn hóa làm người. Nó là điều kiện để giáo dục đào tạo những con người thực thụ, có ích cho gia đình và cho xã hội. Nó cũng là con đường kiểm chứng phẩm chất, năng lực và trình độ

của mỗi người đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Có việc làm giúp các gia đình ngoại thành Hà Nội tháo gỡ mọi khó khăn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, tăng cường các điều kiện để chăm sóc giáo dục nuôi dưỡng con cái, phát triển tài năng nhân cách của trẻ. Có việc làm là điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình: No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững, đồng thời góp phần ổn định và phát triển xã hội.

Thứ hai: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho các gia đình ở ngoại thành Hà Nội, tạo điều kiện phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách cho trẻ em.

Có thể nói đời sống vật chất của mỗi gia đình tác động trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển về thể chất của con người, sự thành đạt, sự cống hiến nhiều hay ít của mỗi người cho xã hội được bắt đầu từ sự chăm sóc dạy bảo của gia đình. Đời sống vật chất khó khăn, đời sống tinh thần thấp kém, tình trạng kinh tế thấp thường đi liền với tình trạng lạc hậu chậm phát triển. Tình trạng đói nghèo thường kéo theo nhiều những biểu hiện tiêu cực như: trộm cắp, cướp giật, rượu chè bê tha, bạo lực gia đình, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển.... Học vấn văn hóa thấp dễ sinh ra lối sống nhỏ nhen, ích kỷ, tầm suy nghĩ nông cạn, hẹp hòi bảo thủ làm ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách cho trẻ em.

Thực tế cho thấy, nhận thức, năng lực trình độ mọi mặt của các bậc cha mẹ trong việc hình thành nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay còn nhiều bất cập. Do hạn chế về kiến thức, thông tin xã hội nghèo nàn nên những hiểu biết về khoa học kỹ thuật cha mẹ ngoại thành Hà Nội thấp. Tình trạng đó dẫn đến phương pháp giáo dục của họ cứng nhắc, áp đặt. Trình độ văn hóa thấp nên họ không biết lựa chọn những nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp. Sự thiếu hiểu biết, không gương mẫu của cha mẹ đã khiến cho trẻ em phát triển lệch lạc, sa đà vào nhiều thói hư tật xấu ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá và hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện, đồng thời cũng đặt các gia đình và công tác gia đình trước nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng tác động mạnh tới các giá trị đạo đức truyền thống và lối sống lành mạnh của nhiều gia đình ở ngoại thành Hà Nội, cụ thể là 4 huyện: Từ Liêm, Hoài Đức, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây. Sự phân hoá giàu nghèo sẽ tiếp tục tác động vào số đông các gia đình. Công tác xoá đói, giảm nghèo ở một số địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, kết quả chưa vững chắc, đặc biệt là ở các huyện nghèo như Phúc Thọ. Việc chuyển hướng ngành nghề cho những hộ gia đình nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá và phát triển công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Nguyên nhân của tình hình nói trên là do nhận thức của xã hội về vị trí vai trò của gia đình, công tác quản lý nhà nước về gia đình chưa theo kịp sự phát triển của đất nước. Những mặt tích cực của gia đình trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa được phát huy. Nhiều vấn đề bức xúc về gia đình chưa được xử lý kịp thời. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể chưa quan tâm đúng mức việc nghiên cứu, đào tạo, chỉ đạo, công tác gia đình. Vì vậy một số hộ gia đình nếu không được hỗ trợ không được chuẩn bị đầy đủ sẽ không đủ năng lực đối phó với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội và không làm tròn các chức năng vốn có của mình. Xu thế thu nhỏ gia đình trong xã hội công nghiệp nếu không được định hướng sẽ tiếp tục gây sức ép về nhà ở cũng như đặt việc chăm sóc trẻ em vào một thách thức mới.

Trong thời gian tới, nếu chúng ta không quan tâm củng cố, ổn định xây dựng gia đình, những khó khăn và thách thức nêu trên sẽ tiếp tục làm suy yếu gia đình, suy yếu động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu chủ yếu của công tác gia đình trong thời kỳ công nghiệp và hiện đại hoá là ổn định, củng cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con (mỗi cặp vợ chồng chỉ một hoặc hai con), no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội [1].

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 84)