Vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 42 - 49)

cách trẻ em

1.2.3.1. Vai trò của cha mẹ trong việc hình thành nhân cách trẻ em Thứ nhất: Hình thành phẩm chất (đạo đức) cho trẻ

Cha mẹ là những người đầu tiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành niềm tin và hành vi đạo đức của con trẻ. Cha mẹ dạy con cái biết cách

đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức cần thiết, dạy con điều hay lẽ phải. Nhưng để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo. Trẻ em thường có khuynh hướng bắt chước các mẫu ứng xử của người lớn. Dưới mắt con trẻ, cha mẹ vừa là người bao bọc, vừa là những vị thần nhân ái, thậm chí có thể là những nhà bác học thiên tài hay là những nhà tiên tri độc đáo... Chính vì cảm nhận ấy, hầu hết trẻ em trong gia đình đều xem cha mẹ là những người khó sai lầm nhất hay bao giờ cũng rất tốt đẹp. Tính gương mẫu của cha mẹ được thể hiện ở lối sống, nếp sống và những hành vi hàng ngày. Vì thế tất cả những lời nói, hành động của cha mẹ trong cuộc sống, cách đối nhân xử thế của cha mẹ với ông bà, hàng xóm láng giềng, với anh em bạn bè sẽ là những bài học đầu tiên trong cuộc sống của mỗi đứa trẻ.

Trong xã hội truyền thống để hình thành cho trẻ những đức tính cần thiết thì vai trò của cha mẹ có sự phân công rành rẽ: cha là người dạy con trai chữ “Nghĩa”, dạy đạo hiếu để khi lớn lên phụng sự cha mẹ, ông bà. Mẹ là người dạy con gái đạo “tam tòng”, “tứ đức”, nhu mì chín chắn, biết lo toan mọi việc trong nhà êm ấm, để khi lấy chồng trở thành dâu hiền vợ thảo. Cha là người duy trì tôn ti trật tự trong gia đình, mẹ chăm lo tổ ấm tình thương. Vai trò của cha mẹ là hình thành cho con những phẩm chất của người Việt Nam truyền thống, yêu nước, thương dân, yêu quê hương, gia đình, anh em đồng chí.

Theo ý kiến của một số tác giả, nếu giai đoạn tuổi thơ, nhân cách của trẻ được hình thành chủ yếu là sự tác động của người mẹ, thì giai đoạn sau - thiếu niên - thanh niên, người cha lại có vai trò quan trọng “mẹ mắng một trăm không bằng cha hăm một tiếng”, “con không cha như nhà không nóc”, “cha nào con lấy”. Cha mẹ giáo dục con bằng tình yêu thương bằng những kinh nghiệm sống, những kỹ năng hành động đã được tích lũy trong suốt cuộc đời cho trẻ. Tuy nhiên trong giai đoạn này để con cái vâng lời, cha mẹ thường dùng đến quyền uy

dựa trên sự áp đặt là chủ yếu “trên bảo dưới nghe”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”.

Trong gia đình hiện nay, khi xã hội phát triển, sự biến đổi của nền kinh tế, văn hóa diễn ra theo chiều hướng tích cực và tiến bộ, nên quan hệ dân chủ bình đẳng trong gia đình giữa cha mẹ và con cái đã được mở rộng. Vì vậy vai trò của cha mẹ đã có những thay đổi đáng kể trong việc hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ em. Việc giáo dục trẻ dựa trên những nhu cầu nguyện vọng và lợi ích của trẻ. Khoa học đã chứng minh rằng một đứa trẻ sẽ phát triển hoàn thiện về nhân cách và thể chất khi nó nhận được sự giáo dục đầy đủ của cả cha lẫn mẹ. Kiểu giáo dục riêng rẽ trong xã hội truyền thống đã không còn phù hợp trong một xã hội phát triển, hiện đại nữa, thay vào đó cả người cha và người mẹ đều cùng gánh vác một trách nhiệm như nhau, cùng tham gia vào quá trình giáo dục con cái, con trẻ không thể thiếu được sự dạy dỗ và tình thương yêu của cha hay của mẹ. Do sự khác biệt về tính cách của hai giới, cha và mẹ có những điểm khác biệt: Đàn ông thường mạo hiểm, trí tuệ mạnh mẽ, kiên cường, dũng cảm, nóng nảy; phụ nữ thường ôn hòa, nhu mì, nhẫn nại, chịu thương chịu khó, dễ phục tùng, hay lo lắng và tự ti, nên họ có thể bổ sung cho nhau trong cuộc sống và trong việc nuôi dạy con cái. Trẻ cần có sự kiên định, chín chắn, mạnh mẽ, dũng cảm của cha, sự dịu dàng, nhu thuận của mẹ. Nên cả cha và mẹ đều có vai trò quan trọng như nhau. Muốn hình thành cho trẻ những phẩm chất (đạo đức), cha mẹ phải gương mẫu, làm tròn tốt trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, có trách nhiệm với cuộc sống của gia đình, trước bản thân, chỉ có như thế họ mới có đủ quyền uy trong giáo dục trẻ em.

Thứ hai: Hình thành năng lực (tài) cho trẻ em

Nhiệm vụ của cha mẹ trong gia đình là giúp trẻ hình thành thế giới quan khoa học phát triển năng lực nhận thức, năng lực hoạt động trí tuệ, phát triển trí thông minh sáng tạo, năng lực độc lập suy nghĩ và giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Giúp trẻ biết nhìn nhận về thế giới xung

quanh đang biến đổi, từ đó trẻ sẽ phát triển khả thích ứng, chủ động sáng tạo trong công việc cũng như các vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống.

Để thực hiện tốt nội dung trên, cha mẹ cần tổ chức tốt hoạt động học tập và các hoạt động khác cho trẻ em. Cụ thể là cha mẹ hướng cho trẻ có động cơ thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc. Tạo điều kiện về thời gian về phương tiện, cơ sở vật chất để giúp đỡ con học tập. Rèn luyện thói quen học tập tự giác, có nề nếp học tập. Động viên khuyến khích trẻ tích cực học tập. Bên cạnh đó, cha mẹ giúp trẻ về nội dung và phương pháp học tập, có phương pháp ghi nhớ bài nhanh, giải bài tập sáng tạo, giao thêm bài tập ngoài những bài thầy cô giáo đã giao ở trường. Cha mẹ có phương pháp tổ chức và giáo dục trí tuệ cho trẻ theo từng giai đoạn, lứa tuổi, hoàn cảnh.

Vai trò của cha mẹ còn thể hiện ở việc cha mẹ hướng dẫn cho trẻ những kỹ lao động cần thiết, có thói quen lao động, dạy trẻ kinh nghiệm làm ăn, truyền cho con nghề nghiệp, khuyên con học hành thành đạt để dạng danh gia đình, nối nghiệp cha ông. Cha mẹ cũng dạy cho trẻ biết cách lao động và tự giác lao động ngay cả khi bố mẹ đi vắng. Chỉ thông qua lao động, trẻ em mới có điều kiện hoàn thiện nhân cách, trở thành con người phát triển toàn diện và năng lực, năng khiếu bẩm sinh, mầm mống tài năng ở trẻ mới có điều kiện phát lộ và chín muồi. Lao động ở đây không chỉ để rèn luyện thói quen lao động, quý trọng thành quả lao động, mà còn là để phát triển cho trẻ em năng lực và kỹ năng ở những lĩnh vực khác nhau, góp phần hình thành nhân cách phát triển những tình cảm đạo đức và niềm tin của trẻ. Nói cách khác cha mẹ hình thành và phát triển khả năng lao động đúng đắn ở gia đình là điều kiện để trẻ em phát triển nhân cách một cách toàn diện.

1.2.3.2. Vai trò của ông bà trong việc hình thành nhân cách trẻ em Thứ nhất: Hình thành phẩm chất (đạo đức) cho trẻ em

Gia đình mở rộng hiện nay nước ta còn chiếm một tỷ lệ khá cao, nhất là ở nông thôn. Do đặc điểm nước ta là nước đang phát triển, thu nhập trên đầu

người còn thấp do đó ông bà có một ý nghĩa và vai trò đáng kể đối với việc giữ vững và ổn định cho gia đình.

Theo quan niệm Việt Nam “Trẻ cậy cha già cậy con”, với suy nghĩ của người phương Đông “sống để đức cho con cháu”, hình ảnh của ông bà đối với các cháu rất gần gũi thấm đượm tình cảm, ông bà thường kể chuyện cổ tích cho các cháu nghe, đọc thơ ca cổ, hò, vè, thông qua những câu chuyện đó, trẻ cảm nhận được những tình cảm về quê hương, đất nước, tình cảm với những người thân yêu trong gia đình. Ông bà còn chỉ bảo các cháu điều hay, khuyên bảo các cháu, dạy dỗ các cháu biết kính trên nhường dưới, lễ phép với mọi người, hòa nhã với bạn bè, hướng dẫn các cháu ăn uống nghỉ ngơi, giải trí… Khi các cháu có khuyết điểm ông bà ân cần chỉ bảo để các cháu hiểu được đúng sai và tìm cách khắc phục. Ông bà luôn là những người dành cho trẻ nhỏ tình cảm yêu thương vô điều kiện và cũng là người mà trẻ có thể đặt niềm tin trọn vẹn. Ông bà chính là chỗ dựa an toàn nhất cho trẻ khi không có bố mẹ bên cạnh, mang lại sự ý thức sâu sắc về bản sắc và cội nguồn của gia đình. Tình cảm ông bà và con cháu là tình cảm ổn định và lâu bền. Chính những tình cảm thương yêu con cháu, cùng với lối sống gương mẫu của ông bà đã hình thành cho trẻ những phẩm chất cao đẹp.

Thứ hai: Hình thành năng lực (tài) cho trẻ em

Ông bà có công sinh thành, nuôi dạy con cháu, xây dựng gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước, giáo dục thế hệ trẻ về nhân cách, giữ gìn gia phong, kỷ cương phép nước. Bằng trí tuệ, kinh nghiệm quí với những phẩm chất tốt đẹp mà ông bà đã phấn đấu, rèn luyện, tích lũy cả đời, vượt qua biết bao gian khó xây dựng cuộc sống gia đình, ông bà truyền thụ những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và các ngành nghề truyền thống cho con cháu.

Ông bà là những người gần gũi trẻ và thường hướng dẫn các cháu học bài, rèn các cháu những kỹ năng lao động, hướng dẫn cho các cháu xử lý tốt các tình

hống, trong các mối quan hệ như: công việc, bạn bè, trường lớp, giúp cho các cháu có động lực vươn lên trong cuộc sống. Có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, ông bà giúp các cháu duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, các hoạt động dịch vụ, hướng dẫn con cháu cách sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra ông bà còn giáo dục các cháu về văn hóa, khoa học và hướng nghiệp, đôn đốc, kèm cặp các cháu học bài. Nhìn một cách khách quan và thực tế, mối quan hệ giữa ông bà với các cháu sẽ mang lại ích lợi và những điều tốt đẹp cho sự phát triển nhân cách của trẻ.

Mặt khác về phía ông bà đây đó vẫn còn tình trạng gia trưởng, tư tưởng độc đoán, can thiệp quá mức đụng chạm đến lòng tự trọng của con cháu, hoặc là tư tưởng tư tưởng thờ ơ lãnh đạm với con cháu coi giáo dục các cháu là trách nhiệm của bố mẹ các cháu, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ông bà và vai trò giáo dục của gia đình với con cháu.

1.2.3.3. Vai trò của anh chị em với sự hình thành nhân cách trẻ em Thứ nhất: Hình thành phẩm chất (đạo đức) cho trẻ em

Trong quan hệ ứng xử, người xưa cũng đặc biệt coi trọng tình nghĩa giữa anh chị em trong một gia đình: “Anh em như chân, như tay. Như chim liền cánh, như cây liền cành”, “Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”... Mối liên hệ ruột thịt là mối liên hệ thiêng liêng không thể chia cắt: “Cắt dây bầu dây bí, chẳng ai cắt dây chị dây em”. Vì lẽ đó, ông cha ta cũng lên án nghiêm khắc những ai không giữ được tình cảm anh em: “Người dưng có nghĩa thì đãi người dưng. Anh em vô nghĩa thì đừng anh em”. Là thành viên của gia đình, anh chị có vai trò to lớn không chỉ góp phần tạo nên gia phong, mà còn tạo nên môi trường giáo dục trong gia đình. Đó là sự yêu thương, giúp đỡ các em trong cuộc sống, là sự sẻ chia và cao cả hơn nữa là sự hi sinh cuộc đời và bản thân mình cho người em của mình, một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim yêu thương. Anh chị là một người quan trọng, một người luôn ân cần, chăm sóc những lúc em ốm đau, khi gặp khó khăn, lúc vui buồn trong cuộc sống, chuyện tình cảm nếu các em ngại

kể cho ba mẹ nghe thì anh chị là chỗ dựa vững chắc để trẻ dựa vào mà tâm sự, và ngược lại các em cũng là những chỗ dựa tinh thần của anh chị.

Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ giữa anh chị em trong gia đình là “giọt máu sẻ đôi” vẫn được được tôn trọng và giữ gìn, anh chị cũng vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy các em khôn lớn thành người. Tuy nhiên dưới sự tác động của kinh tế thị trường, môi trường xã hội, bạn bè,… Vai trò của của anh chị với sự hình thành nhân cách của trẻ không được tốt như trước đây, nhất là các khu vực thành thị, vai trò đó thường lỏng lẻo hơn khu vực nông thôn và vai trò của anh chị cũng thay đổi cùng với sự trưởng thành của các em.

Thứ hai: Hình thành năng lực (tài) cho trẻ em

Trong gia đình truyền thống con trai trưởng có quyền cao, có địa vị đứng sau cha, khi cha mất con trưởng thay cha quyết định mọi việc trong và ngoài gia đình theo nguyên tắc “Quyền huynh thế phụ”. Khi đã được trao quyền con trai trưởng đảm đương trách nhiệm khuyên bảo, nuôi dưỡng và dạy dỗ các em, lo cho em đến lúc dựng vợ gả chồng. Dạy bảo các em những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống, bảo ban em học hành, hướng dẫn uốn nắn những kỹ năng lao động cơ bản cho các em để các em trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Hiện nay, anh chị vẫn giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ, anh chị chăm sóc dạy bảo các em khi cha mẹ bận công việc hoặc cha mẹ vắng nhà. Anh chị chỉ bảo, quản lý, hướng dẫn các em học tập, lao động và nghỉ ngơi. Có nhiều anh chị còn hướng nghiệp cho các em, uốn nắn những hành vi, thái độ không tốt của các em. Tấm gương của anh chị làm cho các em sống tốt hơn, tránh xa những hành vi sai trái, trở thành những người có ích cho xã hội.

Chương 2

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)