Những nội dung hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em của gia đình

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 34)

em của gia đình

1.2.2.1. Nội dung hình thành và phát triển phẩm chất (đạo đức) cho trẻ em Thứ nhất: Phẩm chất xã hội

Để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em, gia đình giáo dục, hình thành ở trẻ những phẩm chất như: lòng yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý thức vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Yêu nước ngày nay là phải gắn với mục tiêu, lý tưởng xây dựng xã hội chủ nghĩa; yêu nước là phải thể hiện ý chí quyết tâm thoát nghèo từ mỗi người dân, ở mỗi địa phương để vươn lên làm giàu cho mình và cho xã hội, tạo nên sức mạnh cho đất nước phát triển theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra - xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. Thực hiện đức tính này, đòi hỏi mỗi người phải đấu tranh với chính mình, vượt qua chính mình, ra sức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, sống có nhân cách, trách nhiệm, xử lý hài hòa lợi ích chung và lợi ích riêng. Lao động chăm chỉ, có kỹ thuật, sáng tạo. Bản chất cao nhất của con người là lao động. Do đó, việc giáo dục cho mọi người lao động sáng tạo có ý thức, có tổ chức kỷ luật, hướng tới năng suất chất lượng, hiệu quả là cực kỳ quan trọng. Điều này đòi hỏi mỗi người chúng ta phải gắn lương tâm trách nhiệm của mình với công việc, với nhiệm vụ, với sản phẩm của mình làm ra. Đặc biệt là phải quan tâm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển và phồn vinh của nước nhà.

Trên cơ sở đó trẻ biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội, biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, đấu tranh phê phán đối với các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống. Hình thành cho trẻ tinh thần thái độ đối với lao động, về các mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, xã

hội. Bồi dưỡng ở trẻ những phẩm chất xã hội cần thiết của một người Việt Nam chân chính, từ đó giúp các em trở thành một chủ thể của sự phát triển nhân cách có hoài bão và mục đích sống cao đẹp.

Thứ hai: Phẩm chất cá nhân

Kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ từ xưa đến nay vẫn được coi là yếu tố đạo đức quan trọng nhất đối với trẻ ở trong bất cứ gia đình nào. Ngoài những phẩm chất chung đó, gia đình cần hình thành cho trẻ các phẩm chất sau: cần cù, giản dị, khiêm tốn, tinh thần trách nhiệm... Bên cạnh đó trẻ biết thông cảm sâu sắc với điều kiện, hoàn cảnh, đời sống của gia đình, biết sống “tùy gia phong kiệm”, biết thương yêu cha mẹ vất vả nhọc nhằn, biết giúp đỡ cha mẹ khi khó khăn, tạo nên một không khí hòa thuận, ấm cúng trong đời sống gia đình. Giáo dục trẻ biết vâng lời và biết hoàn thiện công việc một cách vui vẻ khi bố mẹ sai bảo. Cha mẹ hình thành cho trẻ ý thức trách nhiệm đùm bọc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa anh chị em ruột thịt. Những hành vi, cư xử lễ phép, kính trên, nhường dưới, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là cơ sở giúp trẻ hình thành những phẩm chất đạo đức tốt như: lòng nhân ái, vị tha, tinh thần lạc quan yêu đời, tính chân thực trong quan hệ đối nhân xử thế với mọi người ngoài xã hội.

Bên cạnh đó, gia đình cũng còn hình thành cho trẻ em thói quen văn minh giao tiếp với những người xung quanh, ứng xử có văn hóa, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Có hiểu biết về truyền thống yêu nước của dân tộc, luôn có ý thức học tập và rèn luyện góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước… Qua đó tăng thêm tính tự giác trong hành vi đạo đức của mình, phát triển lý tưởng sống cao đẹp, những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH.

Thứ ba: Phẩm chất ý chí

Phẩm chất ý chí là khả năng làm chủ bản thân, duy trì được sự kiểm soát các hành vi của bản thân, làm chủ được cảm xúc, khắc phục được những trạng

thái tâm lí buồn chán, hoang mang. Để trẻ có thể hình thành phẩm chất này, gia đình cần tạo dựng cho trẻ có một lối sống lành mạnh, văn minh, cần kiệm trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái”. Điều đó được thể hiện ở những hành vi giao tiếp, đó là việc xử sự giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng trong lời ăn, tiếng nói, cử chỉ, hành động, biểu thị thái độ... Vì vậy, mỗi trẻ em tự tu dưỡng rèn luyện, tự điều chỉnh hành vi của mình, đồng thời biết lắng nghe ý kiến góp ý của người khác để sửa chữa và hoàn thiện mình, đó là nét đẹp của con người văn hóa. Trong quá trình xây dựng lối sống và nếp sống tốt đẹp phải hướng tới thực hiện đầy đủ các chuẩn mực đạo đức mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng, là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Phẩm chất ý chí được biểu hiện trong hành động, thông qua những phẩm chất cơ bản là tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, tính kiên trì, tính dũng cảm và tính tự chủ. Phẩm chất ý chí sẽ giúp những đứa trẻ chống lại những đam mê, những đòi hỏi của bản thân và những khó khăn, cám dỗ của thế giới bên ngoài. Ý chí giúp con người vượt qua mọi khó khăn, dấn thân vào cuộc sống, công việc để đi đến thành công.

Hiện nay việc hình thành cho trẻ tính tự lập, tính chủ động sáng tạo trong học tập, trong rèn luyện, trong vấn đề lập thân, lập nghiệp là việc làm thường xuyên có chủ đích của các gia đình. Con cái không chỉ là thành viên trong gia đình mà còn là thành viên của xã hội, không phải chỉ có trách nhiệm với gia đình mà cần phải có nghĩa vụ với đất nước, với xã hội. Hình thành cho trẻ tính tự lập, ý thức rèn luyện phấn đấu, tinh thần chủ động sáng tạo trong hoạt động chính là sự chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào đời một cách tự tin có nghị lực và có khả năng thích ứng với mọi đổi thay.

Thứ tư: Phẩm chất ứng xử

Trong gia đình truyền thống, đạo đức được đề cập tới đó là cách ứng xử với những người xung quanh tức là cách sống, cách ăn ở, đi đứng, nói năng,

thái độ hành vi của cá nhân trước cộng đồng gia đình, họ mạc, làng xã. Đạo đức truyền thống dạy con người ăn ở có tình, có nghĩa, có nhân, có đức, có thủy, có chung “trước sau như một”, giữ lòng trung thành với nước, hiếu với cha mẹ đẻ, với anh em, giữ nghĩa xóm làng “bà con xa, láng giềng gần”; biết tôn kính, noi gương những bậc anh hùng nghĩa sĩ dân tộc, những người có công với dân, với nước [67].

Đạo đức trong gia đình trước hết là giáo dục đạo Hiếu. Chữ hiếu đứng đầu trăm nết của con người. Con cháu phải hiếu thảo với cha mẹ ông bà, phải tuân theo nề nếp, gia phong “trên bảo dưới nghe”, “trên kính dưới nhường”, một lòng phụng dưỡng cha mẹ, nhất là khi cha mẹ ốm đau bệnh tật. Có trách nhiệm làm cho cha mẹ đẹp lòng, đem lại vinh quang cho cha mẹ. Đó là cốt lõi của luân lý gia đình, là gốc của đạo đức. Sự phục tùng của con cái đối với cha mẹ trong gia đình Việt Nam truyền thống là một nguyên tắc nhưng không phải là tuyệt đối và vô điều kiện như yêu cầu của Nho giáo, chỉ biết nghe theo, làm theo không có một chút sáng kiến nào. Điều đó làm cho gia đình Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc mù quáng và khuyến khích khả năng sáng tạo của con cái. Mong con cái giỏi giang hơn cha mẹ, tổ tiên, vì “con hơn cha là nhà có phúc”. Ngoài ra gia đình Việt Nam giáo dục cho con ý thức trách nhiệm đùm bọc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa anh em ruột thịt.

Trong gia đình Việt Nam hiện nay, trước sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế thi trường, mở của hội nhập quốc tế, cuộc sống có nhiều biến đổi đã ảnh hưởng không nhỏ tới từng gia đình và các thành viên, nhất là đối với trẻ em. Việc phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta bên cạnh mặt tích cực là khơi dậy những tiềm năng cho sự phát triển, nó còn tiềm chứa không ít những yếu tố tiêu cực như: Lối sống thực dụng, đua đòi, chạy theo đồng tiền, chà đạp lên đạo lý, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của các gia đình nói chung và sự hình thành nhân cách của trẻ em trong gia đình nói riêng. Ngày nay, không chỉ ở nước ta mà trên thế giới, thái độ và hành vi đúng, tốt đẹp đối với người lớn tuổi, người già cả là tiêu chí của văn hóa văn minh. Phụng dưỡng, chăm sóc và

kính trọng ông bà cha mẹ là tiêu chuẩn của đạo đức con người. Vì vậy cung cách ứng xử là một phẩm chất không thể thiếu đối với trẻ em hiện nay.

1.2.2.2. Nội dung hình thành và phát triển năng lực (tài) cho trẻ em Thứ nhất: Năng lực xã hội hóa

Là khả năng trẻ đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau, trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Đây là kỹ năng vô cùng cần thiết. Thế giới và cuộc sống luôn có sự thay đổi. Học cách chấp nhận thay đổi, đối phó với thay đổi, điều chỉnh mình theo dòng chảy của sự thay đổi sẽ là điểm mạnh giúp trẻ cạnh tranh được trong cuộc sống. Đôi khi quá cứng nhắc lại không có lợi trong hoàn cảnh cuộc sống luôn linh hoạt và biến động. Cha mẹ nên làm gương cho con về kỹ năng này, tận dụng mọi cơ hội quan trọng để chỉ cho trẻ thấy thay đổi là chấp nhận được, và giải thích cho trẻ, trẻ có thể thích nghi và nắm bắt được những cơ hội mới tốt hơn nếu thay đổi

Với năng lực này, trẻ em có thể hiểu người khác và ý thức được hành động của chúng sẽ tác động đến người khác như thế nào, qua đó trẻ có thể học cách thông cảm. Điều này sẽ khuyến khích trẻ đối xử với người khác tốt hơn và nhờ đó trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu trong tư tưởng. Trẻ em cũng được dạy rằng đối xử tốt với người khác sẽ là có ích và đem lại những ảnh hưởng tốt. Trẻ sẽ tỏ ra lễ phép hơn với cha mẹ, thầy cô cũng như là những bạn cùng lứa - những người mà sau này sẽ trở thành những người trưởng thành trong cộng đồng. Ngoài ra khi đó trẻ cũng có xu hướng cố gắng giao tiếp khi đang buồn hay thất vọng, vì vậy trẻ sẽ tìm ra những cách giải quyết mọi tình huống theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, trẻ sẽ học cách giới hạn, kìm nén cảm xúc của mình, học cách cư xử với những người xung quanh. Đó là một kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống.

Trẻ em là lứa tuổi rất coi trọng việc sinh hoạt với bạn bè cùng lứa tuổi để khẳng định vị trí của mình trong nhóm. Trong việc phát triển nhu cầu sở

thích, các em hướng vào bạn bè nhiều hơn vào cha mẹ. Sự mở rộng phạm vi giao tiếp là do số lượng nhóm mà các em tham gia. Chính vì vậy cần chú ý đến ảnh hưởng của nhóm, hội ở trường và ngoài trường. Gia đình phối hợp chặt chẽ với nhà trường tổ chức phong phú các hoạt động tập thể đặc biệt là tổ chức đoàn, nhằm phát huy tính tích cực của các em. Gia đình tạo cơ hội cho các em được chia sẻ bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về những vấn đề liên quan đến bạn bè, trường lớp... giúp trẻ có một đời sống tâm hồn phong phú và thu lượm được nhiều kinh nghiệm xã hội. Và vì vậy trẻ sẽ có biện pháp, cách thức ứng xử đúng đắn đối với các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn.

Thứ hai: Năng lực chủ thể hóa

Hình thành năng lực chủ thể hóa cho trẻ em là hình thành khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của trẻ, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển của trẻ. Năng lực chủ thể hóa giúp trẻ chủ động trong mọi hoàn cảnh. Đó là trẻ luôn tìm cách học hỏi và phát huy những sáng kiến cá nhân. Tính tích cực chủ động phát huy cao độ trong tư duy, trong công việc.

Đối với các gia đình hiện đại, việc trang bị cho con em mình năng lực như năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, ý chí vươn lên trong cuộc sống là hết sức cần thiết. Những phẩm chất này được hình thành trên nền tảng của tri thức, của sự nắm bắt được những quy luật khách quan của cuộc sống. Nếu trẻ năng động, sáng tạo, có ý chí vươn lên trong cuộc sống tức là trẻ đã có thể làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh. Sự chủ động này giúp cho các em khắc phục được những hạn chế, phát huy được năng lực của mình, trẻ có thể tự tin hòa nhập với xã hội và có thể phát huy khả năng của mình trong xã hội.

Trong gia đình, cha mẹ là người hình thành cho trẻ những năng lực như năng lực học tập, năng lực sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú và nhu cầu học tập, khuyến khích các em say mê tìm tòi sáng tạo. Trang bị cho trẻ những tri thức văn hoá, khoa học - kỹ thuật, mở rộng sự hiểu biết, rèn luyện năng lực tư duy

khoa học, óc phân tích và kỹ năng vận dụng những tri thức vào cuộc sống. Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển, từng ngày, từng giờ thì việc phát triển năng lực học tập cho trẻ là việc làm đặc biệt cần thiết. Chỉ khi được trang bị một cách toàn diện, đầy đủ những tri thức văn hoá của nhân loại, thì trẻ em mới có điều kiện làm chủ tri thức, biết vận dụng những tri thức khoa học, văn hoá vào cuộc sống. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, Bác đã kêu gọi nhân dân ta nhất là thế hệ trẻ Việt Nam phải ra sức học tập. Người cũng đã chỉ ra ba thứ giặc, trong đó có giặc dốt là giặc không kém phần nguy hiểm cho vận mệnh dân tộc.

Trong việc hình thành năng lực cho trẻ em, các bậc cha mẹ giúp cho trẻ xác định đúng mục đích, động cơ thái độ học tập. Đồng thời tìm hiểu và biết về những khả năng riêng biệt của con để có những phương pháp thích hợp bồi dưỡng nâng cao năng lực học tập và năng lực sáng tạo cho trẻ.

Hình thành và phát triển năng lực học tập cho trẻ là quá trình lâu dài, có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người trong suốt cuộc đời. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng giáo dục để tránh trường hợp cha mẹ cảm thấy lúng túng, đôi khi cảm thấy bất lực trong việc giáo dục con cái.

Thứ ba: Năng lực hành động

Năng lực hành động là khả năng hành động có mục đích, có điều khiển chủ động tích cực. Trẻ cần có năng lực này vì hiện nay trong xã hội hiện đại, nếu trẻ em chỉ có các đức tính cần cù chịu khó, thật thà thì chưa đủ để giải quyết những mâu thuẫn đặt ra.Do đó, trẻ em hiện nay cần phải chủ động, tích cực, có cách suy nghĩ, giải quyết những vấn đề một cách khoa học. Tính độc

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)