Yêu cầu phát triển nhân cách ngày càng đòi hỏi cao trong khi đó các chủ thể giáo dục nhân cách trong gia đình còn nhiều bất cập

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 71 - 77)

đó các chủ thể giáo dục nhân cách trong gia đình còn nhiều bất cập

Thứ nhất: Nội dung và phương pháp hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ của gia đình chưa phù hợp với yêu cầu biến đổi của xã hội mới

Gia đình ở ngoại thành Hà Nội hiện nay đã và đang đổi thay nhanh chóng theo công cuộc đổi mới đất nước. Sự hội nhập quốc tế, cơ chế thị trường... làm cho những giá trị đạo đức, nhân cách con người và lối sống cũng biến đổi theo. Các bậc cha mẹ ở ngoại thành Hà Nội, nhìn chung ở một bộ phận không nhỏ học vấn còn thấp, vốn đã lúng túng trong giáo dục con cái nay càng lúng túng hơn. Vì vậy lựa chọn phương pháp giáo dục con cái cũng là một thách thức cho nhiều gia đình hiện nay. Có những bậc cha mẹ còn lúng túng trong việc đưa ra phương pháp giáo dục thích hợp. Đáng lẽ phải chuyển đổi phương pháp và nội dung giáo dục để giúp trẻ theo xu hướng phát triển nhân cách độc lập, thì nhiều gia đình lại buông lỏng hoặc bỏ mặc cho trẻ “tự do phát triển”. Có gia đình thì chưa có sự thống nhất trong cách giáo dục trẻ. Cha mẹ, ông bà giáo dục con cháu cháu theo những cách thức trái ngược nhau.

Theo một điều tra xã hội học về gia đình, trong số những nguyên nhân chủ quan gây khó khăn cho gia đình, thì lý do “chưa có sự thống nhất các thành viên trong gia đình về cách giáo dục con cái chiếm tỷ lệ cao nhất, 33,6%. Các lý do khác như “cha mẹ thiếu kiến thức cần thiết” chỉ có 24%, sự “không hiểu nhau giữa cha mẹ và con cái” là 12,7%. Có đến 45,9% các gia đình cho rằng “bất đồng quan điểm trong việc dạy con” là một trong những nguyên nhân chính gây ra những xung đột trong gia đình, 23% các gia đình cho rằng “sự bất đồng trong nội dung và phương pháp giáo dục của cha mẹ” là nguyên nhân đáng lo ngại dẫn đến hiện tượng con cái hư hỏng [60].

Theo kết quả điều tra của chúng tôi ở 600 học sinh tại 4 huyện ngoại thành Hà Nội cho thấy, có 12% học sinh được hỏi cho biết, bố mẹ thường mâu thuẫn trong cách dạy bảo, 38% học sinh trả lời ông bà mâu thuẫn với bố mẹ trong cách dạy bảo. Trẻ em trong những gia đình như thế sẽ bị mất phương hướng vì chúng sẽ không biết nghe theo ai [76].

Một số tác giả nghiên cứu về ảnh hưởng của phương pháp giáo dục gia đình đối với nhân cách trẻ em cho rằng: Trong phần lớn trường hợp trẻ em suy

thoái nhân cách một cách tồi tệ dẫn đến phạm pháp là hệ quả của những quan điểm, thái độ và phương pháp sai lầm của những người làm cha mẹ. Đưa ra phương pháp giáo dục thích hợp cho trẻ em ở từng độ tuổi không dễ dàng chút nào. Cách giáo dục hoặc quá nghiêm khắc hoặc quá nuông chiều con cái đều không đưa lại hiệu quả giáo dục tốt được. Theo con số thống kê của trường Đại học An ninh nhân dân, 49% trẻ phạm tội do bị cha mẹ đánh đập, chửi mắng; 21% được nuông chiều quá mức [84]. Tại trường giáo dưỡng số 2 - Bộ công an có 60 - 70% em vi phạm pháp luật do gia đình không giáo dục nghiêm khắc, ở trại giam Thanh Xuân - Bộ Công an thì 57% phạm nhân ở tuổi thanh thiếu niên hay bị bố mẹ mắng chửi, hay có người thân nghiện hút cờ bạc [84].

Đặc biệt, trong điều kiện giáo dục mở hiện nay, việc hình thành nhân cách cho trẻ cần dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng con cái. Phạm vi giao tiếp của trẻ ngày càng mở rộng. Các em hướng mạnh vào các quan hệ bạn bè. Do đó, ảnh hưởng của cha mẹ không còn duy nhất nữa. Trong một số trường hợp, trẻ em coi trọng chuẩn mực, quy định của nhóm bạn bè hơn là của gia đình, bố mẹ. Nếu gia đình không quan tâm, định hướng giúp con cái xây dựng những tình bạn đẹp, lành mạnh, thì các em dễ tham gia vào các nhóm tự phát tiêu cực.

Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà tâm lý học chứng minh “80% thiếu niên mong muốn cha mẹ tôn trọng và đối xử bình đẳng với con, trong khi đó chỉ có 18,5% cha mẹ làm được và 57,5% trẻ mong muốn cha mẹ lắng nghe ý kiến của con, trong khi đó chỉ có 18,5% cha mẹ làm được” [29]. Điều này chứng tỏ, cha mẹ chưa có kỹ năng giáo tiếp, chưa có cách đối xử phù hợp với tâm lý con. Nếu cha mẹ cấm đoán con giao du với bạn bè thì có thể tạo nên sự phản kháng, chống đối lại các tác động giáo dục của cha mẹ. Do đó, cha mẹ cần có sự khéo léo trong ứng xử để không tạo ra mâu thuẫn với con cái nhằm hướng con cái vào những hoạt động lành mạnh. Trong bối cảnh hiện nay cũng vì hạn chế về tri thức, về trình độ hiểu biết, về kinh nghiệm cuộc sống, về phương pháp và kỹ năng giáo dục nên nhiều phụ huynh bế tắc trong việc thực hiện chức năng giáo dục đối với con cái.

Thứ hai: Trình độ học vấn, kiến thức nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt nếp sống văn hóa của các chủ thể giáo dục còn hạn chế

Theo thống kê, có tới 17,7% phụ nữ cả nước không biết đọc, biết viết (trong đó nam giới là 8,6%) [70]. Theo điều tra thực tế của chúng tôi tại một số xã của huyện: Phúc Thọ, Hoài Đức, Từ Liêm, thị xã Sơn Tây cho thấy có tới 5% cha mẹ không biết đọc biết viết. Tỷ lệ cha mẹ tốt nghiệp Phổ thông cơ sở đối với lứa tuổi từ 20 - 40 (đang trong độ tuổi nuôi dạy con cái nhiều) cho thấy ở nữ từ 29% - 33%, ở nam từ 30% đến 34%, ngay cả thanh niên học vấn cũng còn thấp, phần lớn mới ở trình độ học vấn Phổ thông cơ sở và Trung học cơ sở. Trình độ Cao đẳng và Đại học rất ít (8,3%). Tỷ lệ tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học ở thị xã Sơn Tây cao nhất, tỷ lệ không biết chữ thấp nhất trong 4 huyện, vì đây là địa bàn các gia đình bộ đội trí thức sinh sống chủ yếu. Ở huyện Hoài Đức do có nhiều làng nghề, nhiều trẻ em bỏ học từ sớm để tham gia lao động phụ giúp cha mẹ, vì vậy tỷ lệ không biết chữ còn chiếm tới (6%), tỷ lệ tốt nghiệp Cao đẳng đại học còn thấp so với các địa bàn khác (7%) (bảng 2.5). Với một trình độ văn hóa thấp, chưa được qua đào tạo, một số bậc cha mẹ đã không thể hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ giáo dục con một cách có hệ thống, nhiều khi còn lúng túng, hướng dẫn sai làm hạn chế hiệu quả giáo dục.

Bảng 2.5. Bảng điều tra trình độ học vấn của cha mẹ 4 huyện ngoại thành Đơn vị tính: % Trình độ học vấn Từ Liêm Hoài Đức Phúc Thọ Thị xã Sơn Tây Không biết chữ 5 6 5 4 Trình độ THCS 35 32 34 35 Trình độ THPT 32 34 34 32 Trình độ THCN, CĐ, ĐH 9 7 8 9

(Nguồn: phiếu điều tra tra trình độ học vấn của cha mẹ tại 4 huyện Từ

Theo bảng thống kê trên cho thấy đa phần các bậc cha mẹ mới chỉ học qua THCS và THPT, số cha mẹ học lên Cao đẳng, Đại học là rất ít. Kết quả khảo sát mới đây do Viện Xã hội học tiến hành tại huyện Từ Liêm, điều đáng chú ý là nhiều phụ huynh thiếu kiến thức, kinh nghiệm giáo dục con cái. Có tới 47,4% phụ huynh trả lời là gặp khó khăn về vấn đề này.

Bảng 2.6. Kết quả điều tra về khó khăn của cha mẹ trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội

Đơn vị tính: %. Khó khăn Từ Liêm Hoài Đức Phúc Thọ Thị xã Sơn Tây

Thiếu kiến thức, kinh nghiệm 45 48 49 40

Thiếu thời gian 70 75 65 65

Không hiểu tâm lý trẻ 40 37 38 37

Những lý do khác 24 26 24 25

(Nguồn:Phiếu điều tra về khó khăn của cha mẹ trong việc hình thành

và phát triển nhân cách cho trẻ em tại 4 huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây tháng 6/2013).

Kết quả điều tra cho thấy khó khăn lớn nhất của các gia đình trong việc hình thành nhân cách cho trẻ đó là thiếu kiến thức kinh nghiệm. Trong đó Phúc Thọ là huyện chiếm tỷ lệ cao nhất là 49%, thị xã Sơn Tây là 40%. Nguyên nhân của thực trạng trên đó là do đặc điểm các huyện có sự khác nhau. Phúc Thọ là huyện thuần nông, đời sống kinh tế văn hóa còn thấp, ít có điều kiện để tiếp xúc với những thành tựu văn hóa mới do vậy các gia đình cũng hạn chế về kiến thức kinh nghiệm. Còn thị xã Sơn Tây, đây là địa bàn kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội phát triển, đời sống tinh thần của người dân phát triển, vì vậy các gia đình có kinh nghiệm và kiến thức văn hóa trong việc hình thành nhân cách cho con em mình.

Cũng theo kết quả cuộc điều tra trên, cho thấy số cha mẹ có kiến thức, kinh nghiệm trong giáo dục con cái tỷ lệ thuận với trình độ học vấn. Trình độ

học vấn càng cao thì càng ít gặp khó khăn trong việc này. 70,3% số phụ huynh có học vấn từ THCS trở xuống nhận thấy họ không có đủ kiến thức kinh nghiệm để giáo dục con. Số cha mẹ có trình độ đại học và sau đại học ít gặp khó khăn nhất. Tuy mức độ khó khăn của phụ huynh theo các thang trình độ học vấn có khác nhau, song ở trình độ nào thì cũng có những phụ huynh thiếu kiến thức, kinh nghiệm hình thành nhân cách cho con cái. Ngay cả những người có trình độ học vấn cao vẫn có 30,4% số người được hỏi trả lời là gặp khó khăn này. Nhiều bậc cha mẹ không biết phải giáo dục con như thế nào, họ thấy quyền uy của mình ngày càng giảm sút và giáo dục gia đình trở thành vấn đề hết sức phức tạp, thậm chí có khi bố mẹ bất lực trước con cái. Những mâu thuẫn trong gia đình thường nảy sinh từ quan niệm khác nhau giữa các thành viên, các thế hệ về cách giáo dục con. Có tới 72,2% các gia đình trả lời giáo dục con là một vấn đề khó khăn [76].

Do sự tác động của nhiều yếu tố, thang giá trị gia đình và xã hội cũng biến đổi, làm cho các bậc cha mẹ mất phương hướng không khẳng định được vai trò giáo dục của gia đình đối với con cái quan trọng như thế nào. Có tới 43% các bậc cha mẹ không khẳng định được vai trò quan trọng của sự kết hợp giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội cần thiết như thế nào [2, tr.27], 7% đối với con trai và 15% đối với con gái - các bậc cha mẹ không trả lời khi hỏi “dự định của cha mẹ đối với việc học tập của con”. Vì vậy vấn đề đặt ra là cha mẹ cần phải nâng cao trình độ học vấn và hiểu biết để không bị lỗi thời, lạc hậu thực hiện mục tiêu hình thành nhân cách cho trẻ em trong gia đình.

Cha mẹ là tấm gương nhân cách trong việc hình thành nhân cách. Sự gương mẫu của cha mẹ có ý nghĩa to lớn trong dạy bảo con cái, và ảnh hưởng rất lớn đến các khách thể giáo dục khác. Hiện nay ở ngoại thành Hà Nội, nhiều bậc cha mẹ sống buông thả, tha hóa nhân cách, lối sống. Cha mẹ thường xuyên xung đột, cãi vã nhau trước mặt con cái ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sự phát triển nhân cách của con cái. Đây là những yếu tố có thể được coi là nguyên nhân chính

dẫn đến những hành vi phạm tội ở trẻ, bởi ngay chính môi trường thân cận, luôn gắn bó với trẻ lại có những hành vi lệch chuẩn thì trẻ rất dễ bị tập nhiễm. Người lớn cờ bạc, rượu chè, ăn trộm, ăn cắp những thứ lớn thì trẻ cũng sẽ ăn cắp vặt, lúc đầu có thể chỉ là đồ chơi của bạn mà mình thích, lâu dẫn sẽ trở thành thói quen và ăn cắp những thứ có thể bán được để lấy tiền tiêu xài. Thống kê tội phạm học những năm gần đây cho thấy: số thanh thiếu niên có nguồn gốc từ gia đình buôn bán, làm ăn bất hợp pháp chiếm 50.49%; gia đình có người phạm tội hình sự chiếm 45.6%, trẻ em hư có nguồn gốc từ gia đình không trong sạch, lành mạnh chiếm 86.6%…) [83]. Bên cạnh đó, việc đối xử thô bạo của cha, mẹ đối với trẻ như đánh đập, chửi mắng sẽ hình thành những tính cách tiêu cực ở trẻ như tính lỳ lợm, hay trả thù, rất dễ tham gia vào các nhóm có cùng tính cách, thích đánh nhau (tìm cách giải toả những ức chế mình phải chịu đựng từ sự trừng phạt của cha mẹ sang người khác), phá phách, ăn trộm, ăn cắp, dẫn đến con đường phạm tội.

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 71 - 77)