Phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em phải gắn với chiến lược xây dựng gia đình văn

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 87)

triển nhân cách cho trẻ em phải gắn với chiến lược xây dựng gia đình văn hóa ở thành phố Hà Nội hiện nay

Chiến lược xây dựng gia đình văn hóa ở thành phố Hà Nội hiện nay với các chuẩn mực như: “Xây dựng gia đình Thủ đô no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội” [80].

Gia đình văn hóa là gia đình gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua ở địa phương. Trong các mối quan hệ gia đình, vợ chồng, ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em yêu thương đùm bọc lẫn nhau, có ý thức cao trong việc thực hiện trách nhiệm, bổn phận của mình. Trong sinh hoạt, các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thủy chung, kính trên nhường dưới được tiếp tục duy trì và phát huy. Trong ứng xử, vai trò của người phụ nữ được đề cao, người già, người tàn tật được chăm sóc, trẻ em được tạo mọi điều kiện để vui chơi, học tập và phát triển. Trong quan hệ cộng đồng, có ý thức, trách nhiệm với hàng xóm láng giềng, sẵn sàng quan tâm giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn... Gia đình văn hóa được coi là một kiểu gia đình mới khác với gia đình truyền thống hoặc gia đình cũ trong xã hội phong kiến. Bởi trong gia đình, ngoài các yếu tố truyền thống đã được chọn lọc và phát huy, còn có những yếu tố mới của thời đại, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.

Xây dựng gia đình văn hóa ở Thành phố Hà Nội hiện nay phải gắn với xây dựng gia đình văn hóa ở khu vực ngoại thành Hà Nội trong đó có các huyện như Từ Liêm, Hoài Đức, thị xã Sơn Tây, Phúc Thọ.

Hiện nay ở Hà Nội nói chung, 4 huyện ngoại thành nói riêng đang thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa. Sự giao lưu mở cửa hội nhập đã đem đến cho gia đình ngoại thành Hà Nội nhiều cơ hội. Gia đình ngoại thành Hà Nội có điều kiện phát triển

kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, văn minh của các nước. Song, bên cạnh những mặt tích cực đó, mặt trái của cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến đời sống gia đình ở ngoại thành Hà Nội, làm cho gia đình ngoại thành đang đứng trước những thử thách, sóng gió. Cuộc sống của xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đã tác động đến đời sống gia đình và ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nền nếp gia phong đạo đức của gia đình truyền thống ở ngoại thành Hà Nội. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn... các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam đang có biểu hiện xuống cấp, mai một. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, đã và đang xâm nhập vào các gia đình. Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng đến mức báo động. Từ thực tế trên, cho thấy việc phát huy các giá trị văn hóa của gia đình truyền thống trong công tác xây dựng gia đình là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội.

Gia đình văn hóa ở ngoại thành Hà Nội, với tư cách là hình thức gia đình trong điều kiện mới, có sự kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của của thủ đô Hà Nội và được bổ sung các giá trị văn hóa mới hiện đại. Đây có thể coi là mô hình gia đình hiện đại. Gia đình văn hóa cơ sở là môi trường giúp cá nhân tự hoàn thiện nhân cách, tạo điều kiện cho gia đình hoàn thành chức năng tế bào của xã hội.

Gia đình văn hóa với các chuẩn mực như: no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Điều đó có nghĩa gia đình văn hóa là gia đình phát triển cả vật chất lẫn tinh thần, các thành viên trong gia đình hòa thuận, dân chủ, yêu thương và có trách nhiệm với nhau. Bầu không khí trong gia đình là tình thương, dân chủ và lẽ phải. Gia đình văn hóa là cơ sở để cá nhân tự hoàn thiện nhân cách của mình. Chính vì vậy xây dựng gia đình văn hóa trở thành mục tiêu phấn đấu của gia đình thành phố Hà Nội nói chung và các gia đình ngoại thành Hà Nội nói riêng.

Xây dựng gia đình văn hóa phải gắn với các phong trào khác, như xây dựng khu dân cư văn hóa, làng, xóm văn hóa, tăng cường giáo dục ý thức phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các tệ nạn xã hội.

Từ bao đời nay, làng, xã là đơn vị cơ sở của nông thôn Việt Nam, tồn tại bền vững trong quá trình lao động sản xuất và chiến đấu chống ngoại xâm. Làng, xã là nơi lưu giữ những truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, như đoàn kết cộng đồng trong tình làng, nghĩa xóm, thuần phong mỹ tục... Các làng, xã còn lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật hể của cha ông ta để lại. Có thể nói, làng, xã là nơi hội tụ và bảo tồn những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc.

Ở ngoại thành Hà Nội, đa số dân cư sống ở nông thôn, vẫn tồn tại nếp sống sinh hoạt cũ, cho nên khi xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới không thể tách khỏi nền tảng văn hóa lâu đời của làng, xã, nông thôn mới, vì vậy có xây dựng hiện đại đến mấy vẫn giữ được cái hồn và cốt cách của nông thôn ngoại thành Hà Nội. Việc xây dựng làng, xã văn hóa hiện nay phải dựa vào truyền thống làng, xã xưa mới có sức lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, mới thật sự đi vào lòng người. Nhiều nơi đã nghiên cứu các hương ước xưa để bổ sung những nội dung mới, nhiều làng nghề đã phát huy truyền thống gia đình, dòng họ nghệ nhân, tôn vinh những sản phẩm tinh hoa, gia truyền. Nhiều làng, xã còn huy động sức người, sức của, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa... Tất cả những việc làm đó đều nhằm mục đích phát huy giá trị văn hóa truyền thống của nông thôn ngoại thành Hà Nội trong cuộc sống hôm nay. Xây dựng làng, xóm, khu văn hóa nhằm phát huy tính tích cực chính trị- xã hội cho người dân và mỗi gia đình trong sản xuất, tổ chức sinh hoạt, hưởng thụ các giá trị văn hóa.

Bên cạnh đó phải tăng cường giáo dục ý thức phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các tệ nạn xã hội. Một trong các nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội, trẻ em phạm tội ngoại thành Hà Nội nói chung, 4 huyện ngoại

thành Hà Nội nói riêng trong những năm qua là do chúng ta chưa đánh giá đúng tính chất phức tạp, nghiêm trọng sự phát triển các tệ nạn xã hội và tội phạm trong thời kỳ mới. Do đó công tác giáo dục phòng ngừa và ngăn chặn các tệ nạn xã hội trong gia đình, nhà trường và cộng đồng dân cư chưa được quan tâm đúng mức, chính quyền các cấp của thành phố đã quan tâm tới gia đình, công tác phòng chống tệ nạn xã hội nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả và thiết thực. Chính vì vậy trong thời gian tới các cấp chính quyền thành phố cần tạo điều kiện hơn nữa để gia đình có thể nâng cao hiệu quả của mình trong phòng chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên. Sự quan tâm và tạo điều kiện của các cấp chính quyền thành phố phải thực hiện các nội dung sau:

Về phía cấp ủy Đảng và chính quyền Nhà nước: Xây dựng và thực hiện

cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phong trào cách mạng của toàn dân, vai trò chủ động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là những hành vi lôi kéo trẻ em vào con đường ma túy, tội phạm xâm hại trẻ em, xây dựng bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, góp phần phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội. Đặt nhiệm vụ phòng chống các tệ nạn xã hội thành chương trình quốc gia, có mục tiêu, nội dung và các vấn đề cụ thể nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.

Về phía gia đình: Mỗi thành viên trong gia đình phải phát huy tốt

những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, giữ vững gia phong, làm tốt việc giáo dục con cái trong đó người lớn luôn luôn gương mẫu để gia đình phát triển sức mạnh nội sinh trở thành thành lũy ngăn chặn tiêu cực từ bên ngoài ùa vào. Cha mẹ phải giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, phải làm tròn nghĩa vụ trách nhiệm với gia đình, để con cái học tập và noi theo. Tăng cường giáo dục đạo đức truyền thống, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, của quê hương và gia đình, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, tôn trọng mọi người. Phê phán lối sống ích kỷ, suy đồi vi phạm đạo đức, nếp sống văn hóa

vi phạm pháp luật. Mặt khác phải giáo dục trẻ hiểu rõ tác hại cũng như các biện pháp phòng ngừa các tệ nạn xã hội, nâng cao tinh thần cảnh giác đấu tranh chống các tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 87)