Trẻ em và vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 27)

triển nhân cách cho trẻ em

1.2.1. Quan niệm về gia đình và trẻ em

1.2.1.1.Quan niệm về gia đình

Gia đình là tổ chức cơ sở đầu tiên đối với đời sống của mỗi cá nhân, là tế bào hợp thành đời sống xã hội. Không có gia đình để tái sản xuất ra bản thân

con người, ra sức lao động thì xã hội không thể tồn tại và phát triển. Đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu về gia đình. Đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình và các quan điểm cơ bản về gia đình nhưng dường như chưa có một quan niệm thống nhất, thậm chí trái ngược nhau:

Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (1845), C.Mác và Ph.Ăng ghen đã cho rằng: “Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở- đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là Gia đình” [44]. Với quan niệm này khái niệm về gia đình được nhìn nhận với ba nội dung sau: Một là gia đình ra đời và tồn tại

cùng với sự ra đời và tồn tại của xã hội loài người, con người cùng với quá trình tái tạo ra chính bản thân mình thì đồng thời cũng tái tạo ra gia đình. Hai

là, chức năng chính của gia đình là tái tạo, sinh sôi nảy nở con người. Ba là,

gia đình được tạo bởi hai mối quan hệ chủ yếu: quan hệ hôn nhân (chồng - vợ), quan hệ huyết thống (cha mẹ - con cái).

Tổ chức UNESCO của Liên hiệp quốc đã quyết định lấy năm 1994 là năm quốc tế gia đình và thống nhất khẳng định: “Gia đình là một yếu tố tự nhiên cơ bản, một đơn vị kinh tế xã hội. Gia đình được coi như một giá trị vô cùng quý báu của nhân loại cần được giữ gìn và phát huy” trên tinh thần đó UNESCO đã đưa ra định nghĩa “Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng nhau chung sống và có ngân sách chung với các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau bởi trách nhiệm và quyền lợi về mọi mặt được pháp luật thừa nhận” [22, tr.10]. Quan hệ họ hàng, trước hết là nói đến mối quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Ngoài những thành viên tạo nên quan hệ họ hàng, gia đình còn bao hàm một số thành viên khác cùng chung sống. Các thành viên gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi về mọi mặt.

Ở Việt Nam gia đình được hình thành và phát triển trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước nên các thành viên trong gia đình có tính cộng đồng cao. Biểu hiện là giữa các thành viên có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, mong muốn của mỗi cá nhân phụ thuộc vào mong muốn và

lợi ích của gia đình. Tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá một cá nhân có phẩm chất, nhân cách tốt là hành vi, cư xử có tôn ti, trật tự (trên - dưới, cha - con, anh - em), có nề nếp, gia phong của gia đình và được các thành viên trong gia đình đồng tình, ủng hộ. Chính vì vậy, các thành viên trong gia đình được giáo dục phải đặt lợi ích gia đình lên trước lợi ích cá nhân, không vì lợi ích cá nhân mà tổn hại đến gia đình. Khi thực hiện chức năng giáo dục trẻ em, gia đình dạy trẻ những giá trị đạo đức, lẽ sống phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của gia đình và cộng đồng.

Trong từ điển Văn hóa gia đình một số tác giả cho rằng: “Gia đình là thiết chế xã hội dựa trên cơ sở sự kết hợp của những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân để thực hiện được các chức năng sinh học (sinh đẻ), kinh tế, văn hóa, xã hội… khi gia đình đã có con, các thành viên được liên kết với nhau vừa bằng quan hệ hôn nhân, vừa bằng quan hệ huyết thống. Gia đình là một phạm trù lịch sử, thay đổi cùng với sự thay đổi của xã hội” [14, tr.27-28].

Đứng trên góc độ triết học, Giáo sư Lê Thi quan niệm: “Gia đình là khái niệm chỉ một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội, ngoại), gia đình có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống, các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ có những ràng buộc về pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ trong Luật Hôn nhân và Gia đình ở nước ta). Đồng thời trong gia đình có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên” [71, tr.90-91]. Quan niệm này phản ánh khá đầy đủ những thuộc tính vốn có của gia đình, cả về khoa học và đạo lý Việt Nam, song vẫn chưa khái quát được loại gia đình cũ tồn tại ở Việt Nam, gia đình không có trách nhiệm pháp lý.

Khi nêu khái niệm gia đình, các nhà nghiên cứu đã cố gắng đưa ra một khái niệm bao quát nhằm phản ánh đầy đủ nhất nội hàm của phạm trù tương

đối rộng này. Các định nghĩa trên đây đều nhấn mạnh đến sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên - đặc trưng quan trọng nhất của gia đình. Song chưa khái quát được tất cả những đặc trưng cơ bản nhất của gia đình.

Căn cứ vào tình hình chung của hôn nhân gia đình Việt Nam, kế thừa những cách tiếp cận hợp lý khác trên đây, chúng tôi quan niệm: gia đình là phạm trù dùng để chỉ một cộng đồng người được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục, quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn… mà ở đó các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau bởi trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi về kinh tế, văn hoá, tình cảm và theo những chuẩn giá trị nhất định, được xã hội ủng hộ, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.

Quan niệm này có thể hiểu:

Một là, gia đình là một thiết chế xã hội được hình thành trước hết trên

cơ sở của quan hệ hôn nhân. Quan hệ hôn nhân là sự liên kết lại các cá nhân (Nam- nữ) theo quy định của pháp luật hay nhà thờ, nhằm để chung sống với nhau và xây dựng gia đình hạnh phúc. Quan hệ hôn nhân được biểu hiện là một loại quan hệ xã hội gắn liền với thân nhân đó là quan hệ vợ chồng kết hợp với nhau để sinh sản và cùng nuôi dạy con cái.

Trong các xã hội có giai cấp, quan hệ hôn nhân là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Mỗi hình thái kinh tế xã hội có các kiểu hôn nhân đặc trưng và các giai cấp thống trị dùng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân cho phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp mình.

Hai là, quan hệ huyết thống là quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Quan hệ

huyết thống là sự tiếp tục và là hệ quả tất yếu của quan hệ hôn nhân, nó chỉ phát triển tốt đẹp dựa trên cơ sở tình yêu và hôn nhân chính đáng, hợp pháp.

Ba là, quan hệ nuôi dưỡng là loại quan hệ hình thành giữa chủ thể và đối tượng được nuôi dưỡng, họ gắn bó với nhau vì trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ, được họ hàng ủng hộ và được pháp luật thừa nhận, bảo vệ.

Như vậy không thể có một định nghĩa duy nhất về gia đình cho mọi nền văn hóa, song với quan niệm như trên chúng ta có thể thống nhất về cơ bản: Gia đình là một cộng đồng người được xây dựng trên cơ sở hai mối quan hệ cơ bản là hôn nhân và huyết thống được xã hội thừa nhận.

Gia đình là nhân tố quan trọng của sự phát triển xã hội, trong đó với chức năng giáo dục đã đưa gia đình trở thành mắt khâu quan trọng của hệ thống giáo dục xã hội, đã trở thành một nhân tố chủ yếu trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước.

1.2.1.2.Quan niệm trẻ em

Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người. Đó là những người chưa trưởng thành, thể chất và trí tuệ chưa phát triển, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ và chăm sóc sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý. Về vị thế xã hội, trẻ em là một nhóm thành viên xã hội ngày càng có khả năng hội nhập xã hội với tư cách là chủ thể tích cực, có ý thức, nhưng cũng là đối tượng cần được gia đình và xã hội quan tâm hình thành và phát triển về mặt nhân cách.

Theo Luật Quốc tế, “Trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [13].

Theo Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em ở nước ta (15/6/2004) xác định trẻ em là “Công dân Việt nam dưới 16 tuổi” [47].

Từ những quan niệm đã nêu, về phương diện pháp lý, có thể đi đến thống nhất khái niệm trẻ em theo pháp luật Việt Nam là: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”; là người chưa phát triển về thể chất cũng như về mặt tâm lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm cuộc sống của trẻ còn hạn chế, thiếu những điều kiện và bản lĩnh tự lập khả năng kiềm chế chưa cao, dễ bị lôi kéo vào hoạt động phiêu lưu mạo hiểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi quan niệm rằng: trẻ em là lớp người ở độ tuổi vị thành niên đang chủ yếu chịu sự nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục của gia đình, lứa tuổi chưa được pháp luật quy định trách nhiệm nghĩa vụ công dân, nghĩa là lứa tuổi dưới 18 tuổi.

Lứa tuổi này có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất: Trẻ em là thế hệ phát triển chưa đầy đủ về thể chất, trí tuệ và

nhân cách. Sự phát triển của trẻ em đươc hiểu là “một quá trình biến bổi tổng thể, cải biến toàn vẹn tổng thể sức mạnh thể chất, tinh thần và xã hội, cũng như các năng lực của trẻ em có tính đến các lứa tuổi” [61]. Sự phát triển về thể chất biểu hiện sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp, sự hoàn thiện các giác quan, sự phối hợp các hoạt động, sự phát triển về tâm lý biểu hiện ở những biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, cảm xúc, ý chí, ở sự hình thành các thuộc tính tâm lý mới của nhân cách. Sự phát triển về mặt xã hội biểu hiện ở những biến đổi trong cách cư xử đối với những người xung quanh, trong việc tích cực tham gia vào đời sống xã hội. Nói đến sự phát triển trẻ em cũng là nói đến sự phát triển toàn diện, hài hòa nhân cách của trẻ em. Đó là sự phát triển giữa yếu tố phẩm chất và năng lực.

Thứ hai: Trẻ em là lớp người chưa thể tự lập được trong cuộc sống, cũng

như chưa có khả năng tự bảo vệ mình trước những tác động xấu từ môi trường, trước những nguy cơ bị xâm hại. Do đó trong những hành vi, cách ứng xử thường có những biểu hiện hạn chế và lệch lạc. Các em thường dễ có xu hướng cường điệu hóa trong khi tự đánh giá, hoặc là đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực. Có em đánh giá cao nhân cách của mình, tỏ ra tự kiêu tự đại, coi thường người khác. Nhiều khi các em có thể sai lầm khi tự đánh giá. Tuy nhiên, khả năng biết tự phân tích là dấu hiệu của một nhân cách đang trưởng thành và là tiền đề của sự tự giáo dục có mục đích. Do vậy, để hình thành nhân cách cho trẻ em, cha mẹ cần phải chia sẻ, gần giũ, lắng nghe và có sự chia sẻ với trẻ giúp trẻ có cách nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn và khoa học.

Thứ ba: Trẻ em là lứa tuổi có tính hiếu động và phản xạ nhanh, ưa chuộng

những điều mới lạ. Các em đang trong quá trình vận động từ nhóm nhỏ sang nhóm lớn. Nhân cách của trẻ em bị giằng co giữa những xu hướng trái ngược nhau, khi hăng hái, lúc chán nản bi quan. Cuộc sống đậm màu sắc tình cảm, không dấu được tình cảm vui buồn, yêu ghét, dễ xúc động, kích động, hành vi không ổ định, rất dễ hành động theo cảm tính mà bản thân không kìm chế nổi.

Hoạt động cơ bản của trẻ em là vui chơi và học tập, thông qua học tập và vui chơi trẻ em lĩnh hội được các giá trị văn hóa của loài người để biến thành những thuộc tính, nhân cách của bản thân, nắm được những tri thức, kỹ năng, hình thành thái độ và phát triển được những năng lực cần thiết để tham gia các loại lao động xã hội, đặc biệt là lao động sản xuất.

Thứ tư: Trẻ em là lứa tuổi còn chịu sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục

của gia đình. Được giáo dục bởi sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trẻ em bắt đầu bằng các quan hệ với cha mẹ, sau dần giao tiếp với các thành viên khác trong gia đình... bạn bè, hàng xóm, thầy cô. Trẻ tiếp thu nếp sống hàng ngày, thói quen tập tục của gia đình, làng xóm, địa phương biến thành vốn sống, kỹ năng, kỹ sảo, ý chí, tình cảm, động cơ, thái độ. Khi còn nhỏ mối quan hệ xã hội chủ yếu của trẻ chủ yếu là gia đình, lớn lên trẻ mở rộng mối quan hệ ra bên ngoài. Trong giai đoạn này trẻ rất háo hức và sẵn sàng học nhiều điều mới, hay bắt chước những người lớn tuổi mà chúng kính phục. Để thực hiện quyền trẻ em, các thành viên trong gia đình, nhà trường và xã hội cần tạo điều kiện và khuyến khích khả năng sáng tạo của các em, khuyến khích các em có suy nghĩ độc lập phù hợp với những chuẩn mực, giá trị đạo đức.

Trẻ em là thế hệ kế cận, là lực lượng lao động nòng cốt và sẽ làm chủ thế giới trong tương lai. Từ những đặc điểm trên cha mẹ và gia đình phải xác định được những nội dung giáo dục hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách phù hợp.

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 27)