Thực trạng vai trò của cha mẹ trong việc hình thành và phát

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 55 - 64)

triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội

2.2.1.1. Hình thành, phát triển phẩm chất (đạo đức) cho trẻ em

Trong công cuộc đổi mới đất nước, cha mẹ ở ngoại thành Hà Nội đã cung cấp cho xã hội nhiều lớp thế hệ trẻ - những người lao động mới có tình yêu quê hương, lao động chăm chỉ, bước đầu tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ mới. Cha mẹ trực tiếp hình thành cho các em các giá trị đạo đức truyền thống, giáo dục cho trẻ ý thức và lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng, truyền thống nhân ái, nhân đạo, lòng hiếu thảo, truyền thống hiếu học. Đây chính là nền tảng của giáo dục nhân cách.

Trong quan hệ với các thành viên của gia đình, các bậc cha mẹ đều tập trung giáo dục con cái lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, sự kính trọng, lễ phép đối với bề trên, anh chị em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm lẫn nhau. Trong quan hệ ngoài xã hội, trẻ biết kính trọng người lớn, đoàn kết, thân ái với bạn bè, yêu thương, giúp đỡ người gặp khó khăn, thông qua các hoạt động như tham gia vào phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, tấm lòng vàng”, “trái tim nhân ái”, “chung một niềm vui”. Đây cũng là những truyền thống tốt đẹp ngàn đời của người Việt Nam nói chung. Nhờ đó cha mẹ ở ngoại thành Hà Nội đã hình thành và phát triển cho trẻ nhiều đức tính tốt đẹp. Trong quá trình hình thành nhân cách cho trẻ, tính chất giáo huấn một chiều áp đặt từ bố mẹ xuống con cái có chiều hướng giảm dần, thay vào đó là sự gần gũi, chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau ngày càng được mở rộng. Đồng thời cha mẹ còn định hướng cho các em về các

mối quan hệ bạn bè, giá trị của tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc thông qua những buổi trò chuyện tâm sự với các em. Từ đó đưa ra những lời khuyên bổ ích, giúp trẻ định hướng được tương lai của mình. Phần lớn trẻ em biết vâng lời ông bà cha mẹ khi được dạy dỗ, khuyên bảo.

Mặc dù nhịp sống của nền kinh tế thị trường hết sức sôi động, nhưng hầu hết các bậc cha mẹ ở ngoại thành Hà Nội đều nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc hình thành và phát triển những phẩm chất (đạo đức) cho trẻ em, điều này được thể hiện rõ khi chúng tôi tiến hành khảo sát trên địa bàn trọng điểm các huyện như Từ Liêm, Hoài Đức, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây.

Bảng 2.1: Kết quả điều tra nhận thức của cha mẹ trong việc hình thành phẩm chất (đạo đức) cho trẻ em Đơn vị tính: % Mức độ Từ Liêm Hoài Đức Phúc Thọ Thị xã Sơn Tây Quan trọng 94,4% 93,7% 95% 95,5% Bình thường 5,6% 6,3% 6% 4% Không quan trọng lắm 0 0 0 0

(Nguồn:Kết quả điều tra ở 4 huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây tháng 6/2013)

Kết quả cho thấy về cơ bản các bậc cha mẹ đều nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc hình thành và phát triển phẩm chất (đạo đức) cho trẻ. Có tới hơn 90% số người được hỏi cho rằng cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ. Các bậc cha mẹ cũng nhận thức được nguy cơ của một lối sống tha hóa, thiếu đạo đức sẽ ảnh hưởng lớn tới gia đình và sự hình thành nhân cách bản thân mỗi đứa trẻ, nhất là trong điều kiện xã hội như hiện nay. Vì vậy họ càng thấy rõ và nâng cao trách nhiệm của mình trong công tác này, nhất là việc hình thành nhân cách cho trẻ em..

Bên cạnh những bậc cha mẹ ý thức được vai trò, vị trí của mình đối với việc hình thành nhân cách cho trẻ em thì còn có nhiều bậc cha mẹ chưa

nhận thức đầy đủ, đúng đắn đến vấn đề này. Đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến những hậu quả đáng tiếc ở trẻ em.

Cơ chế thị trường và mặt trái của đồng tiền đã làm cho các bậc cha mẹ quên đi việc hình thành những giá trị truyền thống cho con em mình. Không ít người hiện nay còn chú ý đến Hiếu, Đễ - giáo dục lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Truyền thống tình - nghĩa: vợ chồng chung thủy “thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”; anh em hòa thuận “máu chảy ruột mềm”; truyền thống nhân văn nhân ái “đói cho sạch rách cho thơm”, “thương người như thể thương thân”; truyền thống xây dựng gia đình “trong ấm ngoài êm”, “giấy rách phải giữ lấy lề”... cũng đã bị nhiều cha mẹ lãng quên, thay vào đó là hàng loạt những hiện tượng tiêu cực: tệ nạn, tham ô, tham nhũng, những thói hư tật xấu.

Sự thay đổi của nền kinh tế đi kèm với những đòi hỏi ngày một cao của công việc, sự hối hả của nhịp sống công nghiệp đôi khi lại khiến cha mẹ không có đủ thời gian để thực hiện các công việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con mình. Sự lơ là, thiếu kiến thức của cha mẹ và môi trường xã hội đầy biến động đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em như tình trạng trẻ em hư gia tăng, tệ nạn ma túy, mại dâm, trộm cắp... đang ảnh hưởng không ít trẻ em ở ngoại thành Hà Nội. Nhiều bậc cha mẹ mải mê với công việc kiếm tiền mà ít có thời gian để chăm sóc, trò chuyện với con cái. Ngoài thời gian học ở trường, nhiều đứa trẻ cảm thấy đơn độc vì không có ai trò chuyện, không có ai giám sát, quản lý. Không ít cha mẹ không biết con cái chơi với ai, chơi ở đâu, và chơi gì. Họ bù đắp lại sự thiếu quan tâm chăm sóc con cái bằng việc đáp ứng những nhu cầu vật chất cho chúng. Sẵn có tiền, nhiều đứa trẻ thả sức tiêu xài, tìm đến những thú vui, tham gia các trò chơi vô bổ để rồi tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu và sa vào tệ nạn xã hội: ma tuý, mại dâm, đua xe, ăn chơi hưởng lạc... lúc nào không biết. Tình trạng con cái nhiều gia đình giàu có, quan chức mắc vào tệ nạn ma tuý, thuốc lắc, thời gian qua là một minh chứng. Nhiều trẻ em con các quan chức, con các chủ kinh doanh, tiền tiêu không hết nên chúng

tìm đến những cảm giác lạ, những thú vui để thể hiện mình. Trong số các trẻ em phạm pháp ở Việt Nam, có đến hơn 70% trẻ không được quan tâm chăm sóc đầy đủ từ gia đình [84]. Số trẻ em phạm tội, có hành vi trốn học bỏ học, bị nhà trường thi hành kỷ luật... mà bản thân gia đình không hề biết là 80% [31, tr.19].

Như vậy việc phạm tội của một bộ phận thế hệ trẻ có căn nguyên từ phía gia đình mà trước hết đó là cha mẹ. Họ chưa thấy và chưa hiểu được những biến đổi của con mình trong quá trình trưởng thành để có ý chia sẻ, định hướng làm cho trẻ thấy cô đơn lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình. Để che đậy thái độ thiếu trách nhiệm đó các bậc cha mẹ thường bào chữa với lý do bận rộn công việc, không có thời gian chăm sóc con cái. Do không có ai kèm cặp, bảo ban nên trẻ em dễ dàng tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu. Đến khi bị bắt vì hành vi sai phạm, có em nói, chỉ mong muốn có một mái ấm gia đình, có sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ nhưng không được nên đã tìm đến những thú vui để khoả lấp nỗi cô đơn. Khi hỏi về mức độ quan tâm của cha mẹ đến đời sống tâm lý và tinh thần của con cái thì 57% số trẻ em lựa chọn mức độ ít quan tâm, 21% số học sinh được hỏi lựa chọn không quan tâm lắm. Và đặc biệt có tới 67% số học sinh được hỏi cho rằng bố mẹ quan tâm tới các em không đúng cách và thái quá. Và chỉ có 50% số trẻ em được hỏi cho rằng cha mẹ có quan tâm (bảng 2.2).

Bảng 2.2. Kết quả điều tra về mức độ quan tâm của cha mẹ đến đời sống tâm lý và tinh thần của con cái

Đơn vị tính: %

Mức độ Từ Liêm Hoài Đức Phúc Thọ Thị xã

Sơn Tây

Có quan tâm 48% 49 % 5o% 53%

Ít quan tâm 56% 55 % 58% 58%

Không quan tâm 21% 21% 22% 20%

Quan tâm không đúng cách 65% 69% 70% 64%

(Nguồn: Phiếu điều tra về mức độ quan tâm của cha mẹ đến đời sống tâm lý và tinh thần của con cái ở 4 huyện: Từ Liêm, Hoài Đức, Phúc Thọ, thị xã. Sơn Tây tháng 6/2013).

Nhìn vào bảng điều tra chúng ta thấy mức độ quan tâm của cha mẹ ở thị xã Sơn Tây chiếm tỷ lệ cao nhất 53% vì đây là địa bàn đa số bộ đội và trí thức sinh sống, mức độ quan tâm không đúng cách ở Phúc Thọ là cao nhất (70%) vì đây là huyện thuần nông, đời sống vật chất tinh thần của người dân chưa cao, nên sự quan tâm của cha mẹ chỉ giới hạn ở mức cho con ăn học đầy đủ chưa có điều kiện quan tâm đến con em mình.

Bên cạnh đó một số cha mẹ có những hành động, việc làm thiếu gương mẫu, lối sống thiếu chuẩn mực, chưa thực sự làm gương cho trẻ học tập và noi theo. Cha mẹ có biểu hiện xấu khiến cho trẻ không có sự kính trọng, mất niềm tin vào người lớn, mất niềm tin vào lời dạy của cha mẹ, thầy cô, mất niềm tin vào điều hay lẽ phải và không có lòng tự trọng. Một số cha mẹ dạy con thế này nhưng chính bản thân mình lại làm ngược lại, chưa làm gương cho con trẻ trong cách sống, trong cách ứng xử, từ đó lời dạy của cha mẹ không có hiệu quả. Cha mẹ thường được trẻ xem là thần tượng, là người đáng kính, khi thấy cha mẹ có những biểu hiện không tốt, không gương mẫu trẻ dễ bị sốc, thất vọng mất niềm tin, mất phương hướng. Từ đó trẻ tự tìm cho mình một lối đi riêng, trong đó có những con đường lạc lối đưa trẻ đến vi phạm pháp luật. Theo điều tra của Công an Hà Nội về nguyên nhân dẫn đến tội phạm của 411 thanh thiếu niên cho thấy, 75 trường hợp do cha mẹ không gương mẫu chiếm 18,2% [31, tr.19]. Trong số 110 em phạm tội ở Hà Nội, có tới 56,7% số em trả lời bị cha mẹ đánh đập. Tình trạng cha mẹ bất hòa, ly hôn cũng khiến con cái không được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục một cách bình thường, có 27,7% số em phạm tội ở tuổi vị thành niên nằm trong hoàn cảnh đó [31, tr.19].

Nhìn chung, xã hội phát triển, mỗi con người, mỗi gia đình đều quý trọng thời gian, công việc, quan hệ, kiếm tiền... vì thế các bậc cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình không có nhiều thời gian để quan tâm chăm sóc, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn và cả những tâm sự riêng tư trong cuộc sống của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Đã có nhiều gia đình bị rạn nứt về chuyện tình cảm, hôn nhân gia đình không hạnh phúc... Các thành viên trong gia đình không có

sự kính trọng, thương yêu giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau mà chỉ tình cảm hóa sự chân thành, tình yêu thương bằng những nghĩa vụ và bổn phận cần phải thực hiện nên đã vô hình chung tạo ra sự xa cách, lãnh cảm, không có sự thân mật giữa các bậc cha mẹ, ông bà với con cái như trước đây, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay có rất nhiều trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên đã mắc phải bệnh trầm cảm, nhiều em cảm thấy mình bị lạc lõng và bị bỏ rơi nên lao vào con đường tội lỗi, các trò chơi điện tử, các tệ nạn xã hội... với mục đích tìm cảm giác lạ, niềm vui mới trong xã hội vốn đã đầy rẫy sự phức tạp với vô vàn các tác động xấu.

Cha mẹ là tấm gương nhân cách trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Sự gương mẫu của cha mẹ có ý nghĩa to lớn trong giáo dục con cái. Việc cha mẹ sống buông thả, tha hóa nhân cách, lối sống, là hoàn toàn bất lợi, ảnh hưởng xấu cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

2.2.1.2. Hình thành và phát triển năng lực (tài) cho trẻ em

Trong bối cảnh hiện nay, Thủ đô Hà Nội nói chung và các huyện ngoại thành nói riêng đang chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, sự phát triển của khoa học và công nghệ, sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện thông tin trước yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế xã hội, đa số các bậc cha mẹ và con cái họ đều nhận thức vai trò của việc nâng cao kiến thức văn hoá khoa học công nghệ, coi đó là chìa khoá để mở cửa cho thế hệ trẻ bay vào tương lai. Việc hình thành năng lực cho trẻ được các gia đình đặc biệt đề cao.

Bảng 2.3. Nhận thức của cha mẹ trong việc hình thành năng lực (tài) cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội

Đơn vị tính : %

Quan niệm của cha mẹ Từ Liêm Hoài Đức Phúc Thọ Thị xã Sơn Tây

Rất quan trọng 96 91 96 98

Quan trọng 87 85 84 83

Bình thường 78 79 80 81

Không quan trọng 44 46 49 47

(Nguồn: Kết quả điều, tra khảo sát nhận thức của cha mẹ trong việc hình thành năng lực (tài) cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội: 4 huyện ngoại thành Hà Nội tháng 6/2013).

Qua bảng số liệu trên cho thấy đa số phụ huynh đều cho rằng vấn đề hình thành năng lực (tài) cho con là quan trọng, chiếm tới 95,2%, trong đó do trình độ nhận thức ở các huyện khác nhau, nên quan niệm về việc hình thành năng lực cho trẻ cũng có sự khác nhau. Cao nhất là thị xã Sơn Tây 98%, thấp nhất là ở Hoài Đức 91%. Điều đó chứng tỏ các bậc phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng hình thành năng lực, trong đó có năng lực học tập được các phụ huynh đặc biệt quan tâm.

Thực tế cho thấy năng lực hình thành thông qua quá trình học tập, lao động và giao tiếp trẻ. Nhưng đối với các bậc cha mẹ ở 4 huyện này thì theo họ chỉ có conđường học tập mới giúp con cái họ thành tài và có một nghề nghiệp ổn định, một chỗ đứng vững vàng trong xã hội

Hiện nay các bậc cha mẹ ở ngoại thành Hà Nội đều tạo mọi điều kiện cho con cái học tập như cho con học thêm nhiều môn, cho con học ở những trường tốt, mua đồ dùng hiện đại cho con học. Đây là những điều kiện quan trọng giúp các em chuyên tâm học hành và có kiến thức rộng, trở thành những trí thức tương lai. Và họ ý thức được rằng khả năng kiến tạo công ăn việc làm của con em họ phụ thuộc phần nhiều vào việc đầutư, chăm sóc và giáo dục học hành cho con cái. Tương lai của con cái phụ thuộc rất nhiều vào sự quyết định của cha mẹ. Kết quả học tập hay việc lựa chọn ngành học của họ có tốt và phù hợp hay không là còn do những ảnh hưởng nhất định từ phía cha mẹ. Hầu hết cha mẹ ở ngoại thành Hà nội đều cho rằng việc học tập đối với các em là rất quan trọng nên đều có ý thức giáo dục con em mình rất chặt chẽ.

Qua điều tra thực tế của chúng tôi ở 4 huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây, cho thấy số cha mẹ làm viên chức do nhận thức được giá trị trình độ học vấn, nên quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư cho con cái học tập, định hướng cho con học vào những ngành nghề phù hợp với khả năng và trình độ học vấn của các em (thị xã Sơn Tây), các gia đình thuần nông mặc dù đời sống còn khó khăn nhưng họ vẫn ý thức được tầm quan trọng của việc

học tập của con em mình (Phúc Thọ),… Các gia đình làm nghề buôn bán dù

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 55 - 64)