thành Hà Nội
Có thể nói rằng đô thị hoá đã mang lại cho các huyện ngoại thành Hà Nội cụ thể là 4 huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây một diện mạo kinh tế mới như: xuất hiện các khu công nghiệp tập trung, nhiều nhà máy được xây dựng lên... một số bộ phận lao động không những được giải quyết việc làm ngay tại địa phương nên có điều kiện rất thuận lợi. Mặt khác, các khu công nghiệp đã thu hút được lao động của cả những địa phương khác tạo ra lợi thế so sánh cho chính các vùng này với các vùng xung quanh, nhu cầu về nhà ở cho thuê cũng tăng tạo ra các dịch vụ về nhà ở và dịch vụ ăn uống phát triển góp phần làm tăng thu nhập của những hộ dân ở ngoại thành Hà Nội và giải quyết được tình trạng thất nghiệp tạm thời.
Thành phố Hà Nội tập trung đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ tại các huyện ngoại thành. Khu công nghiệp Nam Thăng Long được xây dựng trên địa bàn huyện Từ Liêm, Khu công nghiệp An Khánh (Hoài Đức), Cụm công nghiệp Từ Liêm (Từ Liêm), Cụm công nghiệp
Lai Xá - Kim Chung (Hoài Đức). Huyện Từ Liêm cũng đang hoàn thành kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp vừa và nhỏ tại xã Minh Khai, diện tích đất 21 ha, tổng số vốn đầu tư 67,8 tỷ đồng” [81]. Huyện Phúc Thọ đã quy hoạch phát triển 9 cụm công nghiệp, đẩy mạnh các nghề truyền thống như may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng [86],… Thị xã Sơn Tây với các khu công nghiệp như Xuân Sơn, Sơn Đông, Phú Thịnh... Trong năm 2008, thành phố Sơn Tây cũng đã trình lên các cấp phê duyệt 17 dự án mà chủ yếu là các dự án phát triển về thương mại - du lịch. Phát triển tốt du lịch sẽ đẩy mạnh ngành dịch vụ và giải quyết được việc làm, một vấn đề bức xúc của hầu hết các địa phương hiện nay [82].
Trong những năm gần đây, ở 4 huyện, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống đáng kể, năm 2011 huyện Từ Liêm giảm từ 3,7% xuống 2,12%, giảm 1,7% [81], Phúc Thọ giảm từ 11,84% xuống còn 8,69%, giảm 3,15% [86], Thị xã Sơn Tây tỷ lệ hộ nghèo ở mức 3,8% [82], Hoài Đức tỷ lệ hộ nghèo ở mức 16,7% nay còn khoảng trên 14% [85].
Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển đó, địa bàn ngoại thành Hà Nội nói chung, 4 huyện ngoại thành nói riêng cũng đang đứng trước một khó khăn chung. Đại đa số người dân ở ngoại thành là nông dân, họ sinh sống và làm ăn trên những thửa ruộng trồng lúa, hoa màu... Quá trình đô thị hoá đã làm cho đất đai thu hẹp dần, người nông dân vốn đã quen với các công việc của nghề nông nay rơi vào cảnh không biết tìm việc gì phù hợp để kiếm sống. Cuộc sống bấp bênh do giá cả sinh hoạt ngày càng cao, người dân không tiếp cận đầy đủ nền giáo dục chung của xã hội, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, trong đó nổi cộm lên đó là tình trạng tội phạm trẻ em.
Mặt khác quá trình đô thị hóa đã làm cho không ít các gia đình lao vào vòng xoáy kinh tế, chỉ chú ý đến những điều kiện vật chất mà quên đi nhiệm vụ giáo dục con em mình. Đây chính là thực trạng đang đặt ra cho nhiều gia đình ở ngoại thành Hà Nội hiện nay.
2.1.3. Những yếu tố văn hóa - xã hội tác động đến vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em ở ngoại thành Hà Nội