Nhóm giải pháp kết hợp gia đình với các môi trường giáo dục khác cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 103)

khác cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em

Xuất phát từ thực trạng của việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong những năm vừa qua ở một số huyện ngoại thành Hà Nội: chưa có sự kết hợp chặt chẽ, chưa có những hình thức phối hợp phù hợp dẫn đến tình trạng trẻ em hư gia tăng, tệ nạn xã hội len lỏi vào từng gia đình và nhà trường. Vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội để giáo dục hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ em.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục trên đây trước hết là để đảm bảo được sự thống nhất trong nhận thức cũng như hành động giáo dục

cùng một hướng, một mục đích, kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ em, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau, gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Mặt khác nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho trẻ em, hình thành phẩm chất cao đẹp của con người mới XHCN.

Sự phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội đã được nêu ra và thực hiện ở nước ta từ lâu. Tuy nhiên trong thực tế, ở địa bàn ngoại thành Hà Nội nói chung 4 huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng, sự phối hợp giữa các môi trường giáo dục còn hạn chế, hiệu quả của việc phối hợp chưa cao, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục trẻ em trong các gia đình. Gia đình, nhà trường, xã hội là những thiết chế có chức năng giáo dục không giống nhau song đều có chức năng xã hội hóa con người, luôn bổ sung hỗ trợ và tác động với nhau nhằm một mục đích chung là giáo dục đào tạo ra những con người có đức, có tài cho gia đình và xã hội. Bởi vậy cần phát huy thế mạnh của giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. để phát huy sức mạnh tổng hợp ba môi trường giáo dục, cần có một số giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho gia đình, nhà trường và cộng đồng về sự cần thiết của việc phối hợp giữa các môi trường giáo dục.

Mục đích nhằm cung cấp cho cha mẹ, giáo viên, cán bộ quản lý các cấp, các tổ chức cộng đồng một số kiến thức cơ bản về nội dung ý nghĩa và vai trò của mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc hình thành nhân cách cho trẻ em. Hình thành ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động giáo dục trẻ em của gia đình, nhà trường và cộng đồng. Tuyên truyền vai trò ý nghĩa mối quan hệ gia đình, nhà trường, cung cấp thông tin về nhà trường, vai trò ý nghĩa trách nhiệm của nhà trường với cộng đồng và cộng đồng với nhà trường. Tổ chức các buổi truyền thông tại cộng đồng, phát thanh

trên loa đài, truyền hình, phát tờ rơi. Ở Từ Liêm, hội Phụ nữ phối hợp với cấp ủy, chính quyền rà soát những trẻ em trẻ em bỏ học, hư hỏng để phối hợp giáo dục và có chính sách hỗ trợ. Ở huyện Phúc Thọ, hội Phụ nữ phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo để xóa mù chữ, phổ cập giáo dục cho trẻ em gái từ cấp tiểu học đến phụ nữ 50 tuổi. Thị xã Sơn Tây, đội ngũ giáo viên các trường cũng được huy động vào cuộc với nhiệm vụ thường xuyên rà soát tình hình học tập của học sinh, đồng thời mỗi giáo viên được phân theo dõi một địa bàn nhất định, đảm bảo thường xuyên thay phiên nhau theo dõi địa bàn mình phụ trách. Huyện Hoài Đức, các tổ chức chính trị xã hội như hội cựu giáo chức của xã, huyện vào đầu năm học thường có những hình thức khen thưởng đối với những học sinh đạt danh hiệu cao trong học tập. Sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị xã hội trong thời gian qua ở các huyện ngoại thành Hà Nội đã mang hiệu quả giáo dục tích cực.

Thứ hai: Xây dựng triển khai chương trình hoạt động của gia đình với nhà trường và cộng đồng, nhà trường với gia đình và cộng đồng

Nhà trường tham gia phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, văn hóa - xã hội, chính sách pháp luật cho cộng đồng như các vấn đề ma túy, mại dâm, giáo dục trong gia đình, giáo dục di sản văn hóa, kỹ năng sống. Nhà trường cũng tham gia vào những hoạt động của địa phương như: tham gia mít tinh các hoạt động chính trị lớn tại địa phương, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, bảo vệ trật tự an ninh, hoạt động nhân đạo, hướng nghiệp cho học sinh... Ở Hoài Đức, nhiều trường đã chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý, các đoàn thể tổ chức ở địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương, huy động hợp lý có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng, Ở Phúc Thọ, mối liên hệ giữa gia đình với nhà trường còn hạn chế hạn chế, vì vậy cần phải liên lạc thường xuyên hơn nữa.

Về phía gia đình, thường xuyên liên lạc, trao đổi với nhà trường về nội dung, phương pháp, kết quả giáo dục. Để giữ mối liên hệ này có thể thông qua

sổ liên lạc (thông báo hàng tuần, hàng tháng, nửa học kỳ). Qua đó cha mẹ hồi đáp lại, bày tỏ ý kiến, nêu thắc mắc, hoặc cha mẹ có thể trực tiếp đến gặp mặt giáo viên chủ nhiệm, gọi điện thoại nghe thông báo nhanh về những vụ việc vừa xảy ra trong ngày của con em mình. Cha mẹ cũng cần tham gia đầy đủ các cuộc họp của cha mẹ học sinh, các cuộc hội thảo của nhà trường dành cho cha mẹ. Trong các cuộc họp phụ huynh cha mẹ nên lắng nghe và biết được nhà trường đã và đang dạy con những gì, có biện pháp gì giúp đỡ không, mối quan hệ giữa giáo viên với con mình có tốt không. Đồng thời gia đình cần cung cấp cho nhà trường những thông tin về hoàn cảnh sống của học sinh. Tại đây giáo viên chủ nhiệm có thể trao đổi với cha mẹ học sinh những quan điểm, phương pháp mới về giáo dục, những điều nên và không nên, tham gia góp ý kiến.

Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị đều có vai trò vị trí khác nhau. Tuy nhiên nếu mỗi tổ chức đó đều phát huy trách nhiệm của mình thì việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Bởi vậy theo chúng tôi cần phải:

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở địa phương trong việc đề ra các chủ trương, phương hướng giải pháp về công tác phối hợp giữa gia đình nhà trường và cộng đồng tạo điều kiện cho việc phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách cho trẻ em.

Đoàn thanh niên cộng sản, Đội thiếu niên tiền phong cũng cần phối hợp với gia đình, nhà trường tham gia các hoạt động giáo dục trong trường, tổ chức thực hiện hoạt động ngoại khóa. Ở thị xã Sơn Tây, Đoàn thanh niên đã phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động như tổ chức các hoạt động giáo dục trên địa bàn huyện, thành lập các quỹ khuyến học quỹ khuyến khích tài năng trẻ. Phong trào “Nói không với ma túy” của thanh niên huyện Phúc Thọ... Đoàn thành niên, đội thiếu niên tiền phong có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức thi đua học tốt và rèn luyện cho đoàn viên học sinh trong nhà trường, huy động học sinh không bỏ học..

Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện tham gia hỗ trợ cơ sở vật chất, chăm sóc trẻ em, tạo một môi trường giáo dục lành mạnh, khôi phục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo trong gia đình, cộng đồng, vận động học sinh đến lớp, nhất là vận động các em nữ không bỏ học

Như vậy để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em cần tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu không có sự liên hệ, phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục gia đình, việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ gặp nhiều khó khăn. Làm tốt việc kết hợp các lực lượng giáo dục cũng có nghĩa là tạo cho thế hệ trẻ một môi trường sống lành mạnh, trẻ em ngay từ khi còn nhỏ được sống trong sự giáo dục hài hòa của gia đình, nhà trường và xã hội.

Ngoài việc tăng cường phối hợp với các lực lượng giáo dục, cần coi trọng và phát huy ưu thế của gia đình trong giáo dục nhân cách cho trẻ. Giáo dục gia đình là giáo dục thông qua tình yêu thương ruột thịt, từ khi lọt lòng mẹ đứa trẻ đã tiếp thu văn hóa kinh nghiệm xã hội không phải bằng lý trí và tư duy mà bằng những cử chỉ lời nói, tình cảm yêu thương của những người xung quanh. Tình cảm của cha mẹ là yếu tố có hiệu quả nhất trong quá trình dẫn dắt trẻ thơ thích nghi dần với đời sống xã hội. Mặt khác, sống với gia đình và người thân là điều kiện tốt để trẻ có thể hình thành phát triển nhân cách cho mình. Giáo dục gia đình là sự phối hợp nhiều mặt, mang tính thực tiễn cao, giáo dục gia đình diễn ra hàng ngày trong cuộc sống, có khả năng đáp ứng kịp thời những yêu cầu trong thực tiễn và những tình huống nảy sinh trong cuộc sống. Nhân cách của trẻ được hình thành trước tiên là từ gia đình và phát triển hoàn thiện là nhờ giáo dục của gia đình mà trước hết phải kể đến đó là vai trò của cha mẹ. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ cho các bậc cha mẹ để phát huy ngày càng tốt hơn vai trò của gia đình.

Trên đây là một số giải pháp quan trọng nhằm phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện

nay, đặc biệt những giải pháp này được gắn vào bốn huyện cụ thể: Phúc Thọ, Hoài Đức, Từ Liêm, thị xã Sơn Tây. Các giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau, do đó phải thực hiện chúng một cách đồng bộ nhất quán, tránh tách rời trong quá trình giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em. Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ giúp các gia đình phát triển, tạo điều kiện cho các gia đình chăm lo giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em. Đó cũng là những giải pháp quan trọng để xây dựng một gia đình hòa thuận, no ấm, bình đẳng, hạnh phúc

KẾT LUẬN

Con người cùng với nhân cách của họ là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mọi cuộc tiến hóa của xã hội. Nhân cách là bộ mặt xã hội tâm lý của mỗi con người cụ thể, nhân cách con người không phải tự nhiên sinh ra đã có. Nhân cách được hình thành và phát triển thông qua những mối quan hệ tác động giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và xã hội, thông qua những quan hệ lao động, văn hóa - xã hội để tồn tại và phát triển.

Trong công cuộc xây dựng bồi dưỡng thế hệ trẻ cho đất nước, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến nguyên tắc giáo dục toàn diện. Người chỉ rõ: Nhà

nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục. Một con người có trí tuệ và nhân cách phát triển lệch lạc không thể là một người chủ xứng đáng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước nhà. Có thể nói nhân cách là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi con người, nhất là đối với trẻ em. Sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó gia đình được xem là nhân tố quan trọng hơn cả.

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ và ngay từ những năm tháng đầu đời đã được hấp thụ tác động của các thành viên trong gia đình, trước hết là cha mẹ. Tất cả những nếp sinh hoạt, tổ chức cuộc sống gia đình dần dần được chuyển hóa trong nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ, hay nói cách khác các quan hệ đó đã để lại dấu ấn đậm nét trong thời ấu thơ và cả cuộc đời trong quá trình xã hội hóa cá nhân. Các hành vi ứng xử của cha mẹ sẽ để lại dấu ấn sâu sắc và được cá nhân hình thành một cách tự giác hay tự phát thông qua quá trình tổ chức cuộc sống hoạt động và giao tiếp giữa các thành viên.

Thành phố Hà Nội là một trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đảm đương được vai trò này, vấn đề thiết yếu là phải phát huy được nguồn lực con người - nguồn lực của mọi nguồn lực. Trong đó, trẻ em ngoại thành là một bộ phận đặc biệt quan trọng. Giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ em ngoại thành Hà Nội hiện nay là góp phần xây dựng một lối sống đô thị văn minh, lịch sự, đồng thời góp phần bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ cho yêu cầu xây dựng và phát triển một Thành phố xứng đáng với vị trí là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa.

Trong những năm qua các gia đình ngoại thành Hà Nội có vai trò to lớn đối với tiến trình phát triển Thủ đô nói chung, đối với giáo dục thế hệ trẻ nói riêng, đã đạt được những kết quả nhất định. Song bên cạnh những thành tựu chung đó là một số những biểu hiện: cha mẹ mải mê kiếm tiền chưa quan tâm sâu sát đến con; cha mẹ thiếu gương mẫu đẩy con vào con đường tội lỗi; kiến thức kinh nghiệm của nhiều phụ huynh chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, ảnh hưởng của môi trường xã hội, các tệ nạn ma túy, mại dâm... đang làm băng hoại đạo đức xã hội lôi cuốn một bộ phận trẻ em vào vòng tội lỗi, tình trạng trẻ em hư gia tăng.

Vì vậy để phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay, cần phải có những quan điểm sau: Phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội cần phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở thành phố Hà Nội; phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em phải gắn với chiến lược xây dựng gia đình văn hóa ở thành phố Hà Nội hiện nay; phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em là trách nhiệm của gia đình và của cả cộng đồng xã hội trước hết là của cả hệ thống chính trị ở cơ sở.

Trên cơ sở những quan điểm đó, phát huy vai trò của gia đình, nhất thiết phải thực hiện các giải pháp sau: xây dựng gia đình ngày càng no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc và bền vững, tăng cường sự phối hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, đặc biệt coi trọng cơ chế giáo dục gia đình, nâng cao trình độ dân trí và năng lực giáo dục cho các bậc cha mẹ và chất lượng giáo dục trên cơ sở cải tiến nội dung phương pháp giáo dục. Để đạt được kết quả đó cũng đòi hỏi sự nỗ lực chung của Đảng và Nhà nước,

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 103)