Có sự lệch lạc trong việc nhận thức về sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ của gia đình

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 77 - 84)

triển nhân cách cho trẻ của gia đình

Cơ chế thị trường và quá trình đô thị hóa đã tác động tích cực tới kinh tế và đời sống của các gia đình ở ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên mặt trái của nó đã tạo ra những tiêu cực: sự bùng nổ thông tin và sự kiểm soát thiếu chặt chẽ, đã làm cho nhiều loại phim ảnh, băng hình, đĩa nhạc, sách truyện với những nội dung không lành mạnh, kích động bạo lực, về các tệ nạn xã hội trộm cắp, ma túy, mại dâm… ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Từ những phương tiện thông tin ngoài luồng, lối sống thực dụng của xã hội tư sản phương Tây, với các mẫu hình tình yêu, hôn nhân và gia đình xa lạ với văn hóa truyền thống đã làm cho vấn đề giáo dục và hình thành nhân cách trẻ em gặp không ít khó khăn phức tạp. Sự tác động của kinh tế thị trường không những ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị và quy phạm đạo đức mà nó còn ảnh hưởng đến nhận thức của một bộ phận không nhỏ các gia đình. Những người

bị xu hướng này chi phối chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân, gia đình quên lợi ích tập thể, xã hội đã dẫn đến những lệch lạc trong quan niệm và hành vì, trong lối sống và hoạt động của họ theo kiểu “kinh tế phi chính trị”, “kinh tế phi đạo đức”, “kinh tế phi tình cảm”... Họ không hề quan tâm đến tương lai, nguy hiểm hơn là quên đi truyền thống và quay lưng lại với quá khứ... Khuynh hướng này đang làm cho một số gia đình có xu hướng nhận thức lệch chuẩn giá trị đạo đức, nhân cách, lối sống.

Không khí dân chủ ngoài xã hội đưa vào gia đình là điều tự nhiên, hợp lý và tiến bộ nhưng vẫn phải đảm bảo dân chủ gắn liền với kỷ cương, luật pháp đạo đức, bình đẳng và nề nếp “cha ra cha, con ra con”, trên dưới đúng mực trong mối quan hệ chứ không phải “cá mè một lứa”. Bởi vậy, phải đề phòng quan điểm “dân chủ cực đoan”, lệch lạc trong gia đình, ngay cả khi con cái nắm vị trí kinh tế chủ yếu, quan trọng hơn cha mẹ trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay làm ảnh xấu đến việc hình thành nhân cách cho trẻ.

Những năm gần đây, một số gia đình do quá yêu chiều con cái hoặc không quan tâm, săn sóc ông bà, cha mẹ, không muốn làm nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ, từ chỗ đặt mục đích “lợi ích" làm trọng, họ đã thúc đẩy các thành viên gia đình đối xử với lớp người già theo nguyên tắc trao đổi sòng phẳng. Họ đã lấy mức độ giàu - nghèo làm tiêu chuẩn xác định quan hệ thân sơ trong họ hàng. Cách đối xử trở nên không bình thường đã làm cho mối quan hệ vốn có giữa các thế hệ trong gia đình bị mất thăng bằng. Nhiều chuyện con cái ngược đãi cha mẹ già, anh chị em xung đột nhau chỉ vì đất đai thừa kế đã làm đau lòng mọi người.

Bên cạnh đó có một số gia đình quan niệm chưa đúng về việc hình thành năng lực (tài) cho trẻ. Theo họ để phát triển năng lực cho trẻ chỉ cần đầu tư cho con học tập ở trường, học các môn văn hóa, cho con đi học thêm thật nhiều. Đầu tư cho con đầy đủ các phương tiện vật chất, dành tất cả thời gian cho con học tập. Điều đó là rất tốt, nhưng có một thực tế đặt ra là đa số những trẻ em sống trong

những điều kiện khá giả, được quan tâm đầy đủ lại không phát triển tài năng một cách toàn diện. Trẻ trở thành những con “mọt sách”, không biết động đến việc gì khác ngoài việc học, không hiểu biết sâu sắc về thế giới tự nhiên đang diễn ra xung quanh trẻ. Nhiều phụ huynh còn tìm cho con gia sư dạy ngay ở nhà, trẻ không còn thời gian để nghỉ ngơi giải trí, không có điều kiện giao lưu tiếp xúc với thế giới tự nhiên, cho nên trẻ sẽ cũng không có điều kiện phát triển bản thân, phát triển tài năng, sự sáng tạo của mình. Trẻ không cần phải làm bất cứ điều gì bởi luôn có người giúp đỡ. Trong hoàn cảnh như vậy đứa trẻ lớn lên chỉ biết có mình, không biết tới và nghĩ đến người khác, không hiểu rằng mình phải có trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Tại một cuộc điều tra với 150 học sinh ở Hà Nội cho thấy, 75% số trẻ em dưới 12 tuổi được cha mẹ hằng ngày đưa đón đến trường học. Trong đó có 60% só trẻ em được đưa đón có tính nhút nhát, thói quen đó đã làm cho các em càng dựa dẫm, ỷ lại sự che chở của cha mẹ [40]. Việc bảo vệ và nuông chiều con quá mức, vô hình chung cha mẹ đã dựng lên một bức tường ngăn cách giữa đứa trẻ và xã hội, vô tình gia đình đã cướp đi quyền chủ động của con trẻ.

Nếu một cá nhân có trình độ và năng lực chuyên môn rất cao nhưng không có đạo đức sẽ gây ra nhiều thảm họa về tệ nạn xã hội, rơi vào nạn tham ô, lãng phí, hoặc vì lợi ích của bản thân bất chấp thủ đoạn bất lương và những việc làm phi pháp nhằm công kích hại người khác. Ngược lại, người có đủ tài đức khi làm bất kì việc gì họ cũng nghĩ đến lợi ích chung, đặt lợi ích của tập thể và xã hội lên cao, tạo sự dung hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là cần phải có những quan niệm đúng đắn về đức và tài. Chỉ có quan niệm đúng thì gia đình mới có thể hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ được.

2.3.3. Sự kết hợp các môi trường giáo dục nhân cách cho trẻ còn bất

cập và nhiều hạn chế

Hiện nay, ở một số huyện ngoại thành Hà Nội, sự kết hợp các môi trường giáo dục nhân cách cho trẻ còn bất cập và nhiều hạn chế. Trong thực tế sự hợp

tác phối hợp giữa các thiết chế giáo dục còn lỏng lẻo, hiệu quả còn thấp, cho nên mặt mạnh của mỗi thiết chế chưa được phát huy, chưa bổ sung cho nhau.

Có nhiều gia đình thiếu trách nhiệm không quan tâm trong việc quản lý con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội. Các phụ huynh sẵn sàng giao phó con em mình cho nhà trường, xã hội mà không hề xem có điều gì diễn ra xung quanh trẻ, không quản lý chặt chẽ việc học tập, sinh hoạt của con cái. Sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy làm cho trẻ có những hành vi và những suy nghĩ lệch lạc.

Bảng 2.7. Kết quả điều tra nhận thức của cha mẹ về chủ thể giáo dục trẻ em ở ngoại thành Hà Nội

Đơn vị tính: %

Chủ thể giáo dục Từ Liêm Hoài Đức Phúc Thọ Thị xã Sơn Tây Gia đình 23 24 22 25 Nhà trường 45 35 46 43 Xã hội 17 12 19 15 Kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội 15 29 17 17

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát ở 4 huyện ngoại thành Hà Nội (Từ Liêm, Hoài Đức, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây Tháng 6/2013)

Kết quả điều tra cho thấy nhận thức về chủ thể giáo dục của đa số các bậc cha mẹ ở ngoại thành còn hạn chế. Phần lớn các bậc cha mẹ đều quan niệm rằng cho con ăn học là giao toàn bộ việc giáo dục cho nhà trường mà không quan tâm xem con cần giáo dục cái gì và giáo dục như thế nào. Sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội còn nhiều hạn chế là nguyên nhân làm cho giáo dục gia đình kém hiệu quả. Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) khi kiểm điểm về chất lượng giáo dục đào tạo, đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân yếu kém đó là: “việc kết hợp giáo dục nhà trường với gia đình, xã hội với lao động sản xuất, đời sống, học đi đôi với hành còn rất hạn chế” [21, tr.23].

Bên cạnh đó các gia đình ngoại thành Hà Nội đều nhận thấy sự khó khăn trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội bởi mỗi năm phụ huynh học sinh chỉ gặp giáo viên chủ nhiệm hai lần trong khi đó tâm lý của trẻ thay đổi từng giờ, tệ nạn xã hội và những biểu hiện xấu trong xã hội đe dọa mọi lúc mọi nơi nên rất khó để có thể giáo dục được. Vì vậy yêu cầu việc giáo dục phải thường xuyên và thông tin phải kịp thời.

Một vấn đề khác đó là nội dung của mỗi lần họp nhà trường đặt vấn đề bàn bạc tìm các giải pháp hữu hiệu để giáo dục toàn diện và rất chú trọng đến vấn đề đạo đức của học sinh. Tuy vậy hầu hết các bậc cha mẹ đi họp chỉ muốn biết chủ trương đóng góp chứ chưa cùng bàn kế hoạch giáo dục. Đối với giáo viên chủ nhiệm thì phê học bạ và ghi sổ liên lạc còn chung chung quá ngắn gọn chưa đánh giá được diễn biến sự trưởng thành từng mặt của học sinh theo mục tiêu giáo dục đạo đức, giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, giáo viên chủ nhiệm còn ít quan tâm đến lớp, và giải quyết qua loa khi có học sinh sai phạm, hoặc chưa kịp thời thông báo, trao đổi thông tin đến gia đình học sinh. Ngược lại có gia đình học sinh khi được nhà trường thông báo về sai phạm của con em mình thì có thái độ phản ứng “bênh” con, biện hộ cho khuyết điểm của con chưa phối hợp cùng nhà tường trong việc giáo dục con. Có những trường hợp gia đình không bao giờ liên lạc gì với nhà trường để biết tình hình học tập của con, thậm chí không bao giờ đi họp các buổi họp định kỳ trong năm. Đa số những học sinh chưa ngoan bố mẹ đều không đi họp, được mời cũng không đến. Điều đó gây khó khăn trong việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình.

Đối với các tổ chức xã hội, thì sự phối hợp giữa gia đình và các tổ chức xã hội hầu như thực hiện theo một cơ chế chặt chẽ, còn mang tính chất hình thức, chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Có nhiều ý kiến cho rằng hiệu quả mang lại còn hạn chế. Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đó là do đời sống xã hội có nhiều chuyển biến, nhà trường chưa làm tốt công tác tham mưu, các cấp chính quyền các tổ chức xã

hội chưa quan tâm, gia đình ỷ lại vào nhà trường, do nội dung biện pháp phố hợp chưa rõ ràng, do cộng đồng đứng ngoài cuộc.

Mặt khác sự suy thoái trong đạo đức lối sống và những tệ nạn xã hội đang tạo nên một môi trường văn hóa- xã hội không lành mạnh ở ngoại thành Hà Nội, cũng đang tác động tiêu cực đến giáo dục gia đình. Môi trường văn hóa thiếu lành mạnh, bị đầu độc bởi những lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp nên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí đồng nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ em trong gia đình.

Sự quản lý và giáo dục bất cập của gia đình nhà trường và xã hội đã dẫn đến nhiều hậu quả cho gia đình và xã hội. Tình trạng trẻ em bỏ học, hư hỏng phạm tội, sa ngã còn nhiều. Theo điều tra trắc nghiệm ở một số trường phổ thông huyện Phúc Thọ về nguyên nhân và lý do phạm tội của trẻ tuổi từ 10 - 17 như sau: nói dối 95%; bỏ nhà 80%; trộm cắp 78%; bỏ học 80%. Trẻ phạm tội thông thường học vấn rất thấp: 64% là mù chữ và cấp I, con cái gia đình có bố mẹ ly hôn, mồ côi 45%; gia đình có bố mẹ, anh chị không gương mẫu, coi thường pháp luật là 54%, bị bố mẹ bỏ mặc, thờ ơ là 29% [76].

Gia đình, nhà trường và xã hội là những thiết chế có chức năng giáo dục, xã hội hóa cá nhân hoàn toàn không giống nhau. Trong quá trình tổ chức giáo dục cho trẻ thì đặc trưng của mỗi thiết chế được bộc lộ rõ rệt và cần được bổ sung cho nhau. Những mặt mạnh của giáo dục gia đình sẽ bổ sung cho những thiếu hụt của giáo dục nhà trường, của đoàn đội. Đồng thời giáo dục gia đình cần được bổ sung những mặt mạnh của giáo dục nhà trường và các tổ chức xã hội. Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các thể chế xã hội đối với vấn đề hình thành nhân cách cho trẻ em ngoại thành Hà Nội nhằm đạt mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện được coi như là một nguyên tắc quan trọng. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên trước hết là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động giáo dục cùng một hướng, một mục

đích, một tác động tổ hợp đồng tâm hợp lực tập trung sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của học sinh, tránh sự tách rời, mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động, trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách.

Chương 3

Một phần của tài liệu Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 77 - 84)