I. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều
ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU.
I. Mục tiêu. 1. Kiến thức
-Nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang, từ dòng điện xoay chiều.
-Bố trí được( kí hiệu ) TN chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
-Nhận biết được kí hiệu của ampe kế và vôn kế xoay chiều, sử dụng được chúng để đo cường độ và HĐT hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
2.Kĩ năng: Sử dụng các dụng cụ đo điện, mắc mạch điện theo sơ đồ, hình vẽ. 3.Thái độ: Trung thực, cẩn thận, ghi nhớ sử dụng điện an toàn.
II. Chuẩn bị.
*Học sinh:
-1 nam châm điện, 1 nam châm vĩnh cửu.
-1 nguồn điện 1 chiều 3V- 6V, 1 nguồn điện xoay chiều 3V- 6V.
*Giáo viên:
-1 ampe kế xoay chiều; 1 vôn kế xoay chiều
-1 bút thử điện, 1 bóng đèn 3V có đui; 1 công tắc, 8 sợi dây nối.
-1 nguồn điện 1 chiều 3V- 6V, 1 nguồn điện xoay chiều 3V- 6V hoặc một máy chỉnh lưu hạ thế.
III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp.
GV kiểm tra sĩ số: Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: 4ph
-Dòng điện xoay chiều có đặc điểm gì khác so với dòng điện một chiều. -Dòng điện 1 chiều có những tác dụng gì?
3. Bài mới: 35ph
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu các tác dụng của DĐ xoay chiều:
- GV: yêu cầu HS quan sát hình 35.1 SGK và cho biết tác dụng của dòng điện ở mỗi TN
- HS: Quan sát và nêu tác dụng của DĐ
- GV: Ngoài 3 tác dụng trên DĐ xoay chiều còn có tác dụng gì?
- HS: Tác dụng sinh lí.
BVMT:
- Sử dụng dòng điện xoay chiều để thắp sáng, tỏa nhiệt không tạo ra những chất khí gây hiệu ứng nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường. - Động cơ điện xoay chiều không có bộ góp điện nên không xuất hiện các tia lửa điện và các chất khí gây hại cho môi trường.
I. Tác dụng của dòng điện xoay chiều
C1:
- Tác dụng nhiệt - Tác dụng quang - Tác dụng từ
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện xoay chiều
- GV: Yêu cầu HS quan sát TN như hình 35.2 và 35.3, quan sát nhận biết trao đổi trả lời câu 2 - GV: Tiến hành TN biểu diễn.
- GV: Như vậy tác dụng từ của dòng điện xoay chiều có điểm gì khác so với DĐ một chiều? - HS: Khi DĐ đổi chiều thì lực từ của DĐ tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các dụng cụ đo CĐ và HĐT của dòng điện xoay chiều.
- GV: Ta đã biết dùng ampe kế để đo CĐDĐ của mạch 1 chiều.
Có thể dùng dụng cụ này để đo CĐDĐ và HĐT của mạch xoay chiều được không? Nếu dùng thì có hiện tượng gì xảy ra với kim của các dụng cụ đó?
- GV: Yêu cầu HS quan sát TN và so sánh với dự đoán.
- HS: Quan sát TN, so sánh với dự đoán và trả lời câu hỏi của trong sgk.
- GV: Hướng dẫn HS --> kết luận.
Hoạt động 4. Vận dụng:
- GV: Yêu cầu HS trả lời C3, C4
II.Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.
1.Thí nghiệm:
C2: Nếu lúc đầu cực Nam hút thì
khi đổi chiều DĐ nó bị đẩy và ngược lại.
Khi dòng điện xoay chuyển chạy
qua thì cực Nam bị hút đẩy. Nguyên nhân do DĐ luân phiên đổi chiều.
2.Kết luận
Khi DĐ đổi chiều thì lực từ của DĐ tác dụng lên NC cũng đổi chiều.
III.Đo CĐDĐ và HĐT của mạch điện xoay chiều.
1.Thí nghiệm
2.Kết luận
- Đo HĐT và độ của dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và ampe kế có kí hiệu là AC.
- Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ 2 chốt của phích cấm vào ổ lấy điện.
III.Vận dụng
C3: Sáng như nhau vì hiệu điện thế
hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều tương đương với hiệu điện thế của dòng điện một chiều.
C4: Có. Vì dòng điện xoay chiều
trong cuộn dây nc tạo ra một từ trường biến đổi. Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây B cũng biến đổi làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây
4.Củng cố: 4ph
-Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì?
-Trong các tác dụng đó, tác dụng nào phụ thuộc vào chiều dòng điện. -Vôn kế và ampe kế xoay chiều có kí hiệu thế nào?
5.Dăn dò: 1ph
- Học và làm bài tập trong SBT
Soạn ngày 7/01/2013
Tiết 39: TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA.
I. Mục tiêu. 1. Kiến thức.