HĐ 2: Tìm hiểu khái niệm mới “ dòng điện xoay chiều”.
- GV yêu cầu cá nhân HS đọc mục 3 – tìm hiểu khái niệm dòng điện xoay chiều.
- HS: Đọc mục 3 trả lời câu hỏi của GV.
HĐ 3. Tìm hiểu 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều:
- GV: Gọi HS đưa ra cách tạo ra dòng điện xoay chiều.
- HS: Nêu cách tạo ra dòng điện xoay chiều.
- GV: Yêu cầu HS đọc câu C2, nêu dự đoán về chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây, giải thích.
- HS: Đọc C2, nêu dự đoán.
- GV: Yêu cầu HS là TN theo nhóm kiểm tra dự đoán đưa ra kết luận.
- HS: tiến hành TN kiểm tra dự đoán theo nhóm, thảo luận trên lớp kết quả để đưa ra kết luận. Tương tự GV yêu cầu HS nghiên cứu c3, nêu dự đoan.
-HS: Quan sát TN GV làm, phân tích TN và so sánh với dự đoán ban đầu => Rút ra kết luận câu C3.
BVMT: dòng điện xoay chiều có nhiều ưu điểm
so với dòng điện một chiều vì vậy:
Cần tăng cường sản xuất và sử dụng dòng điện xoay chiều.
Sản xuất các thiết bị chỉnh lưu để biến đổi dòng điện xoay chiều thành 1 chiều khi cần.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C4 của phần vận dụng SGK.
- HS: Cá nhân hoàn thành câu C4.
khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm.
3. Dòng điện xoay chiều.
Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.
II. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều. chiều.
1. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín. dây dẫn kín.
C2: Khi cực N lại gần ống dây thì số đường sức từ đi vào tiết diện ống dây tăng, khi cực N ra xa thì số đường sức từ đi vào tiết diện ống dây giảm. Khi nam châm quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của ống dây tăng giảm liên tục. vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong ống dây là dòng điện xoay chiều.
2. Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường. trường.
C3: Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 đến vị trí 2 thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây tăng, khi ống dây quay tiếp thì số đường sức từ giảm. Nếu cuộn dây quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây tăng giảm liên tục. vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều.
3. Kết luận.
Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dẫn thì trong cuộn dây có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
III. Vận dụng.
C4: Khi khung dây quay nửa vòng tròn thì số đường sức từ qua khung dây tăng. Trên nứa vòng tròn sau, số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều, đèn thứ 2 sáng.
4. Củng cố: 4ph
Yêu cầu HS nhắc lại điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây kín.