I. Kiến thức cần nhớ:
a) Vì ảnh ngược chiều với vật nên ảnh là ảnh
thật.
b) Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật. A’B’ ngược chiều, lớn hơn vật nên là ảnh thật. Vậy thấu kính là thấu kính hội tụ.
c) Tương tự bài trên:
- Nối B’ với B cắt trục chính xy tại quang tâm O.
- Dựng thấu kính tại O.
- Từ A kẻ tia tới song song với trục chính, cắt thấu kính tại I.
- Nối I với A’ cắt trục xy tại tiêu điểm F’ - Lấy F đối xứng với F’ qua thấu kính. HD: Tương tự, cách xác định bài toán đã cho như hình vẽ.
4. Củng cố: 2ph
Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm ảnh của các thấu kính.
Đối với thấu kính hội tụ, khi nào thì cho ảnh ảo? ảnh ảo của thấu kính hội tụ có đặc điểm gì?
5. Dặn dò: 1ph
- Xem lại các bài đã học, xem lại các kiến thức về mắt, mắt cận, mắt lão. - Làm một số bài tập quang học liên quan đến mắt.
Ngày soạn: 2/5/2013
Tiết 69: ÔN TẬP I. Mục tiêu:
- Ôn tập một số kiến thức về mắt, mắt cận, mắt cận, mắt lão. - Rèn luyện kĩ năng giải bài tập quang hình có liên quan.
II. Chuẩn bị:
GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập. HS: Kiến thức liên quan đến mắt.
III. Tiến trình dạy và học:
1. Ổn định lớp: 1ph 2. Kiểm tra bài cũ: 3ph
Nêu cấu tạo của mắt. 3. Bài mới: 35ph
HĐ của GV và HS Nội dung cơ bản
Bài 1. Một người cận thị phải đeo kính có
tiêu cự 90cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được những vật xa nhất cách mắt là bao nhiêu?
GV: Mắt cận cần đeo kính loại nào để sửa tật cận thị?
Kính cận phù hợp là kính như thế nào? Vậy điểm cực viễn nằm ở đâu?
HS phát biểu xây dựng bài. HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài 2. Một người quan sát một cột điện
cao 8m, cách chỗ đứng 25m. Biết rằng màng lưới của mắt cách thể thủy tinh 2cm. Hãy tính chiều cao của ảnh cột điện trong mắt.
GV ra bài tập, yêu cầu hs nêu hướng giải. HS thảo luận, phát biểu.
GV yêu cầu HS lên bảng vẽ hình và trình bày lời giải.
HS khác làm trên nháp, nhận xét bổ sung.
Bài 3. Một người nhìn rõ được những
vật ở xa nhất cách mắt 50cm và gần nhất cách mắt 15cm.
Tính tiêu cự của kính phải đeo để sửa tật. Khi đeo kính người đó nhìn rõ các vật
HD:
Mắt cận phải đeo thấu kính phân kì. Kính phù hợp là kính có tiêu cự bằng khoảng cực viễn của mắt khi không đeo kính. Do đó khi không đeo kính người đó nhìn rõ vật ở xa nhất cách mắt 90cm. HD: Xét 2 đồng dạng OAB và OA’B’ ta có: A’B’/AB = OA’/OA A’B’ = AB.OA’/OA = 80.2/250 = 0,64cm HD: Người này nhìn xa nhất chỉ 50cm (OCv hữu hạn) nên người này bị cận thị. Để sửa tật thì người này phải đeo kính phân kì, có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt. Do đó tiêu cự của kính cần
trong khoảng nào trước mắt?
GV yêu cầu HS thảo luận và nêu hướng giải.
HS thực hiện, lên bảng trình bày, H/s khác làm trên nháp.
phải đeo là:
f = CV = 50cm
Điểm xa mắt nhất người đó nhìn rõ khi đeo kính là ở vô cực vì khi đó ảnh nằm trên tiêu điểm (và cũng là nằm trên điểm cực viễn của mắt).
(xem hình bài trên)
Giả sử người đó quan sát một vật AB gần mắt nhất mà người đó còn nhìn rõ, khi đó, để nhìn được ảnh này thì ảnh này phải nằm trên điểm cực cận của mắt OA’ = 15cm.
Xét 2 đồng dạng OAB và OA’B’ Có AB/A’B’ = OA/OA’ (1)
Xét 2 đồng dạng FA’B’ và FOI ta có: OI/A’B’ = FO/FA’ = FO/(FO-OA’) (2) Từ (10 và (2), với OI = AB ta được: OA/OA’ = FO/(FO-OA’)
Với FO = f = 50cm; OA’ = 15cm ta được OA = 15.50/(50-15) = 21,4cm
Vậy khi đeo kính, điểm gần nhất mắt nhìn được cách mắt 21,4cm; điểm xa nhất mắt nhìn rõ là ở vô cực.
4. Củng cố: 2ph
Em có nhận xét gì về các bài tập về mắt, thấu kính?
Ngoài tật cận thị và mắt lão, em còn biết những tật gì của mắt?
5. Dặn dò: 1ph
Về nhà xem lại bài học.
Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học ở HK II, chuẩn bị tốt dụng cụ, đồ dùng để giờ sau kiểm tra hk II.
Ngày soạn: 7/5/2013
Tiết 70: KIỂM TRA HỌC KÌ II I. Mục tiêu:
- Đánh giá được mức độ nhận thức của học sinh. - Phân loại được các nhóm học sinh.
II. Chuẩn bị:
GV: Đề kiểm tra
HS: Chuẩn bị kiến thức và dụng cụ cần thiết: Máy tính, bút…
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: 1ph 2. Kiểm tra:
GV phát để kiểm tra.
Ma trận đề kiểm tra:
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng 9 1câu 0,25đ Thấu kính, kính lúp 1, 6, 7 2, 3, 10, 12, 13 8 câu 2đ Mắt và tật của mắt 4 5 19 3câu 3,5đ Ánh sáng trắng, ánh sáng màu 8, 11 2 câu 0,5đ Các tác dụng của ánh sáng 14 1câu 0,25đ
Sự chuyển hóa năng lượng.
15, 17 16 18 4 câu 3,5đ
Cộng 9 câu 3đ 8 câu 2đ 2 câu 5đ 19câu 10đ
Đề kiểm tra:
I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5đ)
Câu 1: Thấu kính hội tụ là thấu kính có phần giữa:
A. Mỏng hơn phần rìa. B. Dày hơn phần rìa. C. Bằng phần rìa. D. Cả A, B đúng.
Câu 2: Chiếu chùm tia tới song song với trục chính của một thấu kính hội thì chùm
tia ló:
A. Hội tụ tại F. B. Loe rộng ra. C. Chùm sáng bất kì. D. Không có đáp án đúng.
Câu 3:Đặt một vật trước thấu kính phân kì, ảnh thu được là:
A. Ảnh thật. B. Ảnh thật nhỏ hơn vật. C. Ảnh ảo lớn hơn vật. D. Ảnh ảo nhỏ hơn vật
Câu 4: Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 50cm trở ra. Mắt người ấy bị tật gì?
A. Không bị tật gì. B. Cận Thị. C. Mắt lão. D. Các đáp án trên đều đúng.
Câu 5. Một người khi đọc sách phải đeo kính hội tụ. Hỏi mắt người ấy mắc tật gì?
A. Không bị tật gì. B. Cận Thị. C. Mắt lão. D. Các đáp án trên đều đúng.
Câu 6. Thấu kính hội tụ có tiêu cự f nào dưới đây có thể coi là kính lúp?
A. f = 10cm B. f = 50cm C. f= 100cm D. f = 200cm