1.Thí nghiệm
C1: Kim nam châm lệch đi. Khi ngắt dòng điện nam châm lại trở về vị trí cũ.
2. Kết luận: Dòng điện chạy qua
dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
- GV nêu vấn đề: Trong TN trên, kim nam châm đặt dưới dây dẫn điện thì chịu tác dụng của lực từ. Có phải chỉ có vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không? Làm thế nào để trả lời được câu hỏi đặt ra?
- HS: Trao đổi vấn đề mà GV đặt ra, đề xuất phương án TN kiểm tra.
- GV: Hướng dẫn HS thực hiện C2, C3. - HS: làm TN, thực hiện trả lời C2, C3.
- GV: TN chứng tỏ không gian xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện có gì đặt biệt? -HS: Phát biểu: ...có tác dụng từ lên kim nam châm đặt trong nó.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận.
HĐ 4: Tìm hiểu cách nhận biết từ trường: 5ph
- GV: yêu cầu HS nêu phương pháp để phát hiện ra từ trường.
- HS nêu phương pháp
- GV: Gợi ý+ Cần căn cứ vào đặc tính nào của từ trường để phát hiện ra từ trường?
+Thông thường: dụng cụ đơn giản để nhận biết từ trường là gì?
BVMT: - Sóng điện từ: điện thoại, rađiô… có
ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người khi tiếp xúc quá lâu.
- BF: Không sống gần các trạm phát sóng điện từ.
+ Không đàm thoại điện thoại lâu, để điện thoại xa người khi ngủ…
+ Tăng cường sử dụng truyền hình cáp, điện thoại cố định...
Hoạt động 5: Vận dụng:10ph
- GV: yêu cầu HS trả lời C4, C5, C6.
- HS: Làm bài C4, C5, C6 vào vở, HS tha gia thảo luận trên lớp về đáp án của bạn.
1. Thí nghiệm.
C2: Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam, Bắc địa lí.
C3: Kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định.
2. Kết luận: Không gian xung
quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường.
Tại mỗi vị trí trong từ trường, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.
3. Cách nhận biết từ trường.
Dùng kim nam châm đưa vào không gian cần kiểm tra. Nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm(làm kim nam châm đổi hướng) thì nơi đó có từ trường.
III. Vận dụng:
C4: Đặt kim nam châm lại gần
dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch hướng Nam- Bắc thì dây AB có dòng điện chạy qua và ngược lại.
C5: Đó là TN đặt KNC ở trạng
thái tự do, khi đã đứng yên, kim NC luôn chỉ hướng Nam- Bắc.
C6: Không gian xung quanh kim
nam châm có từ trường.
4. Củng cố:4ph
Yêu cầu HS nhắc lại cách bố trí và tiến hành TN chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường.
-Đọc mục “Có thể em chưa biết” để có thêm thông tin.
5. Dặn dò:1ph
- Học và làm bài tập trong SBT,
Ngày soạn:4/11/2012
Tiết 24
TỪ PHỔ- ĐƯỜNG SỨC TỪ
I. Mục tiêu. 1. Kiến thức:
-Biết cách dùng mạt sắt tạo ra phổ của thanh nam châm.
-Biết vẽ các đường sức từ và xác định để chiều và các đường sức từ của thanh nam châm.
2. Kĩ năng: Nhận biết được cực nam châm, vẽ đường sức từ đúng cho nam châm
thẳng, nam châm chữu.
3. Thái độ: Trung thực, cẩn thận, khéo léo trong thao tác TN. II. Chuẩn bị
Mỗi nhóm HS:
-1 thanh nam châm thẳng
-1 tấm nhựa cong cứng, 1 lít mạt sắt -1 bút dạ
-1 số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng.
III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp: 1ph
GV kiểm tra sĩ số: Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: 4ph
- Nêu đặc điểm của nam châm? - Nhắc lại cách nhận biết từ trường.
3. Bài mới: 35ph
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: 1’
Bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy từ trường. Vậy làm thế nào để có thể hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó một cách dễ dàng, thuận lợi?
-->Bài mới.
HDD 2: TN tạo từ phổ của thanh nam châm: 15ph
- GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu phần TN, gọi 1,2 HS nêu dụng cụ TN, cách tiến hành TN. - HS:Đọc phần 1 nêu dụng cụ cần thiết, cách tiến hành TN
- GV: Giao dụng cụ và làm theo nhóm - HS: Thực hiện TN, trả lời câu C1 - GV: Thông báo kết luận SGK
Lưu ý: Để HS nhận xét đúng thì HS vẽ đường
sức từ để nghiên cứu từ trường. Vậy đường sức từ được vẽ như thế nào?
Mạt sắt thưa hay dày nói lên điều gì?
I.Từ phổ 1.Thí nghiệm
C1: Sắp xếp thành những đường
cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần.
2.Kết luận
Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này
- HS: Từ trường mạnh hay yếu.
Hoạt động 3: Vẽ và xác định nhiều đường sức từ: 10ph
- GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm nghiên cứu phần a hướng dẫn trong SGK.
- HS: Làm việc theo nhóm, dựa vào hình ảnh của các đường mạt sắt, vẽ các đường sức từ của nam châm thẳng.
- GV: Hướng dẫn chung cả lớp để có đường biểu diễn đúng như hình 23.2
- HS: Tham gia thảo luận chung cả lớp. Vẽ đường biểu diễn đúng vào vở.
- GV: Thông báo các đường liền nét mà các em vừa vẽ được gọi là đường sức từ.
Tiếp tục hướng dẫn HS làm TN như hướng dẫn ở phần b và trả lời câu hỏi C2.
- HS: Làm việc theo nhóm làm TN và trả lời câu C2.
- GV: Thông báo qui ước của đường sức từ - HS: Ghi nhớ qui ước về chiều đường sức từ. - GV: Dựa vào hình vẽ trả lời C3
- HS: Trả lời C3…… đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.
- GV: yêu cầu HS rút ra một số kiến thức vừa học về đường sức từ, từ đó đưa ra kết luận. - HS thực hiện.
Hoạt động 4: Vận dụng: 10ph
- GV: Yêu cầu HS trả lời các câu C4, C5, C6.
- HS:Tham gia thảo luận trên lớp về đáp án của bạn.
sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần.
Các đường nối từ cực này đến cực kia của nam châm được gọi là “Từ phổ”.
II.Đường sức từ
1.Vẽ và xác định chiều đường sức từ.
Hình 23.2
C2: Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định.
Chú ý: - Đường sức từ dùng để
biểu diễn từ trường.
- Người ta quy ước chiều của đường sức từ là chiều từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm được đặt cân bằng trên đường sức từ.
C3: Ra bắc, vào Nam.
2.Kết luận: (SGK) III.Vận dụng
C4: ở khoảng giữa hai từ cực của
nam châm chữ U, các đường sức từ gần như song song với nhau.
C5: Đầu B của thanh nam châm là
cực nam.
C6: Các ĐST có chiều đi từ cực
Bắc của nam châm bên trái sang cực Nam của nam châm bên phải.
4. Củng cố: 4ph
- Vận dụng kiến thức để trả lời C4, C5, C6 (ở phần vận dụng ) - Đọc “Có thể em chưa biết”
5. Dặn dò:1ph
Ngày soạn: 11/11/2012
Tiết 25
TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA.
I. Mục tiêu: 1. Kiến thức.
-So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của âm thanh nam châm thẳng.
-Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ đường cưa ống dây.
-Vận dụng qui tắc nắm tay phải để xác định chiều hướng sức từ có ống dây và có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện.
2. Kĩ năng
-Làm từ phổ của từ trường ống dây có dòng điện chạy qua. -Vẽ đường sức từ của từ trường ống dây có dòng điện đi qua.
3. Thái độ: Thận trọng, khéo léo khi làm TN.
II. Chuẩn bị
Mỗi nhóm HS:
-1 tấm nhựa có luồn sẵn các dòng dây của một ống dây dẫn. -1 nguồn điện 6V
- 1 công tắc, 3 đoạn dây dẫn
III. Tổ chức hoạt động dạy học. 1. Ổn định lớp: 1ph
GV kiểm tra sĩ số: vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: 4ph
- Nêu cách tạo ra từ phổ và đặc điểm từ phổ của nam châm thẳng. - Nêu qui ước về chiều đường sức từ.
-Vẽ và xác định chiều ĐST biểu diễn từ trường của nam châm thẳng.
3.Bài mới: 35ph
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
HĐ 1: Tổ chức tình huống học tập: 1ph
GV tổ chức tình huống học tập theo SGK.
HĐ 2: Tạo ra và quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua: 14ph
- GV: Gọi HS nêu cách tạo ra để quan sát từ phổ của ống dây có DĐ chạy qua với những dụng cụ đã phát cho các nhóm.
- HS: Nêu cách tạo ra từ phổ. - GV: Yêu cầu HS làm TN.
- HS: Thực hiện TN và thảo luận trả lời câu C1
- GV: Gọi HS trả lời C1
I. Từ phổ ĐST của ống dây có dòng điện chạy qua.
C1: + Phần từ phổ ở bên ngoài
ống dây có DĐ chạy qua và bên ngoài thanh nam châm giống nhau.
+ Khác nhau: Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt sắp xếp (thành) gần như song song với nhau.
Tương tự câu 1, GV yêu cầu HS thực hiện câu C3 theo nhóm.
- HS: Thực hiện câu 3 theo nhóm.
- GV: thông báo hai đầu của ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai từ cực. Đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có đường sức từ đi vào gọi là cực Nam.
- HS: Dựa vào thông báo của GV; HS xác định cực từ của ống dây có dòng điện trong TN. - GV: Tổ chức cho HS trao đổi trên lớp để rút ra kết luận.
- HS: 1-2 HS đọc phần hai kết luận trong SGK.
HĐ 3. Tìm hiểu qui tắc nắm tay phải: 10ph
- GV: từ trường do dòng điện sinh ra, vậy chiều của ĐST có phụ thuộc vào chiều dòng điện hay không? Làm thế nào để kiểm tra để điều đó? - HS: nêu dự đoàn và cách kiểm tra.
- GV: Tổ chức cho HS làm TN kiểm tra dự đoán theo nhóm và hướng ra kết luận.
- HS: Tiến hành TN, rút ra kết luận
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu qui tắc nắm tay phải ở phần 2 ( SGK ).
- HS: Nghiên cứu SGK.
- GV: Gọi HS phát biểu qui tắc - HS: Phát biểu qui tắc
- GV: Yêu cầu HS thực hiện 2b SGK - HS: Thực hiện
- GV: Hướng dẫn HS thảo luận kết quả.
HĐ 4. Vận dụng: 10ph
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu C4, C5, C6. - HS: Cá nhân hoạt động trả lời câu C4, C5, C6 Cả lớp cùng tham gia trên lớp về kết quả của bạn.
tạo thành những đường cong khép kín.
C3: Giống như thanh nam châm
tại hai đầu ống dây, các đường sức từ cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia.
2. Kết luận ( SGK )