Giải pháp đối với lĩnh vực Y tế

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 128)

6 Cơ quan thống kê của EU dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của 27 nước khu vực châu Âu sẽ hồi phục ở mức 1,4% năm 2014; tăng trưởng khu vực Eurozone được dự báo ở mức 1,2% năm 2014.

3.3.4. Giải pháp đối với lĩnh vực Y tế

Trong năm 2014 và giai đoạn 2014 – 2015 đối với lĩnh vực Y tế cần tập trung vào các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, Tăng cường công tác truyền thông, tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ y tế:

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục và thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiểm soát tốc độ tăng dân số, nâng cao chất lượng việc thử nghiệm, nhân rộng các mô hình, giải pháp can thiệp về kỹ thuật, kinh tế xã hội để phấn đấu đạt chỉ tiêu về giảm tỷ lệ sinh, giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số.

- Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, giáo dục để người dân hiểu và chủ động thực hiện tốt các biện pháp tự phòng chống bệnh dịch. Từng bước triển khai các giải pháp để kiểm soát các yếu tố nguy cơ do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, do tập quán, lối sống không lành mạnh có hại đối với sức khoẻ nhân dân; chủ động giám sát dịch tễ để phát hiện sớm các nguy cơ ô nhiễm và bệnh dịch, dự phòng thuốc, hoá chất để chủ động phòng chống dịch bệnh, không để các dịch bệnh lớn xảy ra, đặc biệt là các bệnh dịch mới phát sinh..., giảm tỷ lệ mắc và chết của các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Tăng cường hoạt động an toàn tiêm chủng, an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả CTMTQG; duy trì kết quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3%, giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển KT-XH của đất nước. Tổ chức phòng chống và quản lý được các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường; bệnh nghề nghiệp, phòng chống tai nạn và thương tích.

- Tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm; giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm để phòng ngừa ngộ độ thực phẩm. - Tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật an toàn thực phẩm, Nghị định và các văn bản liên quan. Xây dựng và trình ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh ATTP theo Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội. Tăng cường công tác thanh tra, hậu kiểm, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- Triển khai các giải pháp tổng thể để giám quá tải bệnh viện được phê duyệt tại Quyết định số số 92/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020 với mục tiêu Giảm công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao (>120%) thuộc tuyến trung ương và các bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh xuống dưới 100%, cơ bản khắc phục tình trạng nằm ghép vào năm 2015. Từng bước thiết lập lại hệ thống chuyển tuyến trong khám chữa bệnh, khuyến khích việc khám chữa bệnh phù hợp theo tuyến chuyên môn. Tập trung đầu tư xây dựng mới một số bệnh viện trung ương đạt tiêu chuẩn hiện đại ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực để giảm tình trạng quá tải và hạn chế người Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình hành động nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nhằm mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT; tuyên truyền, vận động và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người cận nghèo mua thẻ BHYT. Tăng cường kiểm soát tốc độ gia tăng chi phí y tế thông qua đổi mới quản lý, đổi mới phương thức chi trả viện phí. Kiểm soát kê đơn, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đặc biệt chống nguy cơ lạm dụng thuốc, xét nghiệm cận lâm sàng, dịch vụ kỹ thuật cao gây tốn kém không cần thiết cho người bệnh, cải thiện thủ tục hành

Thứ hai, Phát triển nguồn nhân lực y tế.

- Đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến, xây dựng phương án thực hiện Quyết định 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” tại địa phương góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

- Hoàn thiện hệ thống đào tạo liên tục cán bộ y tế từ trung ương đến địa phương, xây dựng hệ thống đánh giá, kiểm định các cơ ở đào tạo cán bộ y tế. Xây dựng mô hình viện trường, gắn đào tạo lý thuyết với đào tạo thực hành; củng cố và hoàn thiện môi trường thực hành cho các cơ sở đào tạo. Nâng cao chất lượng giảng viên, đổi mới chương trình đào tạo, áp dụng phương pháp giảng dạy dựa trên thực hành.

- Tăng cường đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập; đẩy mạnh đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, mở rộng các hình thức đào tạo nhằm bảo đảm nhân lực, số lượng, cơ cấu lao động cho các cơ sở y tế trong thời gian tới. Chú trọng đào tạo chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ, tiếp cận với các kỹ thuật y tế mới, nâng cao trình độ quản lý.

- Đề xuất và triển khai chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế nhằm thu hút cán bộ làm việc tại vùng sâu, xa khó khăn.

Thứ ba, Tăng cường đầu tư cho hệ thống y tế và đổi mới quản lý hệ thống y tế. - Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện quy hoạch hệ thống y tế theo hướng giảm số lượng các đơn vị sự nghiệp y tế tại các địa phương, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, làm tiền đề củng cố và phát triển hệ thống y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở và mạng lưới y tế dự phòng. Triển khai thực hiện Chuẩn quốc gia y tế dự phòng tại các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Phát triển y tế nông thôn; triển khai áp dụng Chuẩn Quốc gia về y tế xã mới cho giai đoạn

2011-2020.

- Thực hiện tốt chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền, củng cố, đầu tư, nâng cấp các bệnh viện, cơ sở KCB và chất lượng KCB y học cổ truyền. Phát triển y học cổ truyền cả trong hệ thống công lập và ngoài công lập trên cơ sở thực hiện tốt Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020, Chỉ thị số 24 của Ban bí thư Trung ương; Đẩy mạnh phát triển đông dược và dược liệu, xây dựng quy trình điều trị bằng y học cổ truyền và quy trình kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại đối với điều trị một số bệnh. Tiêu chuẩn hoá thuốc bán thành phẩm và thuốc thành phẩm y dược học cổ truyền.

- Ưu tiên đầu tư củng cố, nâng cấp đồng bộ hệ thống khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Kết hợp hợp phát triển dịch vụ khám chữa bệnh phổ cập với phát triển kỹ thuật cao, y tế chuyên sâu. Phát triển y tế tư nhân, tăng cường phối hợp công tư. Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu để nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh, có các giải pháp để sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các cơ sở y tế đã được đầu tư. Tăng cường giám sát, thực hiện có hiệu quả việc đầu tư, nâng cấp các bệnh viện huyện theo Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg; một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn, các bệnh viện lao, tâm thần, ung bướu, nhi theo Quyết định số 930/QĐ-TTg; các trung tâm y tế huyện theo Quyết định 1402/2008/QĐ-TTg; các trung tâm phòng chống HIV/AIDS theo Quyết định 1107/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương nhằm hỗ trợ đầu tư cho hệ thống trung tâm y tế tỉnh: các bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, bệnh viện mắt... mà chưa có nguồn TPCP.

- Thực hiện 8 nhiệm vụ của ngành y tế tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TƯ ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, theo đó đặc biệt chú trọng đến (1) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam, xác định rõ chức năng của hệ thống bệnh viện để có kế hoạch đầu tư có hiệu quả, (2) Thực hiện đề án đầu tư khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện tuyến Trung ương và các bệnh viện đa khoa tuyến cuối gắn với việc hình thành mạng lưới khám chữa bệnh theo các tuyến

kỹ thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn; tập trung đầu tư phát triển thêm các cơ sở bệnh viện tuyến cuối tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và (3) Triển khai đề án thí điểm một số cơ chế chính sách đối với các trung tâm điều trị theo nhu cầu bằng kỹ thuật tiên tiến và phát triển y tế chuyên sâu; tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở khám, chữa bệnh chất lượng cao tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trung tâm cấp vùng.

- Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế song phương, đa phương, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức Ngân hàng, tài chính nhằm tăng cường thu hút nguồn lực đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, tiến tiến của Thế giới, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập trong lĩnh vực y dược. Tổ chức triển khai có hiệu quả các dự án ODA, dự án NGO, huy động nguồn viện trợ của các tổ chức Chính phủ, phi chính phủ khác cho phát triển hệ thống y tế địa phương.

- Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính. Tăng cường tự chủ toàn diện cho các đơn vị. Triển khai khung giá dịch vụ y tế mới trên cơ sở tính đúng tính đủ, phần nào nhà nước chi thì không thu. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ, chuyển các bệnh viện từ loại hình tự đảm bảo một phần kinh phí thường xuyên sang tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên để phát huy quyền chủ động, sáng tạo trong việc sử dụng các nguồn tài chính, sắp xếp, bố trí nhân lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để tổ chức các hoạt động dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân, tăng thu nhập hợp pháp cho người lao động.

- Tổ chức triển khai Luật BHYT và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật BHYT, Đề án thực hiện lô trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người cận nghèo mua thẻ BHYT để đảm bảo an sinh xã hội. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình hành động nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nhằm mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đặc biệt là nhóm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, từng bước thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý y tế để nâng cao chất lượng, hiệu quả của dịch vụ y tế, chú trọng đơn giản các thủ tục hành chính, thiết lập hệ thống chuyển tuyến có hiệu quả; cơ chế duy trì thực hiện các quy trình chuyên môn, đồng thời, nâng cao vai trò và trách nhiệm cá nhân của người lãnh

đạo các đơn vị sự nghiệp.

Thứ tư, củng cố và nâng cao hiệu quả mạng lưới y tế dự phòng và y tế cơ sở, chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để các dịch bệnh lớn xảy ra. Tăng cường thực hiện đồng bộ các biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giảm quá tải bệnh viện. Triển khai các giải pháp hiệu quả để thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về y tế, trong đó có giảm nhanh và bền vững tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi, tỷ suất chết mẹ liên quan đến thai sản tại các khu vực miền núi, Tây Nguyên; khống chế lây nhiễm HIV, bệnh lao và các bệnh dịch nguy hiểm khác;...

Thứ năm, quản lý chặt chẽ giá và chất lượng thuốc chữa bệnh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, dược, mỹ phẩm, vắc xin sử dụng cho người. Tăng cường phát triển nhân lực y tế, nâng cao y đức; phát triển mô hình bác sỹ gia đình và y tế biển đảo. Tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.

Thứ sáu, từng bước xây dựng và phát triển hệ thống thông tin y tế. Đây là cơ sở cho sự triển khai công tác BHYT toàn dân, sự liên kết giữa khối YTTN và y tế nhà nước cũng như phục vụ công tác quản lý của nhà nước. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân về chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như chính sách BHYT toàn dân.

Thứ bảy, triển khai thực hiện các nội dung về đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập (trong đó có giá dịch vụ y tế); thực hiện thí điểm khám chữa bệnh theo yêu cầu. Kiểm soát tỷ lệ tăng dân số và tỷ số giới tính khi sinh. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe.

Thứ tam, củng cố y tế cơ sở. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể phát huy tác dụng của chính sách BHYT cho người nghèo nói riêng. Vai trò của y tế cơ sở được tăng cường đông nghĩa với việc người dân được dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế mà không quá tốn kém, giảm dần chi từ tiền túi cho y tế. Vì vậy, trước hết nhà nước phải chăm lo xây dựng và có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ y tế cơ sở để thu hút cán bộ y tế có trình độ về làm việc tại tuyến cơ sở và yên tâm làm việc tại đây. Cần đầu tư đúng mức cho y tế cơ sở về trang thiết bị y tế và cơ sở vật

KẾT LUẬN

Năm 2013 kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng với tốc độ chậm hơn dự kiến. Nét tích cực của kinh tế thế giới là sự phục hồi của một số nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, trong khi EU tránh được kịch bản sụp đổ do khủng hoảng nợ công. Tuy nhiên, sự giảm sút tăng trưởng tại một số nền kinh tế đang phát triển, nhất là các nền kinh tế lớn mới nổi(BRICS), gây ra những trở ngại đối với sự phục hồi kinh tế thế giới. Bên cạnh yếu tố chủ quan xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế cho mục tiêu tái cơ cấu (như trong

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w