CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NĂM 2014 3.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 111 - 112)

3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

3.1.1 Bối cảnh quốc tế

Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là cuộc khủng hoảng Ucraina đã đưa đến sự đối đầu mạnh mẽ nhất giữa LB Nga và Mỹ cùng các nước khối NATO. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và NATO đối với LB Nga không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế LB Nga mà ảnh hưởng cả đối với cả Mỹ và các nước EU vốn đang trong thời kỳ khó khăn.

Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt. Những xung đột này càng làm cho triển vọng kinh tế thế giới thêm ảm đảm. Sức cầu thế giới ở mức thấp, lạm phát ở hầu hết các nước có chiều hướng giảm là điều kiện để các nước liên tục nới lỏng tiền tệ và tài khoá nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên còn nhiều yếu tố rủi ro và chưa vững chắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới 2014 được dự báo đạt mức 3,8%, cao hơn so với mức 3,1% của năm 2013.

Kinh tế Mỹ và Nhật Bản đã có sự cải thiện và được dự báo tiếp tục phục hồi trong năm 2014 nhưng vẫn chưa thực sự vững chắc. Những chính sách kích thích kinh tế của Mỹ và Nhật Bản vừa qua chưa có tác dụng rõ rệt nên các quốc gia này đều quyết định kéo dài thời gian thực hiện. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 17/9/2013 đã quyết định tiếp tục chương trình nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) với quy mô 85 tỷ USD/tháng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, với quyết định này, FED dự báo GDP của Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 2,9-3,1% năm 2014, cao hơn so với mức 2- 2,3% năm 2013. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngày 5/9/2013 cũng thông báo giữ nguyên chính sách tiền tệ nới lỏng hiện hành và nhận định nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang phục hồi nhờ đầu tư cố định của doanh nghiệp bắt đầu tăng, lợi nhuận khá hơn và chi tiêu tiêu dùng ổn định, việc làm được bảo đảm hơn và thu nhập được cải thiện.

cung tín dụng bị hạn chế, song kinh tế Châu Âu đã tín hiệu bước đầu thoát khỏi giai đoạn suy thoái và nhiều tổ chức quốc tế đánh giá khá lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế của khu vực này năm 20146. Trừ đảo Síp và Slôvennia, các nền kinh tế trong khu vực đều được dự báo sẽ phục hồi trong năm 2014.

Kinh tế Trung Quốc đang trên đà suy giảm mạnh sau thời gian phục hồi. Các vấn đề phát sinh từ nội tại nền kinh tế như tình hình nợ công địa phương, bong bóng tín dụng, khan hiếm tiền mặt và sự lũng đoạn của các ngân hàng đang khiến nước này phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn.

Tại Châu Á, do cầu thế giới được cải thiện cùng với tác động của các biện pháp kích thích kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc và Ấn Độ được dự báo có thể sẽ đạt mức tương ứng là 3% và 5,9% vào năm 2014. Tăng trưởng tại các nền kinh tế ASEAN-5 (gồm Inđônêxia, Malayxia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam) được dự báo ở mức 5,7% trong năm 2014.

Thương mại thế giới được dự báo có sự cải thiện trong năm 2014 do tăng trưởng kinh tế Mỹ và Nhật Bản có triển vọng lạc quan hơn và hoạt động sản xuất tại các nền kinh tế đang nổi sẽ tăng trưởng tốt hơn do sự hồi phục cầu từ các nền kinh tế phát triển và các yếu tố vĩ mô tại khu vực này.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu năm 2014 được kỳ vọng tăng hơn so với năm 2013. Các nhà đầu tư lấy lại niềm tin trong trung hạn và do đó kỳ vọng dòng vốn này sẽ đạt mức 1,6 nghìn tỷ USD năm 2014. Dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... đang có xu hướng chuyển từ Trung Quốc sang các nước ASEAN. Các nhà đầu tư đang thực hiện chính sách Trung Quốc + 1 để phân tán rủi ro. Đây là cơ hội rất tốt cho Việt Nam để tăng cường thu hút FDI từ các quốc gia này. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang chịu sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Một số nước trong khu vực như Indonexia, Thái Lan, Myanma,... đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư để tăng cường khả năng cạnh tranh. Do đó thu hút FDI trong thời gian tới sẽ khó khăn hơn, đòi hỏi chúng ta phải cải thiện môi trường đầu tư một cách mạnh mẽ, có tính đột phá để tăng cường năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w