Chính sác hy tế và chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 106 - 111)

CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NĂM

2.3.2. Chính sác hy tế và chăm sóc sức khỏe

Trong năm 2013, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, toàn ngành y tế đã nỗ lực triển khai các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; tiếp tục hoàn thành 2 chỉ tiêu Quốc hội giao: (1) Chỉ tiêu số giường bệnh trên 1 vạn dân (không kể trạm y tế xã) giao 22, đạt 22,3 (nếu tính giường bệnh thực kê ước đạt 23,6); (2) Chỉ tiêu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 16%, đạt 15,6%; Về cơ bản hoàn thành 18/18 chỉ tiêu Chính phủ giao. Việt Nam được Liên hiệp quốc đánh giá là một điểm sáng trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về y tế, gồm giảm suy dinh dưỡng trẻ em, giảm vong trẻ em, giảm tử vong mẹ, phòng chống HIV/AIDS, sốt rét, các bệnh dịch lây khác, vệ sinh môi trường.

(1) Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe bà mẹ-trẻ em

Triển khai các hoạt động, nhiều mô hình về DS-KHHGĐ nhằm đạt các chỉ tiêu về mức giảm tỷ lệ sinh (ước năm 2013 là 2,02 con, đạt mục tiêu duy trì mức

sinh thay thế). Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tiếp tục ở mức cao, năm 2013 là 69%. Tỷ số giới tính khi sinh năm 2013 là 112,6 bé trai/100 bé gái, đạt mục tiêu khống chế tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số.

Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ -trẻ em năm 2013 thực hiện đều đạt và vượt so với chỉ tiêu đề ra và đạt tốt hơn so với năm 2012. Ước thực hiện năm 2013, tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lý thai là 96,6%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần trong 3 thời kỳ là 87,5%; tỷ lệ phụ nữ đẻ do cán bộ được đào tạo hỗ trợ là 97,7%; tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được khám sau đẻ là 92,6%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể cân nặng/tuổi năm 2013 tính là15.6%, giảm 0.6% so với năm 2012.

(2) Công bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được nhiều kết quả.

Các chỉ tiêu tổng hợp như số lần khám bệnh, số người bệnh điều trị nội trú, ngoại trú, số ngày điều trị nội, ngoại trú, số phẫu thuật, thủ thuật đều tăng so với cùng kỳ 2012. Trên 300 hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, gần 3.000 quy trình kỹ thuật đã được ban hành và triển khai ở các cơ sở khám chữa bệnh.

Tập trung thực hiện nhiều giải pháp để chống quá tải, giảm dần tình trạng nằm ghép như:

- Tập trung các nguồn vốn đầu tư để hoàn thành một số dự án, hạng mục quan trọng phục vụ công tác giảm tải. Trình TTCP phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của một số bệnh viện tuyến cuối tại HN và TP HCM.

- Triển khai Đề án giảm tải giai đoạn 2013-2020, triển khai Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020, giai đoạn 1 từ 2013-2015, 14 bệnh viện hạt nhân được giao nhiệm vụ xây dựng và phát triển cho 45 bệnh viện vệ tinh ở 32 tỉnh, Đề án Bác sỹ gia đình; tăng cường công tác chỉ đạo tuyến và đổi mới việc thực hiện Đề án 1816 chuyển từ hỗ trợ nhân lực sang đào tạo, chuyển giao gói kỹ thuật.

Việc triển khai các giải pháp trên đã từng bước giảm quá tải bệnh viện, một số cơ sở khám chữa bệnh đã được cải tạo, nâng cấp và đưa vào sử dụng, nhờ đó đã tăng thêm 6% số giường bệnh so với năm trước. Chất lượng khám chữa bệnh đang từng bước được cải thiện.

(3) Các hoạt động trọng tâm của ngành:

Tiếp tục chủ động triển khai công tác phòng chống dịch, duy trì công tác giám sát dịch tễ thường xuyên, tăng cường giám sát tại các cửa khẩu nhằm phát hiện các trường hợp dịch bệnh xâm nhập, giảm thiểu việc lây truyền các dịch bệnh nguy hiểm. Kết quả tỷ lệ mắc và chết một số bệnh truyền nhiễm đều giảm so với năm 2012, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Năm 2013 có 02 trường hợp nhiễm cúm A (H5N1), trong đó có 01 tử vong; Tay Chân Miệng có 78.414 trường hợp mắc, giảm 49,1% so với năm 2012, có 21 trường hợp tử vong, giảm 53,3%; Sốt xuất huyết có 69.869 trường hợp mắc, giảm 23,7%, tử vong 35 giảm 46,7%; Sốt rét 30.211 trường hợp mắc, giảm 31,3%, tử vong 5 giảm 3 so với 2012; Riêng bệnh dại, có 99 trường hợp tử vong, tăng 01 trường hợp so với 2012.

- Đã trình và được Chính phủ ban hành:

+ Nghị quyết 05/NQ-CP ngày 13/01/2014 của Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế

+ 02 Nghị định: Nghị định số 176/NĐ-CP ngày 14/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định số 178/NĐ-CP ngày 14/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

+ 16 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có một số Quyết định quan trọng về các chế độ, chính sách, phê duyệt các đề án làm cơ sở để triển khai các hoạt động của ngành, như: Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án “Giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020”; Đề án "Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020”; Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020; Đề án “Khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y và Giải phẫu bệnh giai đoạn 2013-2020”…

Tiếp tục triển khai thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính được giao theo yêu cầu của Chính phủ đề ra, tổng số thủ tục hành chính được đơn giản hóa của Bộ Y tế là 205/225 thủ tục, đạt 91% theo kế hoạch được giao. Trong năm 2013 ban hành 11 Quyết định công bố thủ tục hành chính, trong đó công bố công khai mới là 78 và bãi bỏ 51 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực an toàn thực phẩm,

dược – mỹ phẩm, phòng chống HIV/AIDS, y tế dự phòng, hợp tác quốc tế. Tổng số thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế đã được công bố công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia là 303 thủ tục

Tiếp tục triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng KCB, chăm sóc người bệnh toàn diện theo Chỉ thị 06 của Bộ Y tế; triển khai tập huấn về Quy tắc ứng xử cho cán bộ lãnh đạo bệnh viện để tiếp tục triển khai tại từng bệnh viện, triển khai Chương trình 527/CTr-BYT về nâng cao chất lượng dịch vụ KCB, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh tham gia BHYT, đặc biệt lưu ý đến việc chống lạm dụng dịch vụ y tế và thuốc; Chỉ thị 05/CT-BYT ngày 10/9/2012 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng KCB sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế.

- Về điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư liên tịch 04: Chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện điều chỉnh giá theo lộ trình, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tỷ lệ tham gia BHYT và thu nhập của người dân ở từng địa phương nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, như: (1) Không thực hiện điều chỉnh đồng loạt mà có phân chia tiến độ điều chỉnh; năm 2012 chỉ điều chỉnh của một số bệnh viện trực thuộc các Bộ, ngành và 45/63 tỉnh; 8 tháng đầu năm 2013 có 17/63 tỉnh thực hiện (riêng TP Hồ Chí Minh thực hiện từ 1/6/2014); (2) Về mức độ điều chỉnh: Chưa thực hiện điều chỉnh ở mức tối đa ngay mà chủ yếu trong khoảng từ 60-80% mức giá tối đa theo quy định, chỉ có một số bệnh viện đặc biệt, chữa trị người bệnh nặng, hiểm nghèo, triển khai các kỹ thuật cao có mức chi phí (theo 03 yếu tố) lớn được điều chỉnh ở mức trên dưới 90% mức giá tối đa.

b) Những tồn tại hạn chế:

- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng cao, mô hình bệnh tật thay đổi, một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng quay trở lại, các bệnh không truyền nhiễm, tai nạn, thương thích ngày càng tăng, các dịch bệnh mới, bệnh lạ diễn biến khó lường trước; ngày càng nhiều yếu tố như môi trường, biến đổi khí hậu, xã hội và lối sống có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân dân;

- Cơ chế tài chính chậm được đổi mới, trong tư duy và hoạt động của nhiều đơn vị sự nghiệp y tế công lập vẫn còn mang tính bao cấp, chưa thích ứng quy luật cung cầu, quy luật giá trị. Giá dịch vụ y tế qua 17 năm mới được điều chỉnh nhưng mới chỉ tính có 3 yếu tố chi phí trực tiếp, vẫn chưa thực hiện tính đúng và thu đủ chi phí

được.

Số đối tượng chính sách xã hội, người cao tuổi, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới sáu tuổi...do nhà nước phải đảm bảo ngày càng lớn nhưng mức hỗ trợ mệnh giá BHYT còn thấp. Tỷ lệ bao phủ BHYT chưa cao, mới đạt gần 70%, trong đó nhóm người cận nghèo, người có thu nhập trung bình tham gia BHYT còn thấp.

- Nhân lực y tế phân bổ không đều giữa các vùng, các tuyến, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở nên chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Chưa thực hiện được quan điểm “Nghề y là nghề đặc biệt, cần được đào tạo, tuyển dụng và đãi ngộ đặc biệt” của Đảng, giá dịch vụ y tế chưa tính tiền lương, phần lớn vẫn do ngân sách cấp nên vẫn phải thực hiện chính sách tiền lương chung của Chính phủ

- Cơ sở hạ tầng không đáp ứng, tỷ lệ giường bệnh trên vạn dân còn thấp, hiên nay mới đạt 22,5 mà theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế chỉ tiêu này cần đạt là 39, hầu hết các bệnh viện đều có công suất sử dụng giường bệnh cao, tình trạng bệnh nhân nằm ghép còn phổ biến ở khá nhiều bệnh viện. Phân bố giường bệnh chưa cân đối giữa các vùng, miền, tỷ trọng giường bệnh tuyến cuối thấp, số giường bệnh nhiều chuyên khoa như tim mạch, ung bướu, chấn thương, sản nhi,… còn thấp so với nhu cầu và cơ cấu bệnh tật. Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các bệnh viện đã và đang được cải thiện, nhưng chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, xử lý chất thải y tế. Cơ sở vật chất y tế tuyến cơ sở xuống cấp, trang thiết bị y tế thiếu, lạc hậu, không đồng bộ, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế.

- Công tác thông tin, truyền thông ngành y tế còn thiếu tính chủ động, hạn chế trong việc định hướng thông tin đăng tải trên báo chí, chưa tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và vào cuộc của các cơ quan truyền thông, dư luận, nhân dân và cộng đồng xã hội đối với hoạt động của ngành y tế trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Do hậu quả của việc quá tải bệnh viện, chế độ chính sách đãi ngộ chưa tốt, mặt trái của kinh tế thị trường có những tác động tiêu cực đến một bộ phận cán bộ y tế, ảnh hưởng việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cá nhân của một số cán bộ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu nên để xẩy ra một số trường hợp thái độ phục vụ, ứng xử chưa tốt làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành.

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 106 - 111)