Giải pháp đối với lĩnh vực giáo dục

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 126 - 128)

6 Cơ quan thống kê của EU dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của 27 nước khu vực châu Âu sẽ hồi phục ở mức 1,4% năm 2014; tăng trưởng khu vực Eurozone được dự báo ở mức 1,2% năm 2014.

3.3.3. Giải pháp đối với lĩnh vực giáo dục

Thứ nhất, tập trung xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Luật giáo dục đại học và các luật khác vào thực tiễn. Tăng cường công tác hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành. Hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, các đề án được Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý.

bảo về số lượng, cơ cấu và lấy chất lượng làm trọng; triển khai hoạt động quản lý theo đúng quy hoạch, kế hoạch và tăng cường phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đào tạo. Đồng thời tiếp tục tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiên quyết chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm để đảm bảo ổn định và nâng cao dần chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.

Thứ tư, đẩy mạnh thực hiện xây dựng xã hội học tập; giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Triển khai thực hiện tốt việc phân luồng trong hệ thống, đặc biệt phân luồng sau trung học cơ sở, trung học phổ thông và thực hiện liên thông hợp lý giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo; đa dạng hóa phương thức học tập để đáp ứng nhu cầu nhân lực.

Thứ sáu, tập trung xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành.

Thứ bảy, tập trung chuẩn bị các điều kiện đảm bảo để triển khai xây dựng mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015. Tiếp tục rút kinh nghiệm, mở rộng thí điểm áp dụng có chọn lọc một số kinh nghiệm và mô hình giáo dục tiên tiến, phù hợp với Việt Nam để đổi mới phương pháp giáo dục; Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, công tác thi, công tác kiểm định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; tổ chức Olympic Hoá học quốc tế năm 2014 tại Việt Nam.

Thứ tám, tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo; củng cố, tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, triển khai có hiệu quả các dự án ODA về giáo dục và đào tạo.

Thứ chín, đẩy mạnh thực hiện xây dựng xã hội học tập; giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Thực hiện tốt việc phân luồng trong hệ thống, đặc biệt phân luồng sau trung học cơ sở, trung học phổ thông và thực hiện liên thông hợp lý giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo; đa dạng

hóa phương thức học tập để đáp ứng nhu cầu nhân lực.

Thứ mười, thực hiện tốt việc dự báo nhu cầu lao động ở các trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đào tạo. Tiếp tục thực hiện 3 công khai trong tất cả cơ sở giáo dục; triển khai kiểm định chất lượng giáo dục, chất lượng NCKH để tiến tới xếp hạng các trường ĐH, CĐ, TCCN; mở rộng kiểm định chất lượng trường mầm non, phổ thông.

Thứ mười một, rà soát chính sách giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi để phối hợp với các bộ ngành liên quan tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành chính sách mới cho giáo dục và đào tạo. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn các trường PTDTNT, PTDTBT nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lí và giảng dạy đối với vùng DTTS cho cán bộ quản lí, giáo viên trường PTDTNT, PTDTBT; triển khai việc dạy tiếng dân tộc theo quy định; đề xuất mở rộng đối tượng áp dụng đối với các dân tộc rất ít người; chú trọng việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở cấp tiểu học, cho trẻ em dân tộc 5 tuổi để chuẩn bị vào lớp 1.

Thứ mười hai, củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, bổ sung phòng học bộ môn, nhà công vụ cho giáo viên, nhà bán trú cho học sinh ở vùng khó khăn; tăng cường cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực cho đầu tư xây dựng trường học; triển khai xây dựng Đề án kiên cố hóa trường lớp và xây nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2016 và lộ trình đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w