Đánh giá chung về các vấn đề xã hội năm 2013 1 Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 73 - 76)

2 Két quả điều tra mức sống dân cư

1.5. Đánh giá chung về các vấn đề xã hội năm 2013 1 Kết quả đạt được

1.5.1. Kết quả đạt được

Với sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và toàn dân triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội trong năm 2013 đã có những chuyển biến và đạt được những kết quả tích cực, đúng hướng trong việc tạo công ăn ăn việc làm; an sinh và phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Thứ nhất, tình hình lao động và việc làm đã đạt được thành tựu quan trọng trong bối cảnh suy giảm kinh tế, số việc làm mới vẫn được duy trì và các quan hệ lao động được cải thiện, tranh chấp lao động, đình công giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

Thứ hai, chính sách bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm thực hiện, công tác đào tạo, giải quyết việc làm, ổn định đời sống của người lao động tiếp tục được chú trọng; cải cách tiền lương, các chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng được quan tâm thực hiện; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững đạt nhiều kết quả. Theo kế hoạch 5 năm 2011- 2015, mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 2%/năm dự kiến sẽ đạt theo kế hoạch (tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm được khoảng từ 6,33% đến 6,53%, bình quân giảm được từ 2,11%/năm đến 2,17%/năm giai đoạn 2011-2013).

Thứ ba, các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ được chú trọng đổi mới. Mạng lưới trường, lớp mầm non, phổ thông tiếp tục phát triển rộng khắp các địa bàn dân cư, đến tận thôn bản vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện tốt cho việc huy động học sinh ra lớp (thành lập mới 504 trường mầm non, phổ thông; thắt chặt việc rà soát, sắp xếp lại các trường đại học, cao đẳng, TCCN), góp phần rút ngắn khoảng cách vùng miền, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo. Quy mô giáo dục tiếp tục phát triển hợp lý, các chỉ số huy động tiếp tục được nâng cao: đạt được sự chuyển biến mạnh mẽ trong huy động mầm non, thực hiện phổ cập mầm non cho cháu mẫu giáo 5 tuổi; có các chính sách hiệu quả theo vùng, theo dân tộc, theo tình trạng kinh tế... để hỗ trợ học sinh/sinh viên đi học, vừa tăng huy động được người học, vừa tạo được các hiệu quả xã hội, được nhân dân đồng tình, ủng hộ; gắn việc tuyển sinh tăng số lượng sinh viên với điều kiện đảm bảo chất

lượng, từng bước gắn tăng trưởng quy mô với đảm bảo chất lượng giáo dục. Kết quả phổ cập giáo dục các cấp tiếp tục được quy trì, nhiều địa phương đạt ở mức cao hơn. Các tiền đề và điều kiện để xây dựng xã hội học tập được hình thành. Chất lượng giáo dục, đào tạo được giữ vững; việc đổi mới PPDH, thi và kiểm tra, đánh giá bước đầu được xã hội thừa nhận

Thứ tư, lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe đã đạt được những thành tựu nhất định. Chất lượng KCB ở các cơ sở y tế các tuyến, đặc biệt là tuyến TW và ở các thành phố ngày càng được nâng cao. Một số kỹ thuật mới, tiên tiến đã được thực hiện thành công và trở thành thường quy trong các bệnh viện. Triển khai tốt công tác chỉ đạo tuyến, đào tạo tại chỗ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, nhất là trong lĩnh vực ngoại khoa, cấp cứu đã giúp các bệnh viện tuyến tỉnh nâng cao được chất lượng chẩn đoán, điều trị. Thực hiện Quyết định 1816/QĐ-BYT về cử cán bô chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ cho các bệnh viện tuyến dưới đã nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nhờ đó đã giảm trung bình được 30% tình trạng quá tải ở tuyến trên.

1.5.2. Tồn tại

Thứ nhất, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn trầm trọng, tiềm ẩn nguy cơ thất nghiệp nhất là ở các khu vực đô thị hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Thị trường xuất khẩu lao động ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, trong khi chất lượng lao động Việt Nam còn hạn chế. Tình trạng lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài vi phạm kỷ luật, chuyển đổi chủ với lý do không chính đáng, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp... xử lý còn chậm, ảnh hưởng không tốt đến phát triển thị trường cũng như uy tín của Việt Nam.

Tiền lương tối thiểu còn thấp và tình trạng nợ đọng BHXH còn nhiều, hành vi trục lợi bảo hiểm còn diễn biến phức tạp. Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH cao do mức đóng chưa tương ứng với mức hưởng, tỷ lệ giữa số người đóng BHXH so với số người hưởng đang giảm nhanh, cơ chế và phương thức đầu tư quỹ BHXH chưa thực sự hiệu quả..

Thứ hai, trong lĩnh vực giáo dục một số chỉ tiêu về phát triển như phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, phân luồng học sinh sau THCS, tuyển sinh TCCN, xây dựng CSVC trường học... chưa đạt kế hoạch đề ra, còn ẩn chứa nhiều khó khăn, vướng

mắc cần phải được xem xét, điều chỉnh trong quản lý. Chất lượng giáo dục tuy có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cũng như kỳ vọng của người dân; công tác giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vẫn còn hạn chế. Việc triển khai xây dựng, hướng dẫn thực hiện chính sách vẫn còn chậm, có khi cân nhắc chưa kỹ, tạo ra những bức xúc không đáng có. Một số đề án được phê duyệt, nhưng thiếu tính khả thi trong cân đối điều kiện thực hiện (nhất là nguồn lực tài chính), kết quả đạt được không như mong muốn. Cơ sở vật chất trường học vẫn còn nhiều khó khăn: thiếu phòng chức năng, nhà công vụ giáo viên, nhà bán trú học sinh; vẫn còn nhiều phòng học tạm, phòng xuống cấp nghiêm trọng… làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục toàn diện.

Thứ ba, kết quả công tác giảm nghèo còn chưa vững chắc, ranh giới giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo rất mong manh, tỷ lệ hộ nằm sát chuẩn nghèo cao; còn có khoảng cách chênh lệch lớn về mức sống giữa các vùng, miền.. Bên cạnh những thành tựu giảm nghèo trong thời gian qua, kết quả giảm nghèo của Việt Nam hiện nay còn chưa bền vững, đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể là:

- Còn sự chênh lệch lớn về tỷ lệ hộ nghèo giữa các khu vực và các vùng trong cả nước; khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo còn 14,4%, cao hơn 3,7 lần so với khu vực thành thị (3,9%)3.

- Hộ nghèo có xu hướng tập trung tại khu vực nông thôn và ở những nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, địa bàn có nhiều khó khăn như các huyện miền núi phía Bắc, miền núi Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Tây Nam Bộ.

- Số lượng các huyện nghèo, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (là những nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng yếu kém) còn nhiều; có 62 huyện nghèo (tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của 62 huyện nghèo còn lại gần 44%) thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2020 (Chương trình 30a) là địa bàn chỉ tập trung 3% số hộ so với tổng số hộ của cả nước nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến gần 14% và tỷ lệ hộ cận nghèo hơn 6,3% so với tổng số lượng hộ nghèo và tổng số lượng hộ cận nghèo của cả nước; có 30 huyện nghèo được hưởng cơ chế đầu tư như 62 huyện thuộc Chương trình 30a; có 311 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được hưởng cơ chế đầu từ phát triển cơ sở hạ 3 Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012 của Tổng cục thống kê

tầng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012- 2015; có 1.761 xã và 2.844 thôn, bản thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015. Tính đến hết năm 2012, vẫn còn đến 13 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%4 cao gần gấp đôi so với mức bình quân chung của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo vùng Tây Bắc là 28,55%, vùng Đông Bắc là 17,39% và vùng Tây Nguyên là 15% tương ứng cao hơn 2,97 lần; 1,81 lần và 1,56 lần so với mức bình quân chung của cả nước.

- Tính bền vững của thành tựu giảm nghèo thấp; do ranh giới giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo rất mong manh (tính đến cuối năm 2012, số hộ cận nghèo bằng gần 68,4% tổng số hộ nghèo), tỷ lệ hộ nằm sát chuẩn nghèo cao; vì vậy, chỉ cần một biến cố xảy ra như thiên tai, dịch bệnh, ốm đau, thất nghiệp,… thì ngay lập tức, hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình mới thoát nghèo sẽ rơi vào tình trạng hộ nghèo hoặc tái nghèo.

- Đời sống nhân dân, người lao động, hộ nghèo, đối tượng xã hội còn rất nhiều khó khăn; còn có khoảng cách chênh lệch lớn về mức sống giữa các vùng, nhóm dân cư đặc biệt là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, các tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới; nguồn lực huy động cho chương trình xoá đói, giảm nghèo còn hạn chế, chưa thật sự đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Thứ tư, tỷ lệ bao phủ BHYT của một số địa phương vẫn còn thấp. Tình trạng quá tải, nằm ghép ở các bệnh viện tuyến Trung ương, tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh vẫn còn ở mức cao. Xuất hiện nhiều những vụ việc trong lĩnh vực y tế gây tiếng xấu cho ngày như Vụ Cát Tường (Hà Nội), vụ tiêm nhầm vác sin, bắt cóc trẻ em trong bệnh viện.

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w