Giải pháp đối với giảm nghèo và an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 124)

6 Cơ quan thống kê của EU dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của 27 nước khu vực châu Âu sẽ hồi phục ở mức 1,4% năm 2014; tăng trưởng khu vực Eurozone được dự báo ở mức 1,2% năm 2014.

3.3.2. Giải pháp đối với giảm nghèo và an sinh xã hộ

Các chính sách về giảm nghèo và an sinh xã hội giai đoạn 2014 - 2015 cần tập trung vào các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, Tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 và đảm bảo tiến độ, mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1200/QĐ-TTg; Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 -2015, Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới giai đoạn 2011-2020; Triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp theo Kết luận tại Thông báo số 195/TB-VPCP ngày 15/5/2013 của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc thực hiện công tác giảm nghèo.

Thứ hai, Việc thiết kế xây dựng và ban hành chính sách mới cần phải có sự phân loại ưu tiên thực hiện theo nhóm đối tượng (hộ nghèo được ưu tiên nhất, sau đó mới đến hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo), có lộ trình cụ thể; giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp “cho không”; tập trung ưu tiên thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới; khuyến khích người nghèo tự chủ vươn lên thoát nghèo. Chỉ trình cấp có thẩm quyền quyết định các chính sách khi thực sự cần thiết và cân đối đượng nguồn lực, bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện.

Thứ ba, phát triển và đẩy mạnh hoạt động của các ngân hàng chính sách xã hội tại các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa để người nghèo trên cả nước tiếp cận được với dịch vụ tài chính.

Thứ thư, tăng cường đào tạo tay nghề cho người lao động cùng với đào tạo kỹ năng mềm để tăng cơ hội xin việc làm. Rà soát sửa đổi, bổ sung một số luật liên quan đến người lao động để khắc phục những tồn tại, bất cập, bảo đảm phù hợp với thực tiễn nhằm bảo vệ lợi ích, quyền lợi cho người lao động. Tập trung triển khai hiệu quả các biện pháp hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, nhanh chóng phục hồi sản xuất và ổn định đời sống; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi. Tạo điều kiện cho các hộ dân bị thiệt hại do bão, lũ tiếp tục vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo bền vững, nhất là đối với các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng ATK, tập trung cho các huyện, xã, thôn, bản khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp “cho không”; tập trung ưu tiên thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới; khuyến khích người nghèo tự chủ vươn lên thoát nghèo.

Thứ năm, tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, nhất là đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người già cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào miền núi, hải đảo.

Thứ sáu, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia trợ giúp những người thiệt thòi trong xã hội; Phát triển đa dạng các hình thức từ thiện, nhân đạo và sử dụng có hiệu quả các quỹ từ thiện nhân

đạo. Phát triển các mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng; khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào triển khai các mô hình chăm sóc người cao tuổi, trẻ mồ côi, người khuyết tật, nhất là mô hình nhà dưỡng lão.

Thứ bảy, theo dõi sát tình hình thiếu đói giáp hạt, thiệt hại do thiên tai để chỉ đạo kịp thời hoạt động cứu trợ tại địa phương và đề xuất các giải pháp khắc phục hậu quả; xây dựng, triển khai nhân rộng việc thực hiện các mô hình phòng tránh và cứu trợ phù hợp để kịp thời ứng phó và hạn chế các tác động xấu của thiên tai, hướng dẫn người dân chủ động phòng chống, cứu giúp lẫn nhau khi gặp thiên tai.

Thứ tám, Tiếp tục hoàn thiện và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo trợ xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.

Thứ chín, Quy hoạch, củng cố và phát triển hệ thống các cơ sở trợ giúp xã hội, bao gồm các cơ sở bảo trợ xã hội, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội...; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên; hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị cần thiết nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội.

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w