Các chính sách về lao động và việc làm 1 Chính sách giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 82 - 84)

CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NĂM

2.1. Các chính sách về lao động và việc làm 1 Chính sách giải quyết việc làm

Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế quốc tế và kinh tế trong nước để giải quyết vấn đề lao động việc làm các hoạt động thông tin và dự báo thị trường lao động được triển khai đồng bộ trong cả nước. Cổng thông tin điện tử việc làm đã cập nhật thường xuyên tình hình thị trường lao động; theo dõi, cập nhật tình hình lao động việc làm, biến động lao động trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, các thành phố lớn... Các trung tâm giới thiệu việc làm được đầu tư nâng cấp ngày càng phát huy hiệu quả hoạt động. Trong 11 tháng đầu năm 2013 đã có trên 800 phiên giao dịch việc làm được tổ chức, tăng khoảng 1,2 lần so với cùng kỳ năm 2012, bình quân một phiên giao dịch thu hút từ 30-40 doanh nghiệp và từ 600-700 lao động tham gia, trong đó có khoảng từ 350 đến 450 lao động được sơ tuyển, phỏng vấn thông qua sàn giao dịch việc làm. Ước tính trong năm 2013, các trung tâm đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho khoảng trên 1,5 triệu lượt người, tổ chức khoảng 800 phiên giao dịch việc làm. Trung bình mỗi phiên thu hút từ 30-40 doanh nghiệp, 600- 700 người lao động tham gia. Sàn giao dịch việc làm được tổ chức định kỳ, thường xuyên ở một số địa phương như Hà Nội (3 phiên/tuần), Đà Nẵng, Bến tre, Bắc Ninh (1 phiên/tuần). Cùng với việc tổ chức sàn giao dịch việc làm tại Trung tâm giới thiệu việc làm, nhiều địa phương đã tổ chức các sàn giao dịch vệ tinh, lưu động và các ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm đến huyện, xã… cung cấp thông tin việc làm, nhu cầu tuyển dụng, đưa thông tin thị trường lao động đến với người lao động và người sử dụng lao động, kết nối cung – cầu lao động.

Trước tình trạng các thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam đang bị thu hẹp, Bộ Lao động và thương Binh xã hội đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm ổn định, giữ vững thị trường truyền thống. Bộ triển khai thực hiện chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên đi làm việc tại Nhật Bản, Đức… một số thị trường đã có mức tăng cao so với cùng kỳ năm 2012, như Đài Loan tăng 5.269 người (37,6%), Nhật Bản tăng 400 người (10%), Malayxia tăng 828 người (23,2%)… Việc triển khai các hoạt động tái cơ cấu lại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo hướng cơ cấu lại thị trường, tập trung vào các thị trường có thế mạnh; thực hiện tốt công tác đào tạo người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt trong bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật liên quan của các nước tiếp nhận lao động; liên kết với các cơ sở dạy nghề để đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó các dự án của CTMTQG về Việc làm và Dạy nghề năm 2013, Đề án hỗ trợ các huyện

nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009- 2020 tiếp tục được triển khai thực hiện một cách khá hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 82 - 84)