Giáo dục thường xuyên:

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 41 - 42)

Nguồn: TCTK,

1.2.3.Giáo dục thường xuyên:

Năm học 2012-2013, cả nước có 715 TTGDTX (73 cấp tỉnh; 642 cấp huyện), tăng 3 trung tâm cấp tỉnh so với năm học trước. Số huyện có TTGDTX chiếm tỉ lệ 91,45%, trong đó có 362 TTGDTX (56.38%); 141 TTGDTX-HN (21,96%); 139 TTGDTX–HN–DN (21.65%). Cả nước có 10.877 TTHTCĐ, tăng 51 trung tâm so với năm học trước (đạt tỷ lệ 97,93% số xã).

Công tác phổ cập giáo dục được giữ vững và nâng cao; đến tháng 7/2013 có 61/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trong đó có 4 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 là: Thái Bình, Bắc Ninh, Nam Định và Hải Dương; cả 63/63 tỉnh/thành phố duy trì được kết quả PCGDTHCS, với tỉ lệ đơn vị đạt chuẩn cấp xã 99,7%; cấp huyện là 100%.

Năm học 2012-2013, huy động 23.844 người học XMC (tăng 3.934 người so với năm học trước); dạy nghề ngắn hạn tại các cơ sở GDTX có 343.743 người theo học (tăng 10.576 người); có 13.598.416 lượt người tham gia học tập tại các TTHTCĐ để cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao cụng nghệ (tăng 1.605.684 lượt). Tỉ lệ người biết chữ ở độ tuổi từ 15 trở lên đạt 98,25%; trong đó số người biết chữ trong độ tuổi 15-35 chiếm tỉ lệ 99,12% (tăng 0,08% ); số người biết chữ độ tuổi từ 36 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 97,34% (tăng 0,22%).

Tuy nhiên, huy động học viên ra lớp học chương trình bổ túc giảm, cấp THCS đạt 46.903 (giảm 7.328); THPT đạt 216.416 (giảm 19.871). Việc sáp nhập các trung tâm GDTX, hướng nghiệp và dạy nghề ở cấp huyện vẫn còn chậm, do một số nội

dung về quản lý cán bộ, kinh phí vẫn còn vướng mắc. Hiện nay đang xây dựng thông tư hướng dẫn để tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn cho thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 41 - 42)