Thực trạng về nghèo đói và bất bình đẳng 1 Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 56)

Nguồn: TCTK,

1.4. Thực trạng về nghèo đói và bất bình đẳng 1 Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam

1.4.1. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam

Số lượng người nghèo và tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo TCTK

Quá trình tăng trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sâu sắc đã đem lại cho Việt Nam một thành tích giảm nghèo ấn tượng theo bất cứ chuẩn nghèo nào, đưa Việt Nam về đích trước 5 năm với mục tiêu thiên niên kỷ thứ 1. Trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2012, theo chuẩn nghèo quốc tế, tỉ lệ nghèo đã giảm từ 69,5% khi sử dụng chuẩn 1,25 USD (theo sức mua tương đương năm 2005) vào năm 1993 xuống còn 3,3% năm 2012, và giảm từ 89.1% năm 1993 theo chuẩn 2

USD theo sức mua tương đương năm 2005 xuống còn 12,9% năm 2012.

Hình 1.3: Tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1993 – 2012

Nguồn: Tính toán trên cơ sở dữ liệu về Tài khoản quốc gia và Điều tra mức sống dân của các năm của Tổng cục thống kê Việt Nam.

Như vậy, trong giai đoạn 1993 – 2012, số người nghèo Việt Nam theo chuẩn nghèo của TCCK có xu hướng giảm rõ rệt.

Hình 1.4: Số người nghèo Việt Nam trong giai đoạn 1993 – 2012

Nguồn: Điều tra mức sống dân cư 2012

Hình 3 cho thấy, trong cả giai đoạn 1993- 2012, theo chuẩn nghèo $1.25 số người nghèo ở Việt Nam đã giảm 94% (45.5 triệu người). Theo chuẩn nghèo $2 thì số người nghèo giảm 81.5% (50.6 triệu người), và theo chuẩn nghèo của TCCK mặc dù chuẩn nghèo này cao hơn $1 trong giai đoạn 1993-2008 và cao hơn $2 kể từ năm 2010 nhưng số người nghèo giảm 62% (25,2 triệu người). Đây là một thành tích rất đáng khích lệ của Việt Nam trong thời gian qua.

Theo chuẩn nghèo quốc gia, mặc dù tồn tại song song hai hệ thống tách biệt1 để đo lường và theo dõi thành tựu giảm nghèo, song theo xu thế cho thấy được những thành công trong chính sách giảm nghèo của Việt Nam với xu hướng giảm rõ rệt của tỷ lệ nghèo theo cả hai chuẩn nghèo trong giai đoạn từ 1993 đến 2013. Việc sử dụng tiếp tục hai hệ thống tách biệt nhau này để đo lường và theo dõi nghèo, từ đó tạo ra các số liệu ước tính về nghèo đói rất khác nhau, nhưng việc xây dựng phương pháp tiếp cận mang tính khoa học đang diễn ra hiện nay cùng với yêu cầu phải sử dụng phương pháp đó đã góp phần giúp Chính phủ và cộng đồng nghiên cứu chính sách có được khái niệm tốt hơn về nghèo đói. Hơn nữa, với tỉ lệ nghèo cao hơn khi sử dụng phương pháp của TCTK, đặc biệt là vào thập kỷ 90, đã giúp vấn đề nghèo đói được ở mức ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của Chính 1Hệ thống đánh giá nghèo của Tổng cục thống kê – Ngân hàng thế giới; và hệ thống theo dõi, đánh giá nghèo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

phủ.

Hình 1.5: Thành tựu giảm nghèo theo các hệ thống theo dõi của TCTK và của Bộ LĐTBXH

Nguồn: Tỉ lệ nghèo tính theo đầu người của TCTK – NHTG được tính toán trên cơ sở kết quả của các cuộc KSMSDC năm 1993 và 1998 và Khảo sát mức sống dân cư 2004-2010. Các số liệu ước tính của Bộ LĐ, TB&XH là dựa trên điều tra của UNDP năm 2004; của Chính phủ Việt Nam, 2005; của Bộ LĐ, TB&XH, 2011; và dựa trên Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2011.

Hình 1.5 cho thấy, theo chuẩn nghèo cũ dựa vào nhu cầu cơ bản của TCTK được đưa ra từ những năm 1990, tỉ lệ nghèo tính theo đầu người giảm từ 58,3% vào đầu thập kỷ 1990 xuống 14,5% năm 2008, và theo chuẩn này tỉ lệ nghèo ước giảm xuống dưới 10% vào năm 2010. Tuy nhiên, nếu áp dụng chuẩn nghèo mới điều chỉnh vào năm 2010, thì tỷ lệ nghèo của Việt Nam theo chuẩn của TCTK lại tăng lên đến 20,7%, và năm 2012 là 17,2%. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo còn 9,8%, giảm 1-1,3% so với năm 2012.

Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo của Bộ Lao động TBXH

Theo chuẩn nghèo chính thức của Bộ Lao động thương binh và xã hội, tỷ lệ hộ

nghèo của Việt Nam năm 2010 là 14,2%; năm 2011 là 12,6%, giảm 1,6 điểm phần trăm so với năm 2010; tiếp tục giảm xuống còn 11,1% vào năm 2012 (giảm 1,5 điểm phần trăm so với năm 2011). Đến cuối năm 2013, tỷ lệ nghèo cả nước còn 7,8%, giảm khoảng 3,3 điểm phần trăm so với năm 2012. Theo kế hoạch 5 năm

2011-2015, mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 2%/năm dự kiến sẽ đạt theo kế hoạch (tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm được khoảng từ 6,33% đến 6,53%, bình quân giảm được từ 2,11%/năm đến 2,17%/năm giai đoạn 2011-2013).

Chiều sâu và mức độ trầm trọng của tình trạng nghèo

Độ sâu của nghèo đói được đo lường qua chỉ số khoảng cách nghèo và Chỉ số bình phương khoảng cách nghèo. Chỉ số này càng cao phản ánh khoảng cách giữa chuẩn nghèo và thu nhập của người nghèo càng lớn. Chỉ số bình phương khoảng cách nghèo gắn quyền số cao hơn cho các hộ rất nghèo, vì thế còn được gọi là chỉ số đo mức độ nghiêm trọng của nghèo đói. Bảng 6 cho thấy độ sâu của nghèo đói giảm ở cả vùng thành thị và nông thôn. Theo vùng địa lý, ngoại trừ ở vùng Đông Nam Bộ, độ sâu của nghèo đều giảm ở các vùng, đặc biệt là Miền núi phía Bắc và Duyên hải miền Trung. Điều này có nghĩa là mức sống của người nghèo và bất bình đẳng về mức sống giữa các hộ nghèo vẫn được cải thiện trong giai đoạn 2010- 2012.

Bảng 1.14: Chỉ số khoảng cách nghèo và Chỉ số bình phương khoảng cách nghèo theo KV địa lý

2010 2012 Tỷ lệ người nghèo Khoảng cách nghèo Mức độ trầm trọng của nghèo Tỷ lệ người nghèo Khoảng cách nghèo Mức độ trầm trọng của nghèo CHUNG 20.7 5.9 2.4 17.2 4.5 1.7 Thành thị - nông thôn Thành thị 6.0 1.4 0.5 5.4 1.0 0.3 Nông thôn 26.9 7.8 3.2 22.1 5.9 2.3 6 vùng/ regions Đồng bằng sông Hồng 11.9 2.6 0.9 7.5 1.4 0.4

Trung du và miền núi phía Bắc 44.9 15.6 7.0 41.9 12.6 5.2

Bắc Trung Bộ và duyên hải

miền Trung 23.7 6.4 2.5 18.2 4.7 1.7

Tây Nguyên 32.7 11.5 5.4 29.7 10.0 4.4

Đông Nam Bộ 7.0 1.7 0.6 5.0 0.9 0.3

Nguồn: Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình 2012

Các số liệu điều tra mức sống dân cư cho thấy Việt Nam đã đạt tiến bộ vững chắc trong việc giảm chiều sâu và mức độ trầm trọng của nghèo đói, dù là đo theo chuẩn mực quốc gia hay chuẩn mực quốc tế. Năm 1993 khoảng cách nghèo là 18,5% và mức độ trầm trọng của nghèo là 7,9%, đến năm

2010 những con số lần lượt là 5,9% và 2,4; năm 2012 là 4,5% và 1,7%. Điều kiện sống đã được cải thiện, không chỉ đối với các hộ sống sát với chuẩn nghèo mà cả với rất nhiều hộ nghèo nhất của Việt Nam.

Từ những phân tích ở trên có thể thấy Việt Nam đã đạt được những thành quả khá ấn tượng trong việc giảm tỷ lệ nghèo chung cũng như trong chiều sâu và mức độ trầm trọng của tình trạng nghèo.

Thực trạng về nghèo và giảm nghèo theo vùng

Kết quả giảm nghèo của Việt Nam theo vùng được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.15: Tỷ lệ nghèo Việt Nam phân theo khu vực thành thị, nông thôn (%)

2006 2008 2010* 2011* 2012* 2013*

Cả nước 15,5 13,4 14,2 12,6 11,1 7,8

Thành Thị 7,7 6,7 6,9 5,1 4,3 3,4

Nông thôn 18 16,1 17,4 15,9 14,1 11,2

Nguồn: Tổng cục thống kê; * chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011 – 2015

Qua bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ nghèo của Việt Nam phân theo khu vực thành thị và nông thôn đều có xu hướng giảm xuống. Với khu vực thành thị, tỷ lệ nghèo năm 2006 là 7,7%, đến năm 2008 giảm xuống còn 6,7%. Năm 2010 khi chuẩn nghèo mới được điều chỉnh tăng lên đến 500 nghìn đồng/người/tháng thì tỷ lệ nghèo có tăng tuy nhiên chỉ tăng 0,2 điểm phần trăm. Đến năm 2012 giảm xuống còn 4,3% (giảm 2,6 điểm phần trăm so với năm 2010). Khu vực nông thôn cũng có xu hướng tương tự, năm 2006 tỷ lệ nghèo khu vực nông thôn là 18%, đến năm 2012 tỷ lệ nghèo giảm xuống còn 14,1% giảm 3,3 điểm phần trăm so với năm 2006.

Như vậy, tỷ lệ nghèo ở khu vực đô thị chỉ là 3,4% so với 11,2% ở khu vực nông thôn. Do chỉ có 30% dân số Việt Nam sinh sống ở khu vực đô thị nên người nghèo ở khu vực đô thị chỉ chiếm 8,6% tổng số người nghèo ở Việt Nam. Tuy

nghèo ở Việt Nam chủ yếu là một hiện tượng ở khu vực nông thôn, nhưng việc hiểu và giải quyết vấn đề nghèo đô thị ngày càng quan trọng. Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh: dân số đô thị tăng 3,4% mỗi năm trong giai đoạn 1999-2009, so với tỷ lệ tăng dân số hàng năm chỉ 0,4% ở nông thôn. Dân số đô thị dự kiến sẽ đạt tỷ lệ 45% tổng dân số vào năm 2020 - một sự gia tăng lớn so với con số 30% theo kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009. Do sự thay đổi nhanh chóng này, cần hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng điều kiện sống của hộ đô thị thu nhập thấp, gồm xu hướng phân bố nghèo ở đô thị.

Bảng 1.16: Tỷ lệ nghèo theo quy mô thành phố

Loại thành phố Rất lớn Lớn Trung

bình Nhỏ Rất nhỏ

Thành phố đặc biệt

Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4, 5

Số lượng thành phố theo từng loại 2 7 14 45 634 Dân số bình quân (000) 4.075.64 6 467.29 8 225.077 86.130 10.923 % trên tổng dân số 9,5 3,8 3,7 4,5 8,1 70,4

% trên tổng dân số đô thị

32,1 12,9 12,4 15,3 27,3

Tỷ lệ nghèo (%) 1,9 3,8 4,2 5,8 11,2 25,6

Khoảng cách nghèo (%) 0,4 0,6 0,7 1,1 2,4 6,8

Tỷ lệ trên tổng số người nghèo

thành thị (%) 11,0 8,8 9,2 5,9 55,0

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2011

Mức độ nghèo giảm theo quy mô thành phố: nếu tính theo chuẩn nghèo mới của TCTK-NHTG, chỉ 1,9% dân số ở các thành phố lớn nhất là người nghèo, trong khi tỷ lệ nghèo ở các thành phố thuộc nhóm nhỏ nhất là 11,2%. Độ sâu nghèo (khoảng cách nghèo) và mức độ trầm trọng của nghèo (chỉ số bình phương khoảng cách nghèo) cũng giảm theo quy mô thành phố. Người nghèo thành thị chủ yếu tập trung ở các thành phố và thị trấn nhỏ: các thành phố nhỏ và rất nhỏ chỉ chiếm 43% dân số đô thị nhưng chiếm trên 70% số người nghèo thành thị. Ngược lại, 32% dân

số đô thị của Việt Nam sinh sống tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhưng số người đô thị nghèo sinh sống ở 2 thành phố này chỉ chiếm 11%.

Xét theo chiều sâu và mức độ trầm trọng của tình trạng nghèo thì ở cả khu vực nông thôn và thành thị đều có xu hướng giảm. Ở khu vực thành thị năm 2010 chỉ số khoảng cách nghèo là 1.4% giảm xuống còn 1% năm 2012; mức độ trầm trọng của nghèo là 0,5% năm 2010 giảm xuống còn 0.3% năm 2012. Ở khu vực nông thôn các số liệu tương ứng là 7,8%, 3,2% năm 2010, năm 2012 là 5,9% và 2,3%.

Bảng 1.17: Chỉ số khoảng cách nghèo và mức độ trầm trọng nghèo ở khu vực thành thị và nông thôn 2010 2012 Tỷ lệ người nghèo Khoảng cách nghèo Mức độ trầm trọng của nghèo Tỷ lệ người nghèo Khoảng cách nghèo Mức độ trầm trọng của nghèo Thành thị 6.0 1.4 0.5 5.4 1.0 0.3 Nông thôn 26.9 7.8 3.2 22.1 5.9 2.3

Nguồn: Điều tra mức sống dân cư 2012

Phân bố nghèo theo vùng đã thay đổi theo thời gian. Vào thập kỷ 90, tình trạng nghèo diễn ra rất phổ biến tại Việt Nam. Dù tỷ lệ nghèo vẫn cao hơn ở một số vùng (như các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên), nhưng phần lớn người nghèo sống ở các vùng đồng bằng mật độ dân cư dày hơn. Tỷ lệ nghèo đã giảm trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn 1998-2013, nhưng giảm nhanh hơn ở các vùng phát triển nhanh quanh khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (tức Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ). Tiến bộ không đồng đều dẫn đến những thay đổi lớn về phân bố nghèo theo vùng, những người nghèo còn lại chủ yếu tập trung ở vùng cao miền Bắc Việt Nam và Tây Nguyên (bảng số liệu dưới).

Bảng 1.18: Tỷ lệ nghèo của Việt Nam phân theo vùng giai đoạn 2006 – 2013 2006 2008 2010 2011 2012 Ước 2013

Cả nước 15,5 13,4 14,2 12,6 11,1 9,9

Đồng bằng sông Hồng 10,0 8,6 8,3 7,1 6,1 4,05

Trung du và MN phía Bắc 27,5 25,1 29,4 26,7 24,2 21,1

Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 22,2 19,2 20,4 18,5 16,7 12,21

Tây Nguyên 24,0 21 22,2 20,3 18,6 14

Đông Nam Bộ 3,1 2,5 2,3 1,7 1,4 0,9

ĐB sông Cửu Long 13,0 11,4 12,6 11,6 10,6 8,7

Nguồn: Tổng cục thống kê và Báo cáo thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ 2013, theo chuẩn nghèo của Chính phủ

Theo chuẩn nghèo của TCTK –NHTG, khoảng 17,2% dân số nghèo năm 2012, nghèo vẫn là hiện tượng phổ biến ở nông thôn Việt Nam, tuy nhiên vùng nghèo có sự dịch chuyển, nếu như năm 1993, Đồng bằng sông Hồng là vùng tập trung nhiều người nghèo nhất (21,4%) thì giai đoạn 2008 – 2012, Đông Bắc là vùng tập trung nhiều người nghèo nhất (19,0%; 23,0%).

Về mức độ thiếu hụt so với chuẩn nghèo, mỗi người nghèo ở Tây Nguyên còn thiếu 294 nghìn đồng/người/tháng là mức thiếu hụt nhiều nhất. Ngay sau đó là người nghèo ở Miền núi và Trung du phía Bắc - 261 nghìn đồng/người/tháng2.

Thực trạng nghèo vào giảm nghèo theo độ tuổi

Hình 1.6: Tỷ lệ nghèo phân theo độ tuổi giai đoạn 1993 – 2012

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w