Công tác y tế dự phòng

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 50)

Nguồn: TCTK,

1.3.3.Công tác y tế dự phòng

Trong năm 2013 ngành y tế tiếp tục tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các địa phương/đơn vị liên quan, hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực dự phòng. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Luật phòng, chống tác hại thuốc lá, xây dựng chương

trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Chiến lược Vệ sinh an toàn thực phẩm, Chiến lược dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản, Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm xử lý các yếu tố nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường của chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế để bảo vệ sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng; Tổ chức kiện toàn hệ thống y tế dự phòng từ Trung ương đến địa phương.

Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai kịp thời và có hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tăng cường giám sát tại các cửa khẩu nhằm phát hiện các trường hợp dịch bệnh xâm nhập, giảm thiểu việc lây truyền các dịch bệnh nguy hiểm. Kiểm soát tốt một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, không có dịch bệnh lớn xảy ra; giảm thiểu số ca mắc, tử vong do vi rút Rubella, sốt rét, dại, liên cầu lợn ở người và không có dịch xảy ra; các bệnh thương hàn, viêm não vi rút, viêm màng não do não mô cầu, bệnh than được kiểm soát tốt. Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại Ba Tơ, Quảng Ngãi đã được kiểm soát kịp thời, không để xảy ra lây nhiễm trong cộng đồng.

Tiếp tục bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, các bệnh có vắc xin dự phòng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi), tỷ lệ mắc giảm dần hàng năm.

Qua 03 năm tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 04/9/2012, cụ thể:

- Góp phần cải thiện và nâng cao sức khỏe của người dân Việt Nam, hầu hết các chỉ số về sức khỏe của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước có cùng mức thu nhập. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng lên đáng kể, đạt trên 73 tuổi. Việt Nam là một trong số ít nước đạt được tiến bộ về Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ như giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi, dưới 1 tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡng; tỷ số tử vong mẹ giảm mạnh từ những năm 1990; khống chế bệnh sốt rét và các

dịch bệnh lây nguy hiểm. Tại Hội nghị cấp cao “Kêu gọi hành động về sự sống còn của trẻ em” tổ chức tại Washington (Mỹ) vào ngày 14-15/6/2012 đã đánh giá trong số 74 nước trên thế giới, có 8 quốc gia đạt mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG 4) về giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, trong đó có Việt Nam và Việt Nam cũng là 1 trong 9 quốc gia được đánh giá đạt Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG 5) năm 2010 về giảm tỷ số tử vong mẹ, đặc biệt Việt Nam là 1 trong 3 nước có tốc độ giảm tử vong mẹ cao (giảm trên 75% trong giai đoạn 1990-2010).

- Góp phần xây dựng được một mạng lưới y tế dự phòng rộng khắp từ trung ương tới địa phương. Hoạt động y tế dự phòng được tăng cường, giám sát dịch chặt chẽ, khống chế và dập dịch kịp thời, ứng phó được các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiên tai, thảm họa như bão, lũ, lụt lội, hạn hán…

- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại, nâng cao năng lực cho các cán bộ y tế làm công tác quản lý và thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần nâng cao chất lượng và số lượng các cán bộ y tế cơ sở. Đến nay, cả nước có 100% số xã và trên 90% số thôn bản đã có nhân viên y tế hoạt động; 99% xã có nhà trạm; trên 75% số xã có bác sỹ hoạt động; 95% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; trên 50% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và khoảng 78,8% trạm y tế xã đã thực hiện khám chữa bệnh sử dụng Bảo hiểm y tế.

- Mạng lưới y tế dự phòng và khám chữa bệnh từ tuyến y tế cơ sở đến trung ương, cả công lập và ngoài công lập được mở rộng và củng cố. Thông qua nguồn ngân sách chương trình, các cơ sở y tế dự phòng và khám chữa bệnh được củng cố về cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ, đầu tư trang thiết bị để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Chương trình.

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 50)