Công tác phòng chống HIV/AIDS.

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 52)

Nguồn: TCTK,

1.3.4.Công tác phòng chống HIV/AIDS.

Thực hiện triển khai tại 63 tỉnh thành phố Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015 góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đã đạt mục tiêu khống chế tỷ lệ HIV/AIDS trong cộng đồng dưới 0,3%; từng bước làm giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Các Trung tâm phòng chống HIV/AIDS các tỉnh/thành phố được kiện toàn tổ chức. Đến nay đã có 62/63 tỉnh, thành phố thành lập Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, riêng thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên mô hình Ủy ban phòng, chống AIDS.

Bí thư trung ương Đảng về việc tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới, Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông được đẩy mạnh đã có tác động không nhỏ đến sự thay đổi về kiến thức, hành vi phòng chống HIV/AIDS trong các nhóm cộng đồng dân cư, đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao. Các hoạt động can thiệp giảm tác hại đã được sự ủng hộ và cam kết mạnh mẽ của chính quyền các cấp. Chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su được triển khai tại 57 tỉnh, Chương trình trao đổi bơm kim tiêm được triển khai tại 60 tỉnh. Đặc biệt là Chương trình thí điểm Methadone đã triển khai tại 20 tỉnh, thành phố, với 61 điểm điều trị và điều trị cho 13.838 bệnh nhân, tăng 12,9% so với năm 2012. Bước đầu cho thấy Chương trình Methadone đã có tác động giảm tệ nạn xã hội và những người nghiện chích ma tuý được thụ hưởng chương trình không phát hiện thêm trường hợp nhiễm HIV.

Công tác phòng chống HIV/AIDS đã đạt được các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS là: Tiếp tục khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở mức dưới 0,3% vào năm 2010 và không tăng sau năm 2010 (đã thực hiện được 3 giảm: giảm số mắc, giảm số bệnh nhân và giảm tử vong); giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tính đến hết 31/5/2013, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 213.413 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 63.373 và 65.133 trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 243 người/100.000 dân, tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV/100.000 dân cao nhất cả nước (1.015,8), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (677), thứ 3 là Thái Nguyên (610,6). Riêng 5 tháng đầu năm 2013, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 4.376 trường hợp nhiễm HIV, 2.029 bệnh nhân AIDS và 733 người tử vong do AIDS. So sánh số trường hợp được xét nghiệm phát hiện và báo cáo nhiễm HIV 5 tháng đầu năm 2012 và năm 2013, số trường hợp nhiễm HIV giảm 32% (2.050 trường hợp), số bệnh nhân AIDS giảm 50% (1.994 trường hợp), tử vong do AIDS giảm 49% (708 trường hợp), 17 tỉnh có số người nhiễm HIV được mới xét nghiệm phát hiện tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012 ( Lai Châu, Nghệ An, Ninh Bình, Gia Lai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Vĩnh Long, Bắc Ninh) và 46 tỉnh còn lại có số người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện giảm. Các tỉnh trọng điểm về dịch HIV/AIDS đã giảm mạnh số ca phát hiện nhiễm HIV và triển khai mạnh các giải pháp can thiệp trong thời gian qua như Điện Biên, Thanh Hóa, Sơn La.

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 52)