Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 42)

Nguồn: TCTK,

1.2.4.Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp

Mạng lưới trường trung cấp chuyên nghiệp đã được các bộ, ngành và địa phương quy hoạch phát triển theo hướng bám sát hơn yêu cầu của thi trường lao động, có đầu tư thích hợp, hỗ trợ và khuyến khích mở thêm ngành nghề… phục vụ ngày càng tốt hơn cho kinh tế - xã hội. Năm học 2012-2013, cả nước có 558 cơ sở có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (Trong đó: 297 trường TCCN, 204 trường cao đẳng có đào tạo TCCN và 57 trường đại học có đào tạo TCCN); cả nước thành lập mới 5 trường TCCN; trường TCCN do địa phương quản lý chiếm 85%.

Năm học 2012-2013 có 555.037 học sinh theo học TCCN, giảm 10,9% so với năm học trước; tuyển sinh năm 2012 là 219.420/318.000 học sinh (đạt 69%). Ước thực hiện tuyển mới học sinh năm 2013: 240.000/343.000 học sinh (đạt 70,0%).

Khó khăn trong phát triển GDCN là: nhiều tỉnh chưa triển khai thực hiện đầy đủ việc phân cấp quản lý theo Nghị định 115/NĐ-CP, sở giáo dục và đào tạo chưa vào cuộc được; phân luồng học sinh sau THCS tiếp tục gặp khó khăn do tác động của nhiều yếu tố (thị trường việc làm, tâm lý xã hội…) làm cho quy mô học sinh giảm sút đáng lo ngại; cơ cấu học sinh theo nhóm ngành đào tạo vẫn còn bất hợp lý, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành kinh doanh - dịch vụ và sức khỏe (khoảng 35% tổng quy mô), nhóm ngành công nghệ - kỹ thuật (khoảng 21%), kinh tế - pháp luật (khoảng 20%), nhóm ngành nông, lâm, thủy sản và chế biến chỉ chiếm 3,7%; việc rà soát, cho phép mở ngành đào tạo ở một số địa phương chưa tốt.

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 42)