Một số giải pháp chính sách trong lĩnh vực xã hội năm 2014 1 Giải pháp đối với lĩnh vực lao động và việc làm

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 121 - 124)

6 Cơ quan thống kê của EU dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của 27 nước khu vực châu Âu sẽ hồi phục ở mức 1,4% năm 2014; tăng trưởng khu vực Eurozone được dự báo ở mức 1,2% năm 2014.

3.3. Một số giải pháp chính sách trong lĩnh vực xã hội năm 2014 1 Giải pháp đối với lĩnh vực lao động và việc làm

3.3.1. Giải pháp đối với lĩnh vực lao động và việc làm

Nhằm đẩy mạnh tạo việc làm mới và nâng cao chất lượng việc làm năm 2014 và và các năm tiếp theo cần tập trung thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách sau:

Thứ nhất, cần gắn kết chính sách việc làm với chính sách phát triển kinh tế và và định hướng tái cấu trúc kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bền vững; chủ động phát triển có tổ chức các thị trường lao động có nhiều tiềm năng và hiệu quả kinh tế cao, nhất là thị trường lao động chất lượng cao về kinh tế nông nghiệp cao, kinh tế biển, công nghệ thông tin và xuất khẩu lao động. Sớm bổ sung các chính

sách việc làm mới, trong đó đặc biệt chú ý phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tăng trưởng kinh tế cao, như kinh tế nông nghiệp sử dụng công nghệ cao, kinh tế biển, công nghệ thông tin và xuất khẩu lao động có kỹ thuật, cũng như khai thác tốt đội ngũ lao động từ nước ngoài trở về nước sau khi kết thúc hợp đồng lao động ở nước ngoài.

Thứ hai, Triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương khoá XI về một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách tiền lương đến năm 2020;

Thứ ba, Xây dựng Luật Tiền lương tối thiểu; rà soát các chính sách đối với người lao động trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung; thực hiện đề án cải cách tiền lương trong doanh nghiệp: thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động làm công ăn lương; tăng cường vai trò hướng dẫn của nhà nước để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động thương lượng, thỏa thuận tiền lương; đổi mới cơ chế quản lý tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo hướng gắn với năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản trị doanh nghiệp và phù hợp với quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Tập trung nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia, Hội đồng trọng tài lao động, Ủy ban quan hệ lao động.

Thứ tư, tăng cường quản lý đối tượng đóng và tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp; theo dõi, hướng dẫn, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc của cơ quan, doanh nghiệp, người dân trong thực hiện quy định của pháp luật về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ năm, Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, nhất là hành vi trốn đóng, nợ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp; các hành vi tiêu cực, gian lận để hưởng chế độ, trục lợi BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ sáu, Xây dựng trình Quốc hội Luật sửa đổi một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng mở rộng đối tượng bảo hiểm xã hội. Hoàn thiện chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội để bảo đảm yêu cầu cân đối và tăng trưởng của Quỹ bảo hiểm xã hội. Nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự

nguyện. Rà soát, bổ sung quy định buộc người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Thứ bảy, Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hệ thống thanh kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ sinh lao động; duy trì, nâng cao năng lực hoạt động đăng ký, kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; tổ chức tuần lễ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ hàng năm; triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nhắm ngăn ngừa tai nạn lao đọng, bệnh nghề nghiệp; tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người lao động tham gia cải thiện điều kiện và môi trường lao động giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Thứ tám, Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động đồng thời với kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, vệ sinh lao động bảo đảm quyền lợi người lao động. Tăng cường quản lý đối tượng đóng và tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp; theo dõi, hướng dẫn, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc của cơ quan, doanh nghiệp, người dân trong thực hiện quy định của pháp luật về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, nhất là hành vi trốn đóng, nợ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp; các hành vi tiêu cực, gian lận để hưởng chế độ, trục lợi BHXH, bảo hiểm thất nghiệp

Thứ chín, Thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định về hợp đồng lao động, xây dựng nội quy lao động, công tác công đoàn, thành lập hội đồng hoà giải cơ sở, ký thoả ước lao động tập thể, bảo hiểm xã hội, tiền lương…; nắm bắt và giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động, nhằm giảm thiểu các vụ đình công, lãn công bất hợp pháp của người lao động trong các doanh nghiệp.

Thứ mười, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm; đa dạng hoá các hoạt động giao dịch việc làm; tiếp tục phát huy và nâng cao năng lực hoạt động sàn giao dịch việc làm, góp phần tích cực kết nối cung - cầu lao động.

Thứ mười một, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, chính sách hỗ trợ học nghề, hỗ trợ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ưu tiên cho người nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn. Tiếp tục thực hiện chiến lược, các chương trình, đề án về việc làm và dạy nghề, khẩn trương nghiên cứu xây dựng chương trình việc làm cho người thất nghiệp, thiếu việc làm (Chương trình việc làm công). Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp giữ và tăng thị phần ở các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống như Hàn Quốc, Malaysia. Đồng thời tiếp tục các hoạt động để mở rộng thị trường mới, nhất là thị trường có thu nhập cao và an toàn cho người lao động như thị trường Úc, Châu Âu, LB Nga. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh các hình thức hợp tác đưa lao động có trình độ, tay nghề đi làm việc ở nước ngoài, như: đưa điều dưỡng viên, người lao động đi làm việc tại Nhật Bản, Cộng hoà liên bang Đức.

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w