Thực trạng bất bình đẳng về thu nhập

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 67)

2 Két quả điều tra mức sống dân cư

1.4.2.Thực trạng bất bình đẳng về thu nhập

Có nhiều bằng chứng cho thấy bất bình đẳng trong thu nhập và chi tiêu ngày càng gia tăng ở cấp quốc gia. Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của nhóm 20% có mức thu nhập cao nhất so với nhóm 20% có mức thu nhập thấp nhất tăng từ 7,0 lần năm 2004 lên 9,4 lần năm 2012. Hệ số Gini theo chi tiêu chỉ dao động ở khoảng 0,35– 0,37 trong giai đoạn 2004–2008 nhưng đã tăng lên mức trên 4 lần vào năm 2012.

Có thể rút ra một số kết luận quan trọng khi đánh giá bức tranh bất bình đẳng của Việt Nam trong giai đoạn thời gian qua.

Thứ nhất, thu nhập bình quân của Việt Nam có xu hướng gia tăng trên phạm vi cả nước cũng như phân theo khu vực thành thị và nông thôn

Nguồn: Điều tra mức sống dân cư 2012

Hình 1.7 cho thấy, mặc dù thu nhập của khu vực nông thôn thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước và thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị, nhưng nếu so sánh về tốc độ tăng thu nhập bình quân giữa các vùng và với cả nước thì trong 4 năm gần đây tốc độ tăng thu nhập bình quân của khu vực nông thôn cao hơn so với tốc độ tăng thu nhập bình quân của khu vực thành thị và của cả nước. Cụ thể, năm 2010, tốc độ tăng thu nhập bình quân của khu vực nông thôn so với năm 2008 là 40.4%, khu vực thành thị là 32.7%, của cả nước là 39.4%; năm 2012 những con số lần lượt so với năm 2010 là 47.5%, 40.4% và 44.2%. Điều đó cho thấy, mức thu nhập bình quân chung của khu vực nông thôn đang có xu hướng bứt phá nhanh và rút ngắn khoảng chênh lệch với khu vực thành thị và với mặt bằng chung của cả nước.

Hệ số bất bình đẳng Theil có thể được chia làm năm cấu phần, bao gồm (a) chênh lệch về thu nhập trung bình giữa khu vực nông thôn và đô thị trên cả nước; (b) chênh lệch về thu nhập trung bình giữa khu vực nông thôn của các tỉnh thành khác nhau; (c) bất bình đẳng tại khu vực nông thôn thuộc mỗi tỉnh thành; (d) chênh lệch về thu nhập trung bình giữa khu vực thành thị của các tỉnh thành khác nhau; và (e) bất bình đẳng tại khu vực đô thị thuộc mỗi tỉnh thành. Hệ số Theil trong giai đoạn 2004 – 2012 cho thấy bất bình đẳng về thu nhập và chi tiêu do chênh lệch thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị đã giảm. Điều này phản ánh tốc độ tăng trưởng bình quân tại khu vực nông thôn tăng nhanh hơn so với khu vực thành thị, dẫn đến kết quả là thu nhập và chi tiêu trung bình tại khu vực nông thôn đang dần đuổi kịp thành thị. Tỷ lệ giữa thu nhập tại khu vực thành thị so với nông thôn đã giảm từ 2.16 lần năm 2004 xuống còn 1,89 lần năm 2012. Tương tự, tỷ lệ giữa chi tiêu trung bình tại khu vực thành thị so với nông thôn đã giảm từ 2,08 lần năm 2004 xuống còn 1.74 lần năm 2012. Có vẻ như nhân tố chủ yếu là ở nhóm thu nhập cao nhất trong phổ phân phối thu nhập nông thôn; các hộ trong nhóm 40% hộ có thu nhập cao nhất ở khu vực nông thôn có tốc độ tăng trưởng thu nhập nhanh hơn so với các hộ trong nhóm 40% hộ có thu nhập cao nhất ở thành thị, trong khi đó nhóm 20% hộ nông thôn có thu nhập thấp nhất thì lại có tốc độ tăng trưởng thu nhập chậm hơn so với nhóm 20% hộ có thu nhập thấp nhất ở thành thị. Sự sụt giảm chênh lệch về mức độ giàu nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị theo thời gian tại Việt Nam trái ngược với mô hình phát triển tại Trung Quốc, nơi sự gia tăng nhanh chóng khoảng cách thành thị - nông thôn đã trở thành nguồn gốc và động lực của bất bình

đẳng (Ngân hàng Thế giới, 2009).

Thứ hai, mặc dù các chỉ số bất bình đẳng có xu hướng gia tăng nhưng so với các tiêu chí quốc tế, Việt Nam vẫn được coi là nước có mức độ bất bình đẳng thấp hoặc trung bình

Bảng 1.19: So sánh chỉ số bất công bằng trong phân phối thu nhập của Việt Nam với chuẩn quốc tế

Giãn cách thu nhập Tiêu chuẩn “40” Hệ số GINI Tiêu chuẩn quốc tế

- Bất công bằng cao - Bất công bằng vừa - Bất công bằng thấp Trên 10 lần Trên 8 lần đến 10 Dưới 8 lần Dưới 12% Từ 12% đến 17% Trên 17% Trên 0,5 Từ 0,4 đến 0,5 Nhỏ hơn 0,4 Việt Nam 2002 2004 2006 2008 2010 2012 8,1 8,34 8,37 8,9 9.2 9.4 17,4 17,4 17,34 16.4 15 14.9 0,42 0,42 0,424 0,434 0,433 0.424 Nguồn: Tính toán từ VHLSS 2002,2004,2006,2008,2010, 2012 TCTK

So với các chuẩn quốc tế do Ngân hàng Thế giới (WB) quy định và so với một số nước trên thế giới thì sự phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam còn thấp hơn nhiều nước trên thế giới và khu vục, và nằm ở mức bất công bằng vừa (chấp nhận được).

Nguồn: Tổng hợp từ số lệu của Ngân hàng Thế giới

Thứ ba, các chỉ số bất bình đẳng đều có xu hướng gia tăng ở tất cả các tiêu chí.

Trong thời gian qua đi đôi với quá trình tăng trưởng nhanh, tình trạng bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam cũng có biểu hiện tiêu cực hơn. Trong đó, bất bình đẳng thu nhập giữa hai khu vục thành thị và nông thôn gia tăng mạnh nhất.

Bảng 1.20: Bất bình đẳng theo khu vực ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 2012 Hệ số Gini theo thu nhập

1993 1998 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Cả nước 0,34 0,39 0,42 0,42 0,424 0,434 0,433 0,424

Thành thị 0,38 0,41 0,41 0,41 0,393 0,404 0,402 0.385

Nông thôn 0,33 0,34 0,36 0,37 0,378 0,385 0,395 0,399

Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2012

Bảng số liệu trên cho thấy, Bất bình đẳng ở Việt Nam từ 2008 đến nay đang có xu hướng giảm dần, năm 2008 hệ số Gini là 0.434, đến năm 2012 giảm còn 0.424. Xu hướng tương tự cũng diễn ra ở khu vực thành thị, hệ số Gini là 0.404 năm 2008 giảm còn 0.385 năm 2012. Tuy nhiên xu hướng ngược lại diễn ra ở khu vực nông thôn khi hệ số Gini có xu hướng tăng từ 0.385 năm 2008 đến 0.399 năm 2012.

Như vậy, có thể thấy khu vực nông thôn là động lực chính của sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập gần đây. Hình 7 mô tả đường cong tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người theo nhóm thập phân vị tại khu vực nông thôn. Tốc độ tăng trưởng thu nhập tại khu vực nông thôn của các hộ khá giả cao hơn nhiều so với các hộ nghèo hơn - tốc độ tăng trưởng thu nhập của 10% hộ nghèo nhất chưa bằng một nửa so với tốc độ tăng trưởng thu nhập của 10% hộ giàu nhất, và tỷ lệ chi tiêu từ thu nhập của nhóm thập phân vị thu nhập cao nhất tăng 25 phần trăm so với nhóm thập phân vị thu nhập thấp nhất trong giai đoạn 2004-2010.

Hình 1.10: Thu nhập nông thôn trung bình trên đầu người theo nhóm thập phân vị thu nhập nông thôn: giai đoạn 2004 - 2010

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam, 2004 - 2010

Xét theo ngũ phân vị, bất bình đẳng có xu hướng gia tăng tuy nhiên với tốc độ chậm, được thể hiện thông qua chênh lệch thu nhập giữa hai cực giầu nhất và nghèo nhất trong ngũ phân vị.

Bảng 1.21: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập

Chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Chênh lệch giữa nhóm 5 với nhóm 1 (lần) 2002 356.1 107.7 178.3 251.0 370.5 872.9 8.1 2004 484.4 141.8 240.7 347.0 514.2 1,182.3 8.3 2006 636.5 184.3 318.9 458.9 678.6 1,541.7 8.4 2008 995.2 275.0 477.2 699.9 1,067.4 2,458.2 8.9 2010 1,387.1 369.4 668.8 1,000.4 1,490.1 3,410.2 9.2 2012 1,999.8 511.6 984.1 1,499.6 2,222.5 4,784.5 9.4 Nguồn: TCTK, 2014

Bảng số liệu trên cho thấy, mức độ chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 đang có xu hướng tăng lên trong cả giai đoạn 2002 – 2012, năm 2002 mức độ chênh lệch thu nhập là 8.1 lần, đến năm 2012 tăng lên đến 9.4 lần.

2002 2004 2006 2008 2010 2012

Đồng bằng sông Hồng 0.390 0.390 0.395 0.411 0.409 0.393 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đông Bắc 0.360 0.390 0.407 0.415 0.418 0.416

Tây Bắc 0.370 0.380 0.392 0.403 0.401 0.418

Bắc Trung Bộ 0.360 0.360 0.369 0.371 0.371 0.382

Duyên hải Nam Trung Bộ 0.350 0.370 0.373 0.380 0.393 0.383

Tây Nguyên 0.370 0.400 0.407 0.405 0.408 0.396

Đông Nam Bộ 0.420 0.430 0.422 0.423 0.424 0.397

Đồng bằng sông Cửu Long 0.390 0.380 0.385 0.395 0.398 0.403

Nguồn: TCTK, 2014

Bất bình đẳng thu nhập gia tăng trên phạm vi cả nước, trong đó cao nhất ở vùng Tây Bắc (Gini 2012: 0,418, năm 2010 là 0.401). Năm 2012, với 8 vùng trên cả nước thì Vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long là 3 vùng có mức độ bất bình đẳng tăng so với năm 2010. Cụ thể Vùng Bắc Trung Bộ (Gini 2010 là 0.371, 2012 là .0382); Đồng bằng sông Cửu Long (2010 là 0.389, năm 2012 là 0.403).

Có thể nói chênh lệch về thu nhập ở Việt Nam và sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập là do các nhân tố đa chiều và có quan hệ qua lại với nhau. Nhân tố thứ nhất là các nhóm dân tộc thiểu số không đạt tiến bộ nhanh chóng bằng dân tộc Kinh. Nhân tố thứ hai có liên quan chặt chẽ tới nhân tố thứ nhất đó là sự khác biệt về địa lý của các mô hình tăng trưởng góp phần làm gia tăng bất bình đẳng - khác biệt về các động lực tăng trưởng nông nghiệp và phi nông nghiệp giữa các vùng góp phần tạo ra khác biệt về tỷ lệ tăng trưởng. Nhân tố thứ ba là, sự gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập phản ánh những thay đổi trong mô hình sản xuất, từ mô hình nông nghiệp đến mô hình phi nông nghiệp, và từ công việc tay nghề thấp đến công việc ngoài lĩnh vực nông nghiệp đòi hỏi tay nghề cao. Phạm vi thay đổi về sản xuất của các vùng là khác nhau, và những thay đổi này tương tác với những chênh lệch hiện tại giữa các vùng về nguồn vốn con người và nguồn vốn tự nhiên nhằm thay đổi phân phối thu nhập ở Việt Nam qua thời gian. Cuối cùng, sự lạm dụng vị thế chức quyền, tham nhũng và mức độ quan hệ cũng có mối liên hệ với bất bình đẳng, mặc dù còn chưa rõ những yếu tố này đã góp phần gây nên sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập tới mức độ nào.

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 67)