Chính sách giáo dục Chính sách miễn giảm học phí

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 102 - 106)

CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NĂM

2.3.1. Chính sách giáo dục Chính sách miễn giảm học phí

Chính sách miễn giảm học phí

- Việc thực hiện Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã góp phần quan trọng hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số đến trường; nhờ đó tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, tỷ lệ huy động trẻ em đến trường tăng. Tuy nhiên, việc triển khai đã cho thấy nhiều bất cập, phần nào đó hạn chế tính hiệu quả, như triển khai chậm trễ, thủ tục phức tạp khó triển khai… Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định 74/2013/NĐ-CP thay thế NĐ 49, điều chỉnh một số nội dung cụ thể về đối tượng, phương thức, thủ tục thực hiện.

- Kinh phí hỗ trợ tiền ăn, ở cho học sinh bán trú: Đây là chính sách an sinh xã hội, đã tạo điều kiện cho học sinh ở xa được đến trường học có nơi ăn, ở thuận lợi hơn. Tuy nhiên, một số nơi vai trò của gia đình vẫn chưa được phát huy, sử dụng kinh phí chưa tốt, ít nhiều làm ảnh hưởng hiệu quả của chính sách.

- Kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh 3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi có tác động rất tốt, giảm thiểu khó khăn cho gia đình, hỗ trợ các cháu ra lớp, đẩy nhanh tiến độ phổ cập mầm non cho trẻ năm tuổi; tuy nhiên, việc triển khai còn chậm, chưa kịp thời, mức hỗ trợ trở nên thấp khi giá cả biến động quá nhanh.

Chính sách xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục:

- Trong quá trình thực hiện các chính sách khuyến khích XHH, một số quy định tại Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 chưa phù hợp với thực tiễn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí, quy mô tiêu chuẩn…. cho phù hợp với tình hình thực tiễn và có tác dụng động viên, khuyến khích đầu tư nhiều hơn.

- Ngày 20/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/QĐ- TTg về việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020. Trong phạm vi quản lý được qui định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Các dự án thành lập trường mới nhìn chung phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, gắn với nhu cầu phát triển nhân

lực của từng địa phương, từng vùng kinh tế, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Các trường thành lập mới cũng có cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo đáp ứng tốt hơn nhu cầu nguồn nhân lực.

Công tác XHH trong việc đầu tư thành lập trường chưa được nhận thức một cách đầy đủ; vì vậy chưa đươc thực hiện đúng mức, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của xã hội vào phát triển giáo dục và đào tạo. Chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với các trường không thực hiện đúng cam kết theo đề án khả thi thành lập trường. Vấn đề giao đất, cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng để xây dựng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trên thực tế chưa được triển khai đồng bộ ở các địa phương. Tại một số địa phương, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng rất lớn, ngân sách địa phương không đủ khả năng chi trả để tạo quỹ đất ‘‘sạch“ giao cho các nhà đầu tư. Các trường phải tự bỏ kinh phí để bồi thường, nhận chuyển quyền sử dụng đất để triển khai đầu tư xây dựng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai đánh giá lại công tác xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để tham mưu với Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, hiện đã xuất hiện một số bất cập.

Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo

CTMTQG GD&ĐT năm 2013 được triển khai theo Quyết định số 1210/QĐ- TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ, gồm có 4 dự án, được bố trí từ nguồn NSTW là 3.229,6 tỷ đồng (giảm 24,1% so với năm 2012). Kinh phí được phân bổ cho từng dự án thành phần: Dự án 1 là 750 tỷ đồng, Dự án 2 là 760 tỷ đồng, Dự án 3 là 1.701 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 46 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 1.655 tỷ đồng) và Dự án 4 là 18,64 tỷ đồng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đó có Công văn số 3777/BGDĐT-KHTC ngày 05/6/2013 báo cáo sơ kết 3 năm (2011-2013) thực hiện CTMTQG GD&ĐT, kết quả đạt được như sau:

- Dự án 1: Hỗ trợ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, xóa mù chữ và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học.

+ Mua sắm thiết bị hỗ trợ PCGDMN cho trẻ 5 tuổi: Về cơ bản là đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao hàng năm. So với cả giai đoạn 2011-2015, đến nay một số chỉ tiêu vượt kế hoạch như: trang bị thiết bị dạy học tối thiểu cho các nhóm lớp

mầm non để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới (121%); thiết bị nội thất dùng chung trong trường MN (108,28%). Các chỉ tiêu khác cũng thực hiện tương đối tốt như: Số bộ đồ chơi ngoài trời được trang bị (đạt 75,42% so với cả giai đoạn 2011-2015) và số bộ thiết bị làm quen máy tính được trang bị (54,83%).

+ Xóa mù chữ và chống tái mù chữ: Giai đoạn 2011-2013 đã điều tra được 49.498.258 lượt người trong độ tuổi 15-60 (bình quân hàng năm điều tra khoảng 16.000.000 lượt người). Số người mù chữ trong độ tuổi 15-60 được huy động đến các lớp xoá mù chữ là 2.874.329 người. Số người biết chữ trong độ tuổi 15-60 đạt 74.589.782. Số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cập GD là 1.166.449 em.

- Dự án 2: Tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiều chỉ tiêu của dự án này đạt gần 100% so với kế hoạch năm 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 như: Số giáo viên dạy ngoại ngữ các cấp học được khảo sát năng lực tiếng Anh; số phòng dạy ngoại ngữ được trang bị thiết bị (95.5%). Tuy nhiên, một số chỉ tiêu chưa đạt so với kế hoạch: Số giáo viên tiếng Anh cốt cán (phổ thông, dạy nghề, TCCN, GDTX) được tham gia các lớp bồi dưỡng trong nước (88%); số giáo viên tiếng Anh tham gia bồi dưỡng ở nước ngoài (70%); số giáo viên tiếng Anh cốt cán được tham gia các lớp bồi dưỡng (do TW tổ chức - trong nước) (96%); số trường được trang bị CSVC và thiết bị ngoại ngữ (88,4%).

- Dự án 3: Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn; hỗ trợ cơ sở vật chất trường chuyên, trường sư phạm.

+ Hỗ trợ GD miền núi, vựng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn:

Có 295 trường PTDTNT được thụ hưởng chương trình. Giai đoạn 2011-2013 đã xây dựng bổ sung và sửa chữa được 401 phòng học, 383 phòng thư viện, 113 nhà tập đa năng và 1257 phòng ở nội trú, nhà ăn cho học sinh.

Hỗ trợ xây dựng trường PTDTNT tỉnh và huyện mới thành lập: giai đoạn 2011-2013 có 19/48 trường PTDTNT tỉnh và huyện mới thành lập được hỗ trợ xây dựng theo QĐ 1640/QĐ-TTg (năm 2011 có 2 trường được hỗ trợ, năm 2012 có 6 trường và năm 2013 là 11 trường), đạt 39,6% kế hoạch cả giai đoạn.

Tập huấn nâng cao năng lực, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường PTDTNT: giai đoạn 2011-2013, có 3244/5000 CBQL, GV các trường PTDTNT được tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực, bồi dưỡng tiếng dân tộc, đạt 65% chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Hỗ trợ XD, cải tạo CSVC, mua sắm trang thiết bị theo hướng đạt chuẩn quốc gia: giai đoạn 2011-2013, có 1.920 cơ sở GD miền núi, 1.980 cơ sở GD vùng khó khăn, 1.509 cơ sở GD có học sinh dân tộc và 216 trường bán trú được hỗ trợ XD, cải tạo CSVC, mua sắm trang thiết bị để đạt chuẩn quốc gia, đạt 100% kế hoạch.

+ Hỗ trợ CSVC trường THPT chuyên: Tính đến nay, nhiều chỉ tiêu về hỗ trợ CSVC trường THPT chuyên các tỉnh thực hiện được khá tốt, đã xây dựng bổ sung 190 phòng học (đạt 43% so với cả giai đoạn 2011-2015); 94 phòng học bộ môn (đạt 41%); 165 phòng ở nội trú cho học sinh; 50 nhà ăn (151%) và 10 phòng họp giáo viên (54%). Tuy nhiên một số chỉ tiêu còn thấp như: mới chỉ xây dựng bổ sung 4 phòng thư viện (13%); 7 nhà tập đa năng (22,5%).

+ Hỗ trợ CSVC trường CĐSP, khoa sư phạm của các tỉnh: đã đầu tư xây dựng thực hiện 33 công trình nhà học, giảng đường các trường CĐSP, khoa sư phạm của các tỉnh; 127 nhà ký túc xá; 11 nhà thư viện, nhà thí nghiệm, nhà làm việc của giảng viên; 165 phòng học được đầu tư mua sắm thiết bị, đạt 100% kế hoạch.

- Dự án 4. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình: Trong 3 năm 2011-2013 và ước đến 6 tháng đầu năm 2013, đã tổ chức 283 đợt kiểm tra, giám sát tại các đơn vị thực hiện; có 2.168 đơn vị được kiểm tra, giám sát. Ước tính đến hết năm 2013 sẽ đạt 548 đợt kiểm tra, giám sát, với 3.626 đơn vị được kiểm tra, giám sát, đạt 100% kế hoạch.

Chính sách giáo dục dân tộc:

Thực hiện Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc, Nghị quyết 70/NQ-CP về chính sách xã hội, Chương trình giảm nghèo bền vững (Nghị quyết 80/NQ-CP) của Chính phủ; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện rà soát, đánh giá để tham mưu hoàn thiện hệ thống chính sách về giáo dục dân tộc, chính sách đối với người nghèo. Đến nay hệ thống chính sách được ban hành khá đầy đủ, góp phần quan trọng huy động học sinh ra lớp, nâng cao chất lượng, đảm bảo công bằng trong giáo dục. Một số chính sách đã ban hành như:

- Trẻ em mẫu giáo 3,4,5 tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Trẻ em dân tộc rất ít người được hưởng chính sách theo Quyết định 2123/2010/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hầu hết các đối tượng học sinh chính sách, khó khăn về kinh tế được hưởng chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ (nay là Nghị định 74/NĐ-CP).

- Học sinh đang học tại các trường PTDTNT được hưởng chính sách theo Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

- Sinh viên chính sách được hưởng học bổng theo Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển được hưởng chế độ quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006.

- Học sinh sinh viên vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được vay vốn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Học sinh theo học tại các trường PTDTBT và các lớp bán trú được hưởng chính sách theo Quyết định số 85/2010-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Học sinh trung học phổ thông nhà ở xa trường được hưởng chính sách theo Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chính sách cấp gạo cho học sinh bán trú theo Quyết định 36/2013/QĐ-TTg…

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w