Giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 40 - 41)

Nguồn: TCTK,

1.2.2. Giáo dục phổ thông

Mạng lưới trường, lớp phổ thông tiếp tục được củng cố và phát triển theo hướng hoàn thiện dần quy hoạch, hướng tới đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển toàn diện. Năm học 2012-2013 cả nước có 15.361 trường tiểu học (tăng 24 trường), 10.847 trường THCS, PTCS (tăng 50 trường), 2.708 trường THPT (tăng 39 trường). Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: tiểu học 45,3% (tăng 3,1%), trung học cơ sở 30,5% (tăng 4%), THPT 16,43% (tăng 1,4%). Sau giai đoạn chuyển đổi loại hình trường bán công, số trường ngoài công lập giảm, hiện chỉ còn hơn 1,8%. Năm 2013 cả nước thành lập mới khoảng 150 trường phổ thông, chủ yếu là bổ sung để hoàn thiện quy hoạch. Hệ thống trường PTDTNT, bán trú tiếp tục được củng cố và phát triển (hiện cả nước có 305 trường PTDTNT và 569 trường PTDTBT); nhiều tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết mạng lưới trường bán trú để chủ động đầu tư.

Năm học 2012-2013, số học sinh tiểu học là 7.202.767 em (tăng 1,4% so với năm học trước), học sinh THCS là 4.869.839 em (giảm 1,2% so với năm trước), học sinh THPT là 2.675.320 (giảm 2,9%). Ước thực hiện năm học 2013-2014, học sinh tiểu học tăng khoảng 1,6% so với 2012, học sinh THCS , THPT đi dần vào ổn định. Tính đến cuối năm 2013, cả nước có 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trong đó 04 tỉnh/thành phố được

công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 (Năm 2012 là 03 tỉnh). Tình trạng học sinh bỏ học trong năm học 2012 - 2013 đã giảm so với năm học trước, cả nước có 8,9 nghìn học sinh tiểu học bỏ học, giảm 0,1% so với năm trước; 44 nghìn học sinh trung học cơ sở bỏ học, giảm 0,3% và gần 42 nghìn học sinh trung học phổ thông bỏ học, giảm 0,2%.

Đến nay mạng lưới trường lớp phổ thông cơ bản tốt, các bất hợp lý dần được khắc phục. Tuy nhiên, cơ sở vật chất vẫn còn nhiều khó khăn: phòng học tạm, phòng học xuống cấp vẫn còn nhiều; hệ thống phòng chức năng thiếu và yếu không đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện; do thiếu vốn, một số mục tiêu như phát triển trường PTDTBT, trường chuyên, xóa phòng học tạm... vẫn chưa đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu Một số các vấn đề xã hội của Việt Nam năm 2013 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w