Thực tiễn phong trào xóa đói giảm nghèo của thành phố thời gian qua, nhất là trong giai đoạn (2004 - 2008) đã minh chứng rõ nét về sức lan tỏa của các phong trào quần chúng, đã cộng hưởng cùng với sức mạnh tổng hợp của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Do đó, trong giai đoạn sắp tới cần nhân rộng để triển khai ở
phạm vi rộng hơn, sâu hơn các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Trong đó, có thể kể
ra một số mô hình tiêu biểu như sau:
Một là, mô hình giảm hộ nghèo theo phương châm cuốn chiếu . Đây là cách làm được thành phố tập trung chỉ đạo cho từng quận - huyện, phường - xã, hàng năm đều phải có kế hoạch khảo sát, thống kê, phân loại; tổ chức tiếp xúc trực tiếp với từng hộ nghèo để cùng bàn bạc, trao đổi, thống nhất về biện pháp hỗ trợ, đảm bảo phù hợp với điều kiện và khả năng tổ chức sản xuất làm ăn của từng hộ. Trên cơ sở đó đề ra chỉ tiêu và thực hiện có hiệu quả việc giảm hộ nghèo theo từng khu phố - ấp, phường - xã, quận - huyện.
Hai là, mô hình đầu tư vốn và tạo việc làm cho lao động diện hộ nghèo.
Đây là phương thức đầu tư vốn gián tiếp cho hộ nghèo, người nghèo thông qua việc cho những cơ sở sản xuất hoặc những hộ dân có mức sống khá, có dự án vay vốn xóa đói giảm nghèo, nhằm tạo việc làm và thu nhập cho những hộ nghèo không biết cách làm ăn, hoặc lao động phụ của hộ nghèo tăng thêm thu nhập. Mô hình này được tập trung thực hiện ở một số quận nội thành có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Ba là, mô hình giảm nghèo gắn với kiên trì chăm lo học chữ và học nghề
của các đối tượng hộ nghèo. Thực hiện chủ trương chung của thành phố, nhiều quận - huyện đã tập trung đầu tư cho việc học chữ và học nghề cho đối tượng hộ
nghèo bằng nhiều hình thức, như đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp cơ sở vật chất cho học sinh các cấp
học, bậc học phổ thông; tặng học bổng cho học sinh nghèo (từ Quỹ Vì người nghèo và quỹ hỗ trợ của các đoàn thể); vận động các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội và các mạnh thường quân hỗ trợ sách vở, quần áo, phương tiện đi lại,… nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh nghèo phải bỏ học, phụ giúp gia đình kiếm sống. Đối với lao động trong độ tuổi nhưng chưa có được đào tạo nghề, tập trung vận động, tư vấn cho các em học nghề, miễn giảm học phí học nghề và hỗ trợ thêm sinh hoạt phí để các em yên tâm học nghề. Thậm chí có địa phương còn chủđộng tổ chức dạy nghề lưu động miễn phí (quận 5, 6, 9, ThủĐức, huyện Nhà Bè, Cần Giờ….). Từ sự hỗ trợ hết sức thiết thực này, nhiều hộ nghèo
đã quan tâm hơn việc cho con em mình học chữ, học nghềđến nơi đến chốn, từđó có cơ hội chọn lựa việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, giúp gia đình thoát nghèo một cách căn cơ, vững chắc.
Bên cạnh việc đẩy mạnh các mô hình xoá đói giảm nghèo thì một trong những giải pháp quan trọng để xoá đói giảm nghèo ở thành phố trong thời gian tới là phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố. Đây là khu vực có tỷ
lệ hộ nghèo cao nhất và chịu tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá thời gian qua. Có thể thấy, thời gian qua sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố không ổn định do sự mở rộng đô thị ra bên ngoài, Tốc độđô thị hóa, quy hoạch đô thị, chính sách và khả năng kiểm soát sự phát triển của đô thịảnh hưởng mạnh đến tính ổn định của nông nghiệp; đất nông nghiệp có xu thế giảm, từ năm 2000 đến năm 2005 trên địa bàn Thành phố đất nông nghiệp giảm 9193 ha, giảm bình quân năm 1532 ha; thành phố càng phát triển, càng tồn tại nhiều hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ do đất đai ngày càng thu hẹp và giá đất ngày một tăng. Nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của sự ô nhiễm đô thị. Từ những thực trạng của nông nghiệp thành phố nêu trên, theo chúng tôi để nông nghiệp thành phố phát triển trong thời gian tới, cần tập trung theo các hướng sau:
Một là, sản xuất nông nghiệp cần tập trung sản xuất các loại rau trái vụ, rau sạch và rau có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu thành phố . Sản xuất rau an toàn, rau sạch và rau có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu thành phố là nhu cầu, là đòi hỏi khi đời sống, kinh tế ngày một nâng cao và cũng là đòi hỏi trong mở cửa hội nhập . Đây là các loại cây trồng đạt kết quả, hiệu quả kinh tế cao trên một đơn
vị diện tích; tùy theo phương thức canh tác rau: trong nhà kính hoặc trồng rau thông thường, trồng rau ăn lá có thể đạt giá trị sản lượng trên 100 triệu
đồng/ha/năm, đây cũng là mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp để góp phần tăng trưởng ngành trong khi đất nông nghiệp giảm dần cho các mục tiêu phi nông nghiệp.. Thêm vào đó, sản xuất các loại rau đậu thực phẩm vốn là loại cây trồng thích nghi trên vùng đất ngọt, lợ của Thành phố; sản phẩm cồng kềnh và dễ hư
hỏng. Việc phát triển rau đậu thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tươi sống của Thành phố sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển, đây cũng là một lợi thế của sản xuất nông nghiệp.
Hai là, phát triển các làng hoa, cây cá cảnh đặc biệt là các loại giống hoa ngoại nhập chất lượng cao. Phát triển cây ăn quả kết hợp nhà vườn và du lịch sinh thái vườn tạo không gian thư giãn cho dân cư đô thị. Phát triển hoa, cây cá cảnh cũng là sản xuất đặc thù của nông nghiệp đô thị; phát triển hoa, cây cá cảnh đã hình thành từ lâu và phát triển nhanh khi đời sống, kinh tế ngày càng nâng cao. Phát triển hoa, cây cá cảnh cũng đạt kết quả, hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị
diện tích. Tùy theo loại hoa, mức đầu tư mà có thể đạt giá trị sản lượng vài trăm triệu đồng/ha/năm, đây cũng là mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp để góp phần tăng trưởng ngành trong khi đất nông nghiệp giảm dần cho các mục tiêu phi nông nghiệp. Phát triển cây ăn quả kết hợp nhà vườn và du lịch sinh thái vườn tạo không gian thư giãn cho dân cư đô thị cũng là một nhu cầu của đời sống kinh tế
phát triển.
Ba là, phát huy ưu thế khoa học kỹ thuật của Thành phố, tiếp tục phát triển cây giống, con giống chất lượng cao và là một trung tâm giống cho cả khu vực. Phát triển cây giống, con giống chất lượng cao là khai thác tiềm lực khoa học kỹ
thuật của Thành phố, cũng là mục tiêu đạt giá trị cao trên một đơn vị diện tích trong khi đất nông nghiệp giảm dần cho các mục tiêu phi nông nghiệp.