Giải pháp về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 160 - 161)

trường; chủ động gắn kết và có chế tài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội, coi yêu cầu về bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững.

Thành phố phải có hình thức chế tài, xử phạt thật nặng với các cơ sở gây ô nhiễm môi. Cần sử dụng rộng rãi nguyên tắc “ người gây thiệt hại đối với môi trường thì phải bồi hoàn”. Thời gian qua, các chế tài của chúng ta về kinh tế chưa

đủ mạnh để răn đe các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Do đó, các cơ sở vẫn chấp nhận nộp phạt và tiếp tục gây ô nhiễm. Trong thời gian tới, thành phố khẩn trương và kiên quyết trong việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội thành. Và kiên quyết không cấp phép cho các dự án không sử dụng công nghệ

sạch về môi trường và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các sản phẩm điện tử cũ

(rác điện tử) từ các nước phát triển.

Duy trì diện tích rừng, cây trồng lâu năm nông nghiệp cùng với diện tích công viên, cây xanh đảm bảo tiêu chuẩn đất cây xanh/người, tạo môi trường sống trong lành. Công tác trồng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh cùng với việc xây dựng, tôn tạo các lâm viên, công viên, khu văn hóa lịch sử, các đai rừng phân tán ven các trục lộ giao thông, các công trình thủy lợi cùng với phong trào xanh - sạch - đẹp ngày càng góp phần quan trọng trong việc cải thiện cảnh quan, sinh thái môi trường Thành phố. Những nỗ lực bảo vệ và chăm sóc rừng phòng hộ, năm 2000 đã được tổ chức UNESCO công nhận rừng phòng hộ Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam . Việc duy trì diện tích rừng, cây trồng lâu năm nông nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc

đảm bảo tiêu chuẩn đất cây xanh/người dân ở Thành phố trong khi quy mô dân số

ngày một tăng cũng là để cải thiện môi trường sống chung.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 160 - 161)