Chất lượng tăng trưởng kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 200)

1.3.1. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan lôi kéo nhiều quốc gia tham gia. Xu thế này bắt nguồn từ các lý do sau:

Thứ nhất, bắt nguồn từ sự phát triển nội tại của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hóa sản xuất trên phạm vi quốc tế. Cùng với sự phát triển của sản xuất,

sự tăng tiến của sản xuất và trao đổi hàng hóa, sự mở rộng thị trường...các mối quan hệ kinh tế cũng dần dần vượt khỏi ranh giới quốc gia, hình thành các mối quan hệ quốc tế và quá trình quốc tế hóa ngày càng mở rộng.

Thứ hai, sự tác động trực tiếp của cách mạng KHCN. Với cách mạng KHCN hiện đại, công nghệ thông tin và viễn thông xuất hiện là cơ sở cho sự hình thành những nguyên lý vận động mới trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế. Chúng làm cho các tác động toàn cầu lan truyền với tốc độ nhanh và cường độ mạnh. Siêu xa lộ

thông tin trở thành đường truyền dẫn quan trọng bậc nhất cho sự vươn rộng các quan hệ kinh tế. Các nền kinh quốc gia dường như trở thành những bộ phận hữu cơ của nền kinh tế toàn cầu.

Thứ ba, các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế đóng vai trò thúc

đẩy quá trình hội nhập kinh tế của các quốc gia. Các tổ chức này, trước hết là Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)... ra đời là kết quả của quá trình toàn cầu hóa về kinh tế và cũng do nhu cầu của toàn cầu hóa kinh tế. Các tố chức này hiện nay là những nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước. Các tổ chức WTO, WB, IMF…ngày càng có vai trò chi phối quan hệ kinh tế quốc tế trên nhiều lĩnh vực, can thiệp sâu vào nhiều mặt kinh tế - xã hội thế giới, vượt qua mọi biên giới quốc gia, và có vai trò như một chính phủ toàn cầu. Cái chính phủ toàn cầu mà đứng

đằng sau là các nước tư bản phát triển, đứng đầu là Mỹ, đang chi phối, điều khiển nền kinh tế thế giới và thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, sự chi phối mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia tác động lớn

đến quá trình hội nhập quốc tế. Các công ty xuyên quốc gia gần đây có quy mô cực kỳ lớn, địa bàn hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành, những chi nhánh như

những chiếc vòi bạch tuộc giăng ra khắp hành tinh. Các công ty xuyên quốc gia bành trướng các hoạt động thương mại, tài chính, tín dụng, đầu tư chuyển giao công nghệ trên phạm vi toàn cầu. Bằng việc hình thành hệ thống chi nhánh của mình ở nhiều quốc gia trên thế giới, lôi cuốn các quốc gia vào quá trình hoạt động của mình, nó biến các quốc gia gần như là những “bộ phận” trong quá trình sản

xuất của nó.

Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế mang tính tất yếu khách quan bắt nguồn từ

sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ xã hội hóa sản xuất cao trên phạm vi quốc tế trong điều kiện tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của kinh tế thị trường và kinh tế tri thức.

1.3.2. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện hiện nay đem lại nhiều tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Những tác động tích cực này thể hiện:

Một là, hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy quá phân công lao động trên quy mô toàn thế giới, mở ra khả năng cho các nước đang phát triển tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Các quốc gia đều có thể tham gia vào quá trình chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm hay bộ phận cấu thành sản phẩm trên cơ sở lợi thế của mình. Các cơ sở sản xuất khắp nơi trên thế giới tham gia vào sản xuất các bộ phận, các chi tiết, linh kiện theo tiêu chuẩn, sau đó được lắp ráp thành các sản phẩm hoàn chỉnh. Trên cơ sở đó, các quốc gia phát huy lợi thế so sánh của mình, làm cho các nguồn lực trong nước được sử dụng có hiệu quả cao, thúc đẩy phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa, xác lập một cơ cấu kinh tế hiện đại. Mặt khác, thương mại trong xu thế toàn cầu còn tạo ra những cuộc cạnh tranh quyết liệt, buộc các doanh nghiệp phải ra sức cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quảđể tồn tại và phát triển.

Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy việc giao lưu chuyển dịch các nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất. Toàn cầu hóa tạo ra sự di chuyển nguồn vốn trên quy mô toàn cầu với tốc độ, quy mô ngày càng lớn. Giao lưu hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Điều này đã góp phần tạo ra nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế nhanh, có hiệu quả

của các nền kinh tế, đặc biệt các nước đang phát triển.

và công nghệ, góp phần vào việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển mạnh của khoa học và công nghệ trên thế giới cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21,

đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học ngày càng được ứng dụng rộng rãi, trong mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là cơ hội lớn để các nước đi sau tiếp cận được với những công nghệ hiện đại, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ với chi phí ngày càng giảm, qua đó thu hẹp dần khoảng cách với các nước trên thế giới.

Bốn là, hội nhập kinh tế thúc đẩy quá trình cải cách ở các nước đang phát triển. Muốn hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của các tổ chức kinh tế thế giới. Đây là cơ hội để các nước đang phát triển cải thiện môi trường kinh để có thể thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm tốc độ và chất lượng tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, thể hiện:

Một là, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra mâu thuẫn gay gắt và sự cạnh tranh quyết liệt cho các nước đang phát triển. Đểđảm bảo các nước đều có lợi ích trong mở cửa, hội nhập, các bên tham gia phải hợp tác với nhau. Các nước phát triển do có ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý, nên các nước này luôn nắm quyền quyết định và khống chế các luật chơi chung có lợi cho họ. Các nước đang phát triển, các nước nghèo thường phải gánh chịu những điều bất lợi, thiệt thòi trong hợp tác. Do trình độ học vấn thấp, đầu tư cho việc đào tạo nghề

còn thấp, nên không đuổi kịp trình độ công nghệ diễn ra nhanh chóng và thường xuyên, từ đó việc tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế bị hạn chế,

chủ yếu là lao động giản đơn. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để thu

được nhiều lợi ích, các nước phát triển luôn tìm mọi cách chèn ép các nước đang phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị.

Do vậy, muốn tồn tại và phát triển được trong hội nhập quốc tế đòi hỏi các nước đang phát triển không ngừng nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm của quốc gia mình. Điều này bắt buộc các nước đang phát triển không chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà ngày càng phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm gia tăng bất bình đẳng kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực và các nhóm dân cư. Hội nhập kinh tế là quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế. Cạnh tranh gay gắt dẫn đến nhiều doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp gia tăng, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo ra sự phân hóa giữa các nhóm dân cư trong mỗi quốc gia. Các nhóm dân cư trong mỗi quốc gia tham gia vào quá trình hội nhập với những điều kiện không thuận lợi như nhau. Các nhóm dân cư trí thức, lao động kỹ thuật có điều kiện làm việc ổn định, thu nhập cao, ngày càng giàu lên. Ngược lại, bộ phận dân cư nông nghiệp, nông thôn có trình độ dân trí, trình độ kỹ thuật thấp khó có cơ hội tham gia vào guồng máy sản xuất có thu nhập cao, họ bị bần cùng hóa tương đối. Từ đó, khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng bị nới rộng. Đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp và nan giải không chỉ đối với các nước đang phát triển mà ngay cả các nước phát triển. Đối với các nước đang phát triển, nguy cơ này ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tếđi đối với tiến bộ và công bằng xã hội.

Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng tình trạng tàn phá tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường. Các nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hóa, quá trình này đòi hỏi các nước này phải tranh thủ mọi nguồn lực để phát triển sản xuất, tăng thu nhập để tái đầu tư mở rộng sản xuất, từ đó dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi, làm cạn kiệt vốn tài nguyên, nền kinh tế tăng trưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

song tìm ẩn bất ổn, phát triển không bền vững.

Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ gắn liền với việc di chuyển các cơ

sở sản xuất từ bên ngoài vào. Các nước phát triển thông qua chuyển giao công nghệ, đầu tưđểđưa những công nghệ lạc hậu, ô nhiễm ra khỏi nước mình. Do vậy, hội nhập kinh tế quốc tế vừa cho phép các nước đang phát triển tiếp cận vốn, công nghệ, song nó cũng bao hàm khả năng phát triển không bền vững, do phải nhận nhiều công nghệđã lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đem lại nhiều mặt tích cực cũng như những thách thức đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Để

vượt qua những thách thức này đòi hỏi trong quá trình phát triển, các nước đang phát triển không chỉ chú trọng đến vấn đề tốc độ tăng trưởng kinh mà ngày càng phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng tự chủ cuả nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế, có như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước mới đem lại hiệu quả tốt.

1.4. Kinh nghiệm các nước trên thế giới về việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trưởng kinh tế

1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1950 - 1970

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã mau chóng phục hồi và có bước phát triển nhảy vọt. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 1951 – 1973 là 10%. Tăng trưởng kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn thần kỳ

này đã trở thành mô hình nghiên cứu đối với nhiều nước đang phát triển. Có thể

nói đây là giai đoạn mà Nhật Bản không những duy trì được tốc độ tăng trưởng cao mà còn duy trì được chất lượng tăng trưởng tốt. Để đạt được những thành công đó, Nhật Bản đã tiến hành các cuộc cải cách như sau:

Thứ nhất, tiến hành cải cách ruộng đất. Trước chiến tranh, khoảng hơn 45% ruộng đất của Nhật Bản là đất phát canh. Nông dân phải nộp địa tô cao tới hơn

50% số thu hoạch. Cuộc cải cách sau chiến tranh đã được tiến hành một cách chặt chẽ. Nội dung cơ bản của cuộc cải cách ruộng đất là chuyển quyền sở hữu ruộng

đất phát canh cho những tá điền đã từng trồng trọt trên mảnh đất đó. Để thực hiện

được điều này, chính phủ đã mua tất cả ruộng đất phát canh của địa chủ vắng mặt và trong trường hợp các địa chủ vẫn sống ở nông thôn, thì chính phủ mua lại số

ruộng đất vượt quá 1 ha. Sau đó chính phủ đem bán lại cho những tá điền đã từng lĩnh canh trên ruộng đất đó. Đối với ruộng đất vẫn còn nằm trong tay địa chủ, cuộc cải cách ruộng đất cũng ràng buộc các địa chủ không được đơn phương huỷ

bỏ hợp đồng thuê nếu không có được sự nhất trí của người thuê, và địa tô đã được chuyển thành tiền tệ và chỉ còn chiếm khoảng 10% tổng thu hoạch.

Việc chuyển quyền sở hữu ruộng đất cho những nông dân trực tiếp canh tác

đã kích thích mạnh tính tích cực sản xuất của nông dân. Họ đã tiến hành cải tạo ruộng đất, kết hợp với việc sử dụng những kỹ thuật canh tác mới để nâng cao năng suất nông nghiệp. Việc tích cực đưa kỹ thuật vào nông nghiệp và thu nhập của nông dân tăng lên đã góp phần mở rộng đáng kể thị trường trong nước.

Thứ hai, thủ tiêu các doanh nghiệp độc quyền trong nền kinh tế. Tháng 4 năm 1947 luật chống độc quyền ra đời. Đây là đạo luật nhằm ngăn chạn bọn tài phiệt phục hồi và cũng là một đạo luật thể hiện nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế

Nhật Bản sau chiến tranh. Tháng 12 năm 1947, luật thủ tiêu tình trạng tập trung quá mức sức mạnh kinh tế được thông qua. Theo luật này, sẽ tiến hành giải tán những công ty nắm quá nhiều sức mạnh kinh tế. Những chính sách này đã tạo sự

cạnh tranh mạnh mẽ trong nền kinh tế, hình thành cơ chế thị trường thuận lợi. Chính phủ Nhật Bản đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho các công ty hoạt

động, thực thi các chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế thị trường vì sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Đây là những nhân tố quan trọng trong việc thúc đầy nền kinh tế phát triển và duy trì được chất lượng tăng trưởng cao.

Thứ ba, dân chủ hoá lao động nhằm nâng cao quyền lợi của người lao động, các đạo luật về lao động lần lượt được thông qua. Luật công đoàn được ban hành

vào cuối năm 1945 nhằm đảm bảo quyền tổ chức công đoàn, thương lượng tập thể

và bãi công; Luật điều chỉnh quan hệ lao động lao động được ban hành năm 1946 quy định cơ chế giải quyết những tranh chấp lao động và Luật cơ bản về lao động

được ban hành năm 1947. Cùng với sự ra đời các luật trên, phong trào công đoàn của Nhật Bản giai đoạn này phát triển khá nhanh. Điều kiện làm việc được cải thiện, nhất là tiền lương nâng cao hơn do cuộc đấu tranh của công đoàn mang lại,

đã làm tăng nhu cầu tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước. Mặc dù nhà quản lý tỏ ra khó chịu với những yêu cầu của công nhân, nhưng họ

cũng phải công nhận rằng tăng lương có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng năng suất

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 200)