Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 71)

năng lượng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Về khái niệm “xã hội hài hoà” đưa ra nhằm vào những những vấn đề và mâu thuẫn tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách, mở cửa đến nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội có nhiều thành tựu. Thế nhưng, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng nới rộng, sức ép việc làm ngày càng gia tăng, chênh lệch phát triển giữa các vùng ngày càng nới rộng, tài nguyên thiếu thốn, môi trường sinh thái bị phá hoại nghiêm trọng, sự phát triển của xã hội tụt hậu so với sự phát triển kinh tế. Khái niệm này, nhấn mạnh rằng trong quá trình phát triển kinh tế thì vấn đề dân sinh là quan trọng nhất chứ không phải là tăng trưởng GDP, dân sinh là nguồn GDP lớn nhất. Để xây dựng xã hội hài hoà, vấn đề đảm bảo công bằng của pháp luật là điều hết sức quan trọng để người dân cảm thấy được yên tâm do

được pháp luật bảo vệ.

1.4.4. Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trưởng kinh tế

Kinh tế Thái Lan đạt được những thành công trong giai đoạn từ thập kỷ 60

đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, từ sau khủng hoảng kinh tế

năm 1997, nền kinh tế Thái Lan phát triển theo chiều hướng xấu đi được các chuyên gia đánh giá là do chất lượng tăng trưởng kinh tế yếu kém.

Để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, Chính phủ Thái Lan chú trọng vào việc thu hút nguồn vốn FDI. Dòng FDI bắt đầu đổ mạnh vào Thái Lan sau năm 1988, đặc biệt là từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore. Ban đầu vốn FDI đầu tư vào Thái Lan tập trung vào công nghiệp chế tạo như ngành máy điện, lắp ráp điện tử, thiết bị vận tải, hoá chất, công nghiệp thép, nhưng đến đầu những năm 1990, FDI đổ mạnh vào các ngành bất động sản, xây dựng, thương mại và dịch vụ tài chính ngân hàng. Tăng trưởng kinh tế cao của Thái Lan trong gần 4

thập kỷđã kích thích đầu cơ và thổi phồng nền kinh tế.

Thái Lan hội nhập khá thành công vào thị trường tài chính quốc tế, nhưng do chính phủ Thái Lan chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý tài khoản vốn mở, không nhận thức được sự tác động của các loại vốn khác nhau đối với sự ổn

định của nền kinh tế. Để duy trì sự hấp dẫn của Thái Lan vềđầu tư và thương mại, chính phủ duy trì chính sách tỷ giá cố định, đi kèm đó, chính phủ Thái lại thực hiện tài khoản vốn mở. Đây là một nguyên nhân khiến chính phủ mất quyền kiểm soát các chính sách tiền tệ. Lợi dụng cơ hội đó, các nhà đầu cơ tập trung vào đầu cơđồng bath để tranh thủ lợi thế lãi suất cao của đồng tiền nội địa. Đồng Bath lên giá, làm hạn chế đầu tư vào các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu cũng như

không khuyến khích đầu tư hướng vào phục vụ thị trường nội địa. Trong khi đó, nhiều lĩnh vực lại được đầu tư quá mức, nhất là bất động sản, ngân hàng và các dịch vụ tài chính. Thêm vào đó, các nguồn vốn đầu tư vào Thái Lan chủ yếu là các nguồn vốn ngắn hạn. Nên khi nghe phong thanh về cuộc khủng hoảng, họ tìm cách rút vốn về càng nhanh càng tốt khiến lượng cung ứng ngoại tệ thiếu hụt trầm trọng so với nguồn nội tệ. Mặt khác, năng lực hoạt động của các ngân hàng kém hiệu quả và sự quản lý lỏng lẻo của hệ thống ngân hàng trung ương dẫn đến việc tự ý cho vay tín dụng một cách thiếu suy xét dẫn đến tình trạng nợ xấu khó đòi ngày càng trầm trọng, thiếu hụt lượng cung ứng tiền mặt khi cần thiết. Những nguyên nhân đó đã làm cho nền kinh tế Thái Lan rơi vào khủng hoảng.

Thành công về tăng trưởng kinh tế trong gần 4 thập kỷ ở Thái Lan đã góp phần giảm khá nhanh tình trạng nghèo đói nhưng mặt khác tình trạng bất bình

đẳng lại có xu hướng ngày càng gia tăng. Sau khủng hoảng tài chính, bất bình

đẳng về thu nhập ngày càng mở rộng, chênh lệch thu nhập giữa 20% dân số nghèo nhất so với 20% dân số giàu nhất có xu hướng giãn ra mà nguyên nhân chủ yếu là do chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, hậu quả phát sinh từ các chính sách, biện pháp bảo hộđối với khu vực chế tạo ở thành thị, trong khi nông nghiệp ở các vùng nông thôn nghèo, xa xôi hẻo lánh như vùng Đông bắc hầu như bị thả nổi. Chênh lệch giữa các vùng còn trở nên trầm trọng hơn do chính phủ đã không sử

dụng các công cụ phân phối lại thu nhập một cách công bằng hơn.

Tăng trưởng kinh tế nhanh với việc khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt và môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng nề. Ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt nhanh chóng của tài nguyên thiên nhiên do khai thác quá mức là cái giá phải trả rất đắt cho công cuộc công nghiệp hoá nhanh chỉ chú trọng đến sự

tăng trưởng về mặt lượng, mà thiếu sự quan tâm về mặt chất của tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan. Để khắc phục những hạn chế nêu trên nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, chính phủ Thái Lan đã thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Cơ cấu lại sản xuất, chính phủ Thái đã chú trọng đến việc phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động sản xuất hàng xuất khẩu, hạn chế bớt sự đầu tư quá mức vào các ngành đòi hỏi vốn lớn và các ngành sốt nóng, bỡi vì đó là những ngành có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội. Trong nông nghiệp, nhiều tiến bộ công nghệ được tăng cường như nâng cấp công nghệ sau thu hoạch, cải thiện quy trình cấy giống, tiêu chuẩn hoá sản phẩm… nhằm đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao hơn của thị trường xuất khẩu, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô, để nâng cao chất lượng tăng trưởng, chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt và thích hợp, nhằm khắc phục những lệch lạc trong chính sách tăng trưởng quá thiên về

mặt kinh tế mà ít chú ý đến các khía cạnh xã hội. Chính phủ đã thay đổi chính sách tỷ giá theo hướng neo chặt vào đồng USD sang thả nổi có điều tiết; hạn chế

thâm hụt và tiến tới cân bằng các cán cân lớn như tài chính, tài khoản vãng lai, xuất nhập khẩu; giám sát các thể chế tài chính, ngân hàng để tăng cường sự minh bạch trong quản trị các công ty; thực hiện chính sách phân phối và phân phối lại thu nhập nhằm tạo lập sự bình đẳng trong phân phối và đẩy mạnh việc xoá đói giảm nghèo.

Tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo và hoạt động nghiên cứu phát triển. Do nhận thức rằng tỷ lệ lao động qua giáo dục bậc trung học cơ sở thấp và không bình đẳng trong việc tiếp cận cơ hội giáo dục là nguyên nhân chủ yếu cản trở việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, nên chính phủ Thái Lan đã giải quyết vấn đề này thông qua việc tăng đầu tư cho giáo dục trung học cơ sở, có những chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo, các vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan đã dành nhiều nguồn lực cho việc khắc phục những hậu quả môi trường. Đầu tư mới cho bảo vệ môi trường sinh thái có tăng, nhưng vẫn còn khá xa so với nhu cầu thực tế. Tình trạng huỷ hoại môi trường vẫn tiếp tục diễn ra. Người nghèo là đối tượng chịu các tác hại nhiều nhất do họ không có khả năng tài chính và những cơ sở cần thiết khác để tránh những hậu quả do sự tác động lớn từ việc phá huỷ các nguồn tài nguyên và môi trường gây ra.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 71)