Kinh nghiệm của Singapore trong việc nâng cao chất lượng tăng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 60 - 64)

bản đã xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và duy trì trật tự xã hội bằng pháp luật. Để thực hiện tốt được mục tiêu này, tất cả các đạo luật sau khi được thảo luận rộng rãi ở các cấp và được thông qua theo quy định của pháp luật phải

được thực thi rất nghiêm chỉnh. Mọi hành vi vi phạm pháp luật khi bị phát hiện

đều bị xử lý nghiêm minh và kịp thời. An ninh trật tự phải được đảm bảo để ổn

định các hoạt động kinh tế - xã hội.

1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trưởng kinh tế

Singapore đã đạt được một kỳ tích về tăng trưởng kinh tế trong vòng 40 năm kể từ ngày giành độc lập. Trong giai đoạn 1965 – 2005, tổng sản phẩm quốc nội với mức giá ổn định đã tăng với tỷ lệ trung bình hàng năm là 8%. Với mức tăng trưởng dân số 2,1%, tổng sản phẩm quốc nội tính theo bình quân đầu người tăng ở

mức 5,8% trung bình hàng năm.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Singapore khá cao thể hiện mức tăng sản lượng của Singapore luôn giữ ở mức ổn định qua nhiều thập niên liên tiếp. Tỷ lệ

giao động không đáng kể theo từng giai đoạn, Singapore đã tránh được những thời kỳ tăng trưởng chậm hoặc không tăng trưởng. Mức tăng trưởng nhanh cũng

đồng nghĩa với sự thịnh vượng giàu có. Chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân chúng được nâng cao. Singapore đã tạo được thành công trong một bối cảnh không chỉ bao gồm mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà có cả mục tiêu phát triển xã hội. Quốc gia này theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cùng với sựđiều tiết không quá chênh lệch về mặt xã hội. Lợi nhuận thu được từ sự phát triển thịnh vượng được phân chia tương đối hợp lý cho tất cả mọi người. Thêm nữa, Singapore đã mang lại cơ hội bình đẳng hơn cho dân nhằm giúp họ có điều kiện vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội.

Chương trình trợ cấp nhà ở của Chính phủ Singapore đã mang lại kết quả với 93% người dân được quyền sở hữu nhà. Ngay cả 20% số hộ dân cư nghèo nhất cũng nhận được trung bình mỗi hộ số tiền tương đương 80,000 USD trong chính sách công bằng về nhà ở của chính phủ.

Việc phát triển về cảnh quan môi trường luôn được duy trì thực hiện. Mặc dù với mật độ dân số dày đặc nhưng Singapore vẫn được ghi nhận là rất xanh và sạch, xứng đáng với danh hiệu “thành phố cây xanh của châu Á ”. Đây cũng là một trong những nơi tốt nhất trên thế giới không có biểu hiện ô nhiễm nguồn nước qua chất thải công nghiệp.

Như vậy, kinh nghiệm phát triển kinh tế của Singapore có ý nghĩa rất lớn đối với các quốc gia cũng như với TP.HCM.

Điều cốt lõi là sử dụng ngân sách một cách chặt chẽ, cùng với những chính sách phân bổ nguồn lực hiệu quả bằng việc trợ giá và cơ chế thị trường, sự can thiệp của nhà nước vào xã hội thông qua việc đem lại những cơ hội kinh tế, một chính quyền có đủ năng lực và trung thực, một tầm nhìn dài hạn và thái độ hợp tác. Tất cả những điều ấy gộp chung tạo nên những chính sách kinh tế và tâm thế

hỗ trợ cho nhau đem lại những thành quả phát triển kinh tế đầy ấn tượng. Singapore đã xây dựng nên những định chế mạnh mẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng trong thời gian qua. Điều này đảm bảo việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế một cách hoàn hảo.

Ưu thế về mặt địa lý và di sản của một nền thương mại kho cảng là những

điều kiện thuận lợi ban đầu. Nhưng những chính sách ưu việc đã cung ứng cơ sở

hạ tầng truyền thông hiện đại, một nền tài chính vững vàng với những biện pháp giảm thuế cùng một lực lượng lao động đủ khả năng cạnh tranh. Những định chế

tốt đã đảm bảo cho sựổn định xã hội và chính trị, cũng như làm cho chính quyền trong sạch và hiệu quả. Pháp luật đảm bảo việc chia sẻ những lợi ích và cung ứng những cơ hội. Tiến trình tăng trưởng kinh tế đã tạo nên ý thức về mục đích và cộng đồng.

Đấu tranh chống tham nhũng cũng là một kinh nghiệm lớn của Singapore. Bắt đầu từ những lãnh đạo cao cấp nhất, những nỗ lực xuyên suốt thực thi pháp luật chặt chẽ chống tham nhũng bất kể ai dù ở địa vị nào; đãi ngộ xứng đáng cho các chức vụ hành chính nhỏ bé mà chính sách tài chính phải cung cấp những nguồn lực đủ sức ngăn ngừa lạm pháp, đồng thời giảm thiểu những cơ hội kinh tế

hay chính trị tạo điều kiện cho tham nhũng, tất cả những điều này hợp lại với nhau.

Về giao thông đường bộ, với một thành phố có diện tích nhỏ và mật độ dân số cao thì tắt nghẽn giao thông vào giờ cao điểm là một điều hiễn nhiên. Nhưng

đối với đảo quốc này, giao thông trong giờ cao điểm được ghi nhận êm ả một cách đáng ngạc nhiên. Ngoài ra ô nhiễm không khí bởi giao thông trên đường rất thấp so với các thành phố ở châu Á. Ở Singapore cơ chế giá cả và nguồn lực thị

trường đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại hợp pháp của người dân bằng cách điều hành hiệu quả và văn minh. Nhiều loại chi phí khác nhau mà chính quyền đánh trên quyền sở hữu cá nhân mỗi chiếc xe hơi đã làm cho xe hơi ở đây đắt gấp 5 lần so với giá trên thế giới. Ngoài ra, người Singapore phải trả chi phí rất cao cho việc sử dụng hệ thống đường xá công bằng phương tiện tư. Singapore đã đưa vào áp dụng phí đường điện tử (Eletronic Road Pricing - ERP) vào năm 1999 kết hợp với những quy định và công nghệ tiến tiến và cơ chế

giá. Vào những ngày làm việc trong tuần, cổng tính phí được đặt đúng vị trí chiến lược ngay trung tâm thành phố và đường tốc hành, quét tự động trừ tiền mặt vào

thẻ tiền mặt gắn trong từng xe hơi đi qua cổng. Mức phí này thay đổi tuỳ theo thời gian, nơi chốn và loại xe. Hệ thống ERP đã cho phép sử dụng tối ưu đường xá bằng cách buộc những ai góp phần nhiều vào việc gây tắt nghẽn giao thông phải chịu một mức cao hơn cho việc sử dụng nó. Hàng năm, lợi tức thu từ các khoản thu thuế liên quan đến xe cộ và các chi phí khác đã lên đến 10% ngân sách của chính phủ hay 3% GDP. Số tiền này sẽ được tài trợ cho việc đầu tư các dự án công như xây dựng hệ thống giao thông công cộng hoàn hảo. Tuy nhiên, công ty hoả xa và xe buýt phải tự hạch toán chi phí hiện nay mà không nhận trợ cấp từ

chính phủ. Ngoài ra, việc sử dụng taxi rất phổ biến và cũng không đắt so với nhiều thành phố khác trên thế giới.

Về giáo dục và đào tạo, đầu tư vào nguồn vốn con người thông qua giáo dục và đào tạo là trung tâm của chính sách xã hội trong xây dựng nguồn nhân lực. Singapore đã nhấn mạnh đến yếu tố con người là nguồn tài nguyên duy nhất. Nhà nước cung cấp một nền giáo dục phổ cập và trợ cấp cho việc đào tạo. Họ nhấn mạnh đến cơ hội lớn lao cho tất cả mọi người hiện thực hoá tiềm năng của chính mình, bất kểđến tình trạng thu nhập của cha mẹ mình, thông qua những học bổng và những lộ trình tiếp cận với các cơ hội được giáo dục để khai thác tài năng trong xã hội cho tất cả mọi người, bao gồm những trẻ em nghèo và thông minh. Việc giáo dục bằng tiếng Anh cho tất cả mọi người đã giúp họ mở rộng các cơ hội.

Về việc chia sẻ sự tăng trưởng bằng tái phân phối tài sản, được thể hiện rõ qua chính sách đất đai và nhà ở của Singapore. Luật sở hữu đất đai năm 1966 cho phép nhà nước đảm bảo có đủ đất đai cần thiết để xây dựng các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, nhà ở cho nhân dân và xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm đường sá, kênh, hệ thống cấp nước…… Theo đạo luật này, đất đai do nhà nước và các công ty quốc doanh sở hữu đã lên đến 90% tổng số đất đai mà trước đây chỉ khoảng 40% vào năm 1960. Chính quyền đã cho thuê đất đai thuộc quyền sở hữu của mình để phát triển nơi cư trú, các trung tâm thương mại, các trung tâm kỹ nghệ trong thời hạn lên đến 99 năm. Lợi tức từ những khoản cho thuê này khá thấp góp phần tạo nên sự phấn khởi trong nhân dân về việc tái phân

bổ lợi tức.

Chính sách nhà cửa công ích của Singapore đã đem lại một sự khích lệ xã hội lớn. Từ năm 1960 – 1980, Ủy ban phát triển nhà ở (HDB) đã xây dựng gần 400.000 căn hộ với tốc độ hết sức nhanh chóng. Một số lớn người dân đã rời bỏ

những căn nhà ổ chuột và khu xóm tồi tàn để chuyển vào các căn hộ mà ban đầu họ chỉ thuê nhưng dần dần họ sẽ mua từ HDB. Với mức lợi tức và thu nhập ngày càng gia tăng, những người giàu sẽ chuyển đến các căn nhà lớn hơn của HDB, bao gồm cả những căn hộ cao cấp hay những dãy nhà trong chung cư. Vào năm 2005, hơn 80% dân sốđã sống trong các ngôi nhà do nhà nước xây và 93% đã sở

hữu được nhà cửa của mình. Chính quyền đã tài trợ rất nhiều cho các khoản vay cầm cố và với mức giá căn hộ của HDB cho phù hợp với mức thu nhập cụ thể của từng người. Chính phủ Singapore tin rằng việc sở hữu những ngôi nhà sẽ làm gia tăng sự cam kết trong việc bảo vệ tổ quốc và hết sức quan trọng đối với sự đoàn kết quốc gia. Đây là tài sản thế chấp cho sự đóng góp của họ, dân chúng phải làm việc và tiết kiệm. Chính mái nhà trên đầu họ đã biến những người làm thuê hờ

hững thành những ông chủ gia đình có trách nhiệm với lợi ích rõ rệt nhất cho cộng đồng dân cư khi mà quyền sở hữu ngôi nhà trở thành quyền sở hữu cổ phần. Những ngôi nhà tạo nên nền tảng và hội đồng dân cư trong khu vực hành xử như

một tổ chức cơ sở có liên hệ với chính quyền. Chính điều này đã đặt nền tảng cho

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 60 - 64)