sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ xã hội hóa sản xuất cao trên phạm vi quốc tế trong điều kiện tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của kinh tế thị trường và kinh tế tri thức.
1.3.2. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện hiện nay đem lại nhiều tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Những tác động tích cực này thể hiện:
Một là, hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy quá phân công lao động trên quy mô toàn thế giới, mở ra khả năng cho các nước đang phát triển tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Các quốc gia đều có thể tham gia vào quá trình chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm hay bộ phận cấu thành sản phẩm trên cơ sở lợi thế của mình. Các cơ sở sản xuất khắp nơi trên thế giới tham gia vào sản xuất các bộ phận, các chi tiết, linh kiện theo tiêu chuẩn, sau đó được lắp ráp thành các sản phẩm hoàn chỉnh. Trên cơ sở đó, các quốc gia phát huy lợi thế so sánh của mình, làm cho các nguồn lực trong nước được sử dụng có hiệu quả cao, thúc đẩy phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa, xác lập một cơ cấu kinh tế hiện đại. Mặt khác, thương mại trong xu thế toàn cầu còn tạo ra những cuộc cạnh tranh quyết liệt, buộc các doanh nghiệp phải ra sức cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quảđể tồn tại và phát triển.
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy việc giao lưu chuyển dịch các nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất. Toàn cầu hóa tạo ra sự di chuyển nguồn vốn trên quy mô toàn cầu với tốc độ, quy mô ngày càng lớn. Giao lưu hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Điều này đã góp phần tạo ra nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế nhanh, có hiệu quả
của các nền kinh tế, đặc biệt các nước đang phát triển.
và công nghệ, góp phần vào việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển mạnh của khoa học và công nghệ trên thế giới cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21,
đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học ngày càng được ứng dụng rộng rãi, trong mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là cơ hội lớn để các nước đi sau tiếp cận được với những công nghệ hiện đại, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ với chi phí ngày càng giảm, qua đó thu hẹp dần khoảng cách với các nước trên thế giới.
Bốn là, hội nhập kinh tế thúc đẩy quá trình cải cách ở các nước đang phát triển. Muốn hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của các tổ chức kinh tế thế giới. Đây là cơ hội để các nước đang phát triển cải thiện môi trường kinh để có thể thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm tốc độ và chất lượng tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, thể hiện:
Một là, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra mâu thuẫn gay gắt và sự cạnh tranh quyết liệt cho các nước đang phát triển. Đểđảm bảo các nước đều có lợi ích trong mở cửa, hội nhập, các bên tham gia phải hợp tác với nhau. Các nước phát triển do có ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý, nên các nước này luôn nắm quyền quyết định và khống chế các luật chơi chung có lợi cho họ. Các nước đang phát triển, các nước nghèo thường phải gánh chịu những điều bất lợi, thiệt thòi trong hợp tác. Do trình độ học vấn thấp, đầu tư cho việc đào tạo nghề
còn thấp, nên không đuổi kịp trình độ công nghệ diễn ra nhanh chóng và thường xuyên, từ đó việc tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế bị hạn chế,
chủ yếu là lao động giản đơn. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để thu
được nhiều lợi ích, các nước phát triển luôn tìm mọi cách chèn ép các nước đang phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị.
Do vậy, muốn tồn tại và phát triển được trong hội nhập quốc tế đòi hỏi các nước đang phát triển không ngừng nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm của quốc gia mình. Điều này bắt buộc các nước đang phát triển không chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà ngày càng phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm gia tăng bất bình đẳng kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực và các nhóm dân cư. Hội nhập kinh tế là quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế. Cạnh tranh gay gắt dẫn đến nhiều doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp gia tăng, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo ra sự phân hóa giữa các nhóm dân cư trong mỗi quốc gia. Các nhóm dân cư trong mỗi quốc gia tham gia vào quá trình hội nhập với những điều kiện không thuận lợi như nhau. Các nhóm dân cư trí thức, lao động kỹ thuật có điều kiện làm việc ổn định, thu nhập cao, ngày càng giàu lên. Ngược lại, bộ phận dân cư nông nghiệp, nông thôn có trình độ dân trí, trình độ kỹ thuật thấp khó có cơ hội tham gia vào guồng máy sản xuất có thu nhập cao, họ bị bần cùng hóa tương đối. Từ đó, khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng bị nới rộng. Đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp và nan giải không chỉ đối với các nước đang phát triển mà ngay cả các nước phát triển. Đối với các nước đang phát triển, nguy cơ này ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tếđi đối với tiến bộ và công bằng xã hội.
Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng tình trạng tàn phá tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường. Các nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hóa, quá trình này đòi hỏi các nước này phải tranh thủ mọi nguồn lực để phát triển sản xuất, tăng thu nhập để tái đầu tư mở rộng sản xuất, từ đó dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi, làm cạn kiệt vốn tài nguyên, nền kinh tế tăng trưởng
song tìm ẩn bất ổn, phát triển không bền vững.
Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ gắn liền với việc di chuyển các cơ
sở sản xuất từ bên ngoài vào. Các nước phát triển thông qua chuyển giao công nghệ, đầu tưđểđưa những công nghệ lạc hậu, ô nhiễm ra khỏi nước mình. Do vậy, hội nhập kinh tế quốc tế vừa cho phép các nước đang phát triển tiếp cận vốn, công nghệ, song nó cũng bao hàm khả năng phát triển không bền vững, do phải nhận nhiều công nghệđã lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đem lại nhiều mặt tích cực cũng như những thách thức đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Để
vượt qua những thách thức này đòi hỏi trong quá trình phát triển, các nước đang phát triển không chỉ chú trọng đến vấn đề tốc độ tăng trưởng kinh mà ngày càng