Những thập niên cuối thế kỷ XX , thế giới chứng kiến những thay đổi lớn lao của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á. Tuy vậy, cùng với sự thay đổi lớn, vẫn còn có những dấu hiệu suy thoái, thậm chí là khủng hoảng kinh tế. Thực tế ở các nước Châu Mỹ La tinh vào đầu thập kỷ 80, một loạt các nước Châu Phi phải chịu thụt lùi về kinh tế với tốc độ tăng trưởng âm giai
đoạn 1980 – 1992, khủng hoảng kinh tếở các nước châu Á vào cuối thập kỷ 90 và
đặc biệt là khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra hiện nay là những đại diện tiêu biểu cho hiện tượng này. Tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng không
đảm bảo sự tăng trưởng trong dài hạn và nguyên nhân đưa ra là tăng trưởng theo chiều rộng mà không theo chiều sâu. Hay nói cách khác, quá trình tăng trưởng kinh tếđó không có chất lượng cao.
Trước những diễn biến thực tế đó đã đặt một câu hỏi lớn đối với các kinh tế
cũng như các nhà hoạch định chính sách phải bắt đầu chú ý nhiều hơn đến chất lượng tăng trưởng.
Cho đến nay, chưa có một khái niệm chính thức về chất lượng tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm chất lượng tăng trưởng. Theo nghĩa hẹp, chất lượng tăng trưởng kinh tế có thể chỉđược giới hạn ở
một khía cạnh nào đó, đôi khi đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư, chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc sống…Còn theo nghĩa rộng, nội hàm của khái niệm chất lượng tăng trưởng có thể mở rộng trên nhiều khía cạnh [1, tr.3].
Một trong những cách định nghĩa chất lượng tăng trưởng kinh tế là liệt kê các tăng trưởng kinh tế tốt và các tăng trưởng kinh tế xấu. Chương trình phát triển của liên hiệp quốc (1996) UNDP đã liệt kê 05 loại tăng trưởng kinh tế xấu, bao gồm :
- Tăng trưởng kinh tế không lương tâm. Đó là tăng trưởng kinh tế mà thành quả của nó chủ yếu đem lại lợi ích cho người giàu, còn người nghèo ít được hưởng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.
- Tăng trưởng kinh tế không việc làm. Đó là tăng trưởng kinh tế nhưng không mở rộng cơ hội tạo thêm việc làm hoặc phải làm việc nhiều giờ và có thu nhập thấp với những công việc có năng suất thấp trong khu vực nông nghiệp và khu vực không chính thức.
- Tăng trưởng kinh tế không có tiếng nói. Tức là tăng trưởng kinh tế không
đi kèm với việc mở rộng nền dân chủ hay là việc trao đổi thêm quyền lực cho dân, dập tắt những đòi hỏi được tham gia nhiều hơn của công đồng vào các quyết sách liên quan đến đời sống xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế không gốc rễ. Đó là tăng trưởng kinh tế khiến cho nền văn hoá, đời sống tinh thần của còn người ngày càng khô héo.
- Tăng trưởng kinh tế không có tương lai. Tức là tăng trưởng kinh tế trong
đó thế hệ hiện nay phung phí những nguồn lực mà các thế hệ trong tương lai cần
đến [3, tr. 34 -35].
Như vậy, điểm chung của các khái niêm trên là chỉ xoay quanh một ý đồ, đó là tăng trưởng kinh tế phải gắn với chất lượng.
Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới và một số phân tích của một số
nhà kinh tế học nổi tiếng được giải thưởng Nobel gần đây như R. Lucas, Amartya Sen, J. Stinglitz thì cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, chất lượng tăng trưởng kinh tế tập trung chủ yếu ở sáu tiêu chuẩn sau :
được các biến động từ bên ngoài.
(ii) Tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của nền kinh tế .
(iii) Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, được thể hiện ở sự đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) cao và không ngừng gia tăng.
(iv) Tăng trưởng kinh tế phải đi kèm với phát triển môi trường bền vững. (v) Tăng trưởng kinh tế phải đạt mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm
được đói nghèo.
(vi) Tăng trưởng kinh tế phải hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến lượt nó thúc đẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn [3, tr.35].
Bản báo cáo ‘‘Chất lượng tăng trưởng kinh tế’’ năm 2000 của ngân hàng thế
giới tuy không đưa ra định nghĩa cụ thể về chất lượng tăng trưởng, nhưng có nhấn mạnh đến hai khía cạnh của chất lượng tăng trưởng, đó là :
- Tốc độ tăng trưởng cao cần được duy trì trong dài hạn.
- Tăng trưởng cần phải đóng góp trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, cụ thể là phân phối thành quả của tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
Với khái niệm này, cách nhìn nhận về tăng trưởng trở nên toàn diện hơn và
được nâng lên một bước so với trước đây. Nói đến tăng trưởng kinh tế giờ đây không chỉ đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người, mà hai mục tiêu khác không kém phần quan trọng là phải duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn và tăng thu nhập phải gắn với tăng chất lượng cuộc sống hay phúc lợi xã hội và xoá đói giảm nghèo. Như vậy, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa lớn cho các nhà hoạch định chính sách, nhất là ở các nước đang phát triển. Để tạo
được điều này, việc xem xét các khía cạnh của quá trình tạo tăng trưởng trở nên cấp thiết hơn.
niệm kinh tế dùng để chỉ tính ổn định của trạng thái bên trong vốn có của quá trình tăng trưởng kinh tế, là tổng hợp các thuộc tính cơ bản hay đặc tính tạo thành bản chất của tăng trưởng kinh tế trong một hoàn cảnh và giai đoạn nhất định’’ [32 , tr. 28].
Theo TS. Nguyễn Hữu Hiểu : “Chất lượng tăng trưởng phản ánh nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, duy trì trong một thời gian dài, gắn với đó là quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền tự do cho mỗi người ” [109, tr.1].
Theo Tác giả Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt thì : “Chất lượng tăng trưởng kinh tế cao là sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện qua năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động xã hội tăng và ổn
định, mức sống của người dân được nâng cao không ngừng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, sản xuất có tính cạnh tranh cao, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, quản lý kinh tế nhà nước có hiệu quả ” [51, tr. 24].
Theo PGS.TS Ngô Doãn Vịnh thì ‘‘ Chất lượng tăng trưởng kinh tế là tập hợp các đặc trưng về kết quả và hiệu quả của chính tăng trưởng kinh tế’’[90, tr. 66].
Theo tác giả Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá thì : ‘‘ Chất lượng tăng trưởng kinh tế không chỉ dừng lại ở việc xem xét các yếu tố tạo ra tăng trưởng, mà quan trọng không kém là cần xem xét cả kết quả phân phối thành quả của tăng trưởng cũng như tác động ngược trở lại tới tăng trưởng của khía cạnh phân phối
đó …và đóng góp của quản lý nhà nước tới cả quá trình tăng trưởng’’ [1,tr. 5]. Từ những quan điểm và khái niệm trên, có thể khái quát khái niệm chất tăng trưởng kinh tế như sau: Chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn theo chiều sâu, trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực tăng trưởng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội.
nhưng theo chúng tôi, nếu xét theo nghĩa hẹp, thì chất lượng tăng trưởng kinh tế
gắn với hiệu quả tăng trưởng được thể hiện thông qua hiệu quả sử dụng vốn ( hệ
số ICOR), năng suất lao động, đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp trong tăng trưởng. Còn nếu xét theo nghĩa rộng thì nội hàm của chất lượng tăng trưởng kinh tế bao gồm: (i) tốc độ tăng trưởng kinh tế cần duy trì ở mức hợp lý nhưng bền vững trong thời gian tương đối dài; (ii) tăng trưởng kinh tế phải hiệu quả thể
hiện ở việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng, trên cơ sở mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộc chủ yếu vào sự gia tăng của vốn và lao động mà được thể hiện ở sựđóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) cao và không ngừng gia tăng; (iii) đồng thời tăng trưởng kinh tế phải tác động lan tỏa tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội, đảm bảo cơ sở hạ tầng và cải thiện môi trường sinh thái.
Như vậy, nói đến chất lượng tăng trưởng kinh tế không chỉ dừng ở việc xem xét các yếu tố tạo ra tăng trưởng mà cần phải xem xét các kết quả phân phối thành quả tăng trưởng cũng như các tác động lan tỏa của tăng trưởng kinh tế. Khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế trên khẳng định sự không trùng lắp với các khái niệm về “phát triển kinh tế” hay “phát triển bền vững”. Mặc dù, giữa chúng tồn tại mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó vẫn đảm bảo nguyên tắc tăng trưởng kinh tế là một yếu tố quan trọng.