Thời gian qua, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao đã góp phần chuyển dịch cơ
cấu các ngành kinh tế của thành phố theo hướng tích cực, với tỷ trọng các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong cơ cấu GDP.
Có thể thấy, tỷ trọng các nhóm ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, từ
5,5% năm 1990 xuống còn 1,3% năm 2008, trong khi ngành công nghiệp – xây dựng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, tăng từ 42,3% năm 1990 lên 46% năm 2008. Khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ba khối ngành, năm 1990 là 52,2% và năm 2008 là 52,7%.
Giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp - xây dựng luôn có tốc độ nhanh nhất, bình quân giai đoạn 1991 – 1995 là 16,5%, giai đoạn 1996 - 2000 là 13,2%/năm, giai đoạn 2001 - 2005 là 12,4%/năm và giai đoạn 2006 – 2008 là 10,08%. Tiếp đến là khu vực dịch vụ với tốc độ tăng bình quân là 10,1%/năm giai
đoạn 1991 – 1995, 8,5%/năm giai đoạn 1996 -2000, 9,9%/năm giai đoạn 2001- 2005 và 13,2%/năm giai đoạn 2006 - 2008. Trong khi đó, giá trị gia tăng của khu vực nông nghiệp (bao gồm cả nông - lâm - ngư nghiệp và thuỷ sản) giai đoạn 1991 – 1995 là 4,7%/năm, giai đoạn 1996 – 2000 chỉ đạt tốc độ bình quân hàng năm là 1,2%/năm, giai đoạn 2000 – 2005 là 3,6%/năm và giai đoạn 2006 – 2008 là 3,48%/năm. Trong 4 năm giai đoạn 2005 - 2008, lần đầu tiên khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp (năm 2005 là 12,8% so với 11,8% năm 2006 là 13,8% so với 10,5%, năm 2007 là 14,3% so với 11,3% và năm 2008 là 12,4% so với 8,9% ).
Bảng 2.21: Chuyển dịch của ba ngành kinh tế TP. HCM GĐ 1990 - 2008
(Đơn vị: % GDP)
Năm Nông lâm thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ
1990 5,5 42,3 52,2 1995 3,3 38,9 57,8 2000 2,0 45,4 52,6 2001 1,9 46,2 51,9 2002 1,7 46,7 51,6 2003 1,6 49,1 49,3 2004 1,4 48,9 49,7 2005 1,3 48,1 50,6 2006 1,2 47,5 51,3 2007 1,4 46,5 52,1 2008 1,3 46,0 52,7
Nguồn: Niên giám Thống kê TPHCM năm 2008
Bên cạnh những thành tựu trên thì chuyển dịch cơ cấu ngành của kinh tế
thành phố vẫn còn một số hạn chế. Tỷ trọng của hai khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP trên địa bàn thành phố vẫn chưa có sự thay đổi nào đáng kể. Sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế còn thấp và chưa rõ nét. Do vậy, tiềm
năng phát triển của thành phố chưa được phát huy hết, nguồn lực phát triển trong và ngoài nước chưa được sử dụng có hiệu quả.
Đối với ngành nông nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các năm qua vẫn là ngành trồng trọt, năm 2000 ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng 55,1% giá trị sản lượng ngành nông nghiệp, trong khi ngành chăn nuôi chỉ chiếm 33,59% và dịch vụ
nông nghiệp đóng góp 11,31% giá trị ngành nông nghiệp. Đến năm 2005, tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 44,9%, trong khi ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 42,6% và dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ
trọng 12,5%. Năm 2007, tỷ trọng ngành trồng trọt lại tăng, chiếm tỷ trọng 46,32% giá trị ngành nông nghiệp, trong khi ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 42,54% và dịch vụ nông nghiệp là 11,14% và năm 2008 tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm tỷ
trọng 44,82% giá trị ngành nông nghiệp, trong khi ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 44,08 % và dịch vụ nông nghiệp là 11,1%.
Đối với ngành công nghiệp, chiếm tỷ trọng cao nhất và liên tục trong nhiều năm qua vẫn là nhóm ngành truyền thống, thâm dụng lao động và tài nguyên thiên nhiên như: chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may, da giày, hóa chất, giấy, chế
biến gỗ, cao su, nhựa, thuốc lá. Nhóm ngành này cho đến năm 2006 vẫn chiếm trên 65,1%, năm 2007 chiếm 62,4% và năm 2008 chiếm 62,2% trong cơ cấu giá trị
sản xuất công nghiệp thành phố.
Các ngành công nghiệp được xác định là thế mạnh trong tương lai của thành phố tỷ trọng còn quá thấp và phát triển quá chậm. Các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tuy được nhắc đến nhiều với những yêu cầu đòi hỏi phải phát triển đi trước một bước, nhưng trên thực tế gần như vẫn giẫm chân tại chỗ, chưa thấy có sự chuyển biến tích cực nào. Đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng của công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố cũng là nhóm ngành truyền thống, có tỷ trọng cao. Một số ngành như cơ khí, điện tử, thiết bị tin học, phương tiện truyền thông, dụng cụ y tế, tuy có có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây nhưng vì chiếm tỷ trọng quá thấp ( năm 2007 chiếm tỷ trọng
22,8 %; năm 2008 chiếm tỷ trọng 22,22 %) nên cũng không có tác động gì đáng kểđối với sự tăng trưởng chung.
Cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố cũng không có sự khác biệt nhiều so với các địa phương khác. Giữa TPHCM và các địa phương khác, đặc biệt là các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cho đến nay vẫn chưa có được một sự khác biệt mang tính đặc trưng nào. Thế mạnh của từng địa phương, trong đó có TP.HCM vẫn chỉ ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác một cách triệt để. Các ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn chưa thật sự phát huy được lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của mình trong tổng thể sự phát triển và hội nhập chung của cả nước. Cho đến nay thành phố vẫn chưa có được một qui hoạch toàn diện, dài hạn và hợp lý về phát triển công nghiệp, nên đã xảy ra tình trạng vừa chạy vừa xếp hàng, mạnh ngành nào ngành nấy phát triển. Các chương trình mục tiêu hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố còn rất mờ
nhạt, triển khai chậm và tác dụng còn rất hạn chế. Trong công nghiệp thiếu nhạc trưởng của từng lĩnh vực nên có sự hỗn tạp, trùng lắp, dẫm đạp lên nhau, trong khi đó thị trường lại bị bỏ ngỏđể hàng ngoại nhập chiếm lĩnh …
Có thể dự báo trong tương lai, nhóm các ngành công nghiệp truyền thống sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh và không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như
trước. Do đó, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp trên địa bàn thành phố chắc chắn sẽ giảm sút.
Đối với ngành dịch vụ, đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ, nhất là các loại dịch vụ cao cấp hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, là mục tiêu chiến lược
được thành phố đề ra và thực hiện từ nhiều năm qua. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
thành phố nhiều lần khẳng định chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố phải lấy việc phát triển thương mại - dịch vụ làm trọng tâm. Tuy nhiên kết quả thu được trên thực tế cho đến nay dường như vẫn đi ngược lại sự mong đợi khi tỷ trọng của khu vực này trong giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố liên tục giảm sút. Các loại hình dịch vụ thể hiện thế mạnh và vai trò trung tâm của thành phố
chưa có sự thay đổi nào đáng kể. Tỷ trọng của các ngành dịch vụ cao cấp có giá trị
gia tăng cao như tài chính, tín dụng, khoa học - công nghệ, kinh doanh tài sản, tư
vấn … trong cơ cấu GDP của thành phố từ năm 1990 tới nay hầu như ít có sự thay
đổi. Các ngành dịch vụ hiện đại tuy có sự tăng trưởng nhưng vẫn chưa phản ánh hết tiềm năng và thế mạnh của thành phố.
Mặc dù cho đến nay, khu vực dịch vụ thành phố vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với khu vực công nghiệp, nhưng kết quả này chủ yếu là nhờ phần đóng góp của các hoạt động thương nghiệp và khách sạn - nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc. Trong khi đó phần đóng góp của các loại hình dịch vụ cao cấp có giá trị gia tăng cao mà thành phố đang muốn phát triển như: tài chính, tín dụng, KHCN, kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn, giáo duc, y tế… chiếm tỷ trọng là không đáng kể (năm 2007 chỉ chiếm 39,32% và năm 2008 chiếm tỷ lệ 39,27%). Thành phố khó có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ khi mà các loại hình dịch vụ cao cấp này còn kém phát triển.
Nhìn về tương lai, cả hai mục tiêu phát triển và hội nhập chỉ có thể đạt
được một cách vững chắc nếu thành phố có được một hệ thống các ngành dịch vụ
hiệu quả cao. Hơn thế nữa, chỉ với một hệ thống các ngành dịch vụ có chất lượng và hiệu quả cao mới có thể nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế trong thời đại kinh tế tri thức. Như vậy, hướng tới xây dựng khối các ngành dịch vụ có chất lượng và hiệu quả cao phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển và hội nhập của thành phố trong thời gian tới .