3.3.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư thì việc nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn vốn đầu tư nhà nước là vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết nhất. Có một thực tế là thời gian qua, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư nhà nước ở Việt nam nói chung và thành phố nói riêng chưa hiệu quả, điều này được đề cập trong các báo cáo, đánh giá của Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan đài báo. Do đó, theo chúng tôi, việc nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà nước có ý nghĩa quyết định
đối với việc nâng cao hiệu quảđầu tư trên địa bàn thành phố.
Tập trung xây dựng, mở rộng và nâng cao hiệu quả khu công nghiệp phần mềm, khu công nghệ cao, đồng thời phát triển một số khu công nghiệp chuyên ngành như khu công nghiệp cơ khí chế tạo, khu công nghiệp hóa chất, các cụm công nghiệp chuyên ngành cho các ngành dệt may, da giày, chế biến thủy hải sản... với các điều kiện thuận lợi về mặt bằng, giá thuê đất, các dịch vụ phục vụ
sản xuất. Chủ động mời gọi và tạo điều kiện thuận lợi nhất thu hút các nhà đầu tư
có năng lực đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao, có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng lớn như các ngành cơ khí chế tạo máy, công nghệ điện tử
tin học, phần mềm, hoá dược, vật liệu mới. Khuyến khích các doanh nghiệp làm chủ khâu thiết kế sản phẩm, chủđộng mở rộng hệ thống tiêu thụ và đổi mới, hiện
đại hóa công nghệ, hình thành những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao.
Đầu tư nguồn lực tương xứng để mở rộng quy mô và chất lượng các chương trình hỗ trợđầu tư và xúc tiến thương mại đối với mọi thành phần kinh tế trên địa bàn. Thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp dưới nhiều hình thức, trong
đó cần tập trung vào việc cung cấp thông tin kinh tế và huấn luyện đào tạo, nhất là
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức kinh tế hợp tác. Xây dựng một Trung tâm thông tin kinh tế của Thành phố đủ năng lực cung cấp thông tin phục
vụ cho nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhu cầu của các doanh nghiệp. Hỗ trợ
khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng lộ trình hội nhập cho riêng mình. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp mà thành phố thực hiện thời gian qua như các chương trình vay vốn để đổi mới công nghệ, thiết bị, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp để hiện đại hoá, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập. Triển khai nhanh và có hiệu quả
các chương trình đào tạo, huấn luyện kỹ năng cho các nhà quản trị các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế, giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành nghề, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết, phát huy sức mạnh cạnh tranh.
Phát triển mạnh khu vực kinh tế dân doanh. Tiếp tục chuyển biến thực chất việc đối xử bình đẳng đối với khu vực kinh tế dân doanh. Xoá bỏ phân biệt đối xử
giữa khu vực kinh tế dân doanh và kinh tế nhà nước trong thực hiện các chính sách
ưu đãi đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tăng cường các hoạt động trợ
giúp doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, công cấp thông tin thị trường, tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng khả năng tiếp cận các nguồn tài chính, cũng cố và phát triển Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển của thành phố.
Chủđộng phối hợp với các bộ ngành của Trung ương có liên quan xây dựng chương trình phát triển thị trường tài chính Thành phố; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Tập trung phát triển các sản phẩm tài chính, định chế tài chính, thị trường tài chính theo hướng bền vững. Về thị
trường vốn, khuyến khích mở rộng thị trường trên cả nước, từng bước tham gia vào thị trường vốn quốc tế. Về định chế tài chính, quy hoạch phát triển bền vững hệ thống ngân hàng, các quỹ đầu tư, các tổ chức bảo hiễm. Củng cố và xây dựng Quỹ Đầu tư Phát triển đô thị thành tổ chức tài chính đầu tư chủ lực của Thành phố
Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng cần rút ra các bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Nếu để hệ thống tài chính, tiền tệ phát triển tự phát với sự xuất hiện các công cụ tài chính càng tinh vi, phức tạp thì càng khó quản lý. Nhà nước cần phải ưu tiên củng cố hệ thống ngân hàng, làm cho ngân hàng trở thành nơi tin cậy và gần gũi với người dân và doanh nghiệp. Phải tạo cơ
chế để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được với vốn thì mới có thể xúc tiến
đầu tư phát triển, tạo công ăn việc làm, góp phần tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nếu không tập trung vào sản xuất hàng hóa và dịch vụ, mà chỉ nhằm buôn bán chứng khoán, đầu cơ bất động sản thì sẽ tìm ẩn nguy cơ lớn đối với nền kinh tế. Khi nền kinh tế đi vào khó khăn, niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng và thị trường bị dao động. Mọi người ồ ạt rút tiền khỏi thị trường. Đây rõ là một nguy cơ lớn đối với nền kinh tế.
3.3.1.2. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ
Phát triển KHCN có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Bởi vì chỉ có việc phát triển KHCN mới góp phần tăng tỷ lệ đóng góp của TFP vào trong tăng trưởng kinh tế. Để KHCN trên địa bàn thành phố phát triển trong thời gian tới, cần tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, phải xác định việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN phục vụ cho CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là một nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn tới. Phát triển KHCN phải nhằm tạo sự tăng trưởng nhanh về năng suất, chất lượng và hiệu quả, hình thành những ngành kinh tế chủ lực có hàm lượng trí tuệ cao và phát triển bền vững, bảo đảm tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển các nguồn lực, hạ tầng cơ sở KHCN, hình thành cơ chế quản lý phù hợp, bảo đảm khả năng phát triển KHCN tương xứng với phát triển kinh tế - xã hội và vị trí của thành phố.
Thứ hai, có chính sách phát triển và quy hoạch hợp lý các ngành KHCN trên
địa bàn thành phố. KHCN tập trung các chương trình trọng điểm về công nghệ
làm chủ và ứng dụng công nghệ tiên tiến, đồng thời đẩy mạnh triển khai chương trình thiết kế, chế tạo thiết bị thay thế nhập khẩu với chi phí thấp, phục vụ cho phát triển những ngành nghề chủ lực, có sức cạnh tranh cao. Phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của khu công nghệ cao, nông nghiệp kỹ thuật cao, Trung tâm công nghệ sinh học, tạo nên những mũi đột phá thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển công nghiệp công nghệ phần mềm; tập trung ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành có điều kiện tăng nhanh tỷ trọng hàng nội địa trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Sử dụng hợp lý ngân sách của thành phố và khả
năng tài chính của các doanh nghiệp để đổi mới nhanh công nghệ và sản phẩm theo yêu cầu: chi phí đầu vào thấp, chất lượng đầu ra cao, liên kết tiếp thị xuất khẩu và cạnh tranh quốc tế.
Thứ ba, mở rộng và phát triển thị trường KHCN; hoàn thiện cơ chế liên kết giữa doanh nghiệp, Nhà nước, nhà khoa học; tăng cường tổ chức chợ thiết bị công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ... Phát triển dịch vụ khoa học theo hướng liên kết nghiên cứu công nghệ cao theo đơn đặt hàng của các nước; đồng thời có chính sách thu hút nguồn lực khoa học của nước ngoài, nâng cao năng lực KHCN Thành phố.
Thứ tư, nâng cao ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ đối với người dân cũng như doanh nghiệp thông qua tuyên truyền, phổ biến thông tin bằng nhiều hình thức về hệ thống pháp luật liên quan tới sở hữu trí tuệ cho những đối tượng có liên quan, tạo ra thói quen trong xã hội về vần đề bản quyền và sở hữu trí tuệ. Nâng cao năng lực và hiểu biết của cán bộ trong việc phát hiện các vi phạm cũng như giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ; vận hành có hiệu của cơ chế xử lý các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện bảo vệ trên thực tế quyền lợi của các cá nhân và tổ chức đối với tài sản trí tuệ được pháp luật công nhận.
3.3.1.3. Giải pháp vềđào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trên địa bàn TP.HCM. Để đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở thành phố trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp sau:
Thứ nhất, giải pháp cơ bản đầu tiên là đổi mới năng lực quản lý nhà nước trong giáo dục và đào tạo, cải cách giáo dục toàn diện nhằm làm cho hệ thống giáo dục gắn với yêu cầu phát triển kinh tế của thành phố. Đổi mới căn bản mô hình giáo dục đào tạo hiện nay theo hướng chuyển sang mô hình giáo dục mở; xây dựng xã hội học tập với hệ thống học tập cho mọi đối tượng, thực hiện liên thông giữa các bậc học gắn với phát triển nghề nghiệp của người dân, tạo ra nền tảng và
điều kiện phát triển nguồn nhân lực.
Thứ hai, liên kết các trường đại học – cao đẳng trên địa bàn để chủ động đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố, tập trung vào hai mục tiêu trước mắt là đào tạo nhóm các ngành nghề mới, lĩnh vực mới cho sự phát triển 5 – 10 năm tới như: công nghệ sinh học, công nghiệp công nghệ phần mềm, điện tử - viễn thông, cơ
khí chế tạo, sản xuất vật liệu mới.
Tiến hành các chương trình đào tạo lao động lành nghề, có trình độ cao, vừa
đáp ứng nhu cầu phát triển của Thành phố và khu vực, vừa tạo nguồn xuất khẩu lao động. Đào tạo tại các trường dạy nghề, trường chuyên nghiệp, đại học và tại doanh nghiệp, trong đó hệ thống trường dạy nghề đóng vai trò quan trọng nhất. Tăng cường đầu tư và đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề; mở rộng và nâng cấp các cơ sở dạy nghề, xây dựng các trung tâm đào tạo dạy nghề trình độ cao, gắn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố.
Thúc đẩy, tạo điều kiện nâng cao trình độ tay nghề, nắm vững kỹ thuật cho
đội ngũ công nhân, lao động Thành phố như: miễn, giảm thuế, cho thuê, cấp đất để
xây trường; động viên các nguồn tài chính trong xã hội và xác định tỷ lệ ngân sách thỏa đáng về đầu tư xây dựng trường lớp, trang thiết bị dạy nghề; tạo điều kiện để
các trường nâng cấp, mở rộng đào tạo, phát triển quan hệ quốc tế, phát triển dạy nghề bên cạnh xí nghiệp với nguồn đầu tư tài chính của doanh nghiệp; đưa công
nhân kỹ thuật và giáo viên dạy nghề đi học tập nắm công nghệ mới ở nước ngoài thông qua liên doanh và hợp tác. Dành một khoản ngân sách thỏa đáng cho việc hỗ
trợđào tạo nghề dưới hình thức đào tạo miễn phí hoặc cho vay ưu đãi để học nghề
tùy theo đối tượng.
Thứ ba, phát huy sức đóng góp của kiều bào nước ngoài. Xây dựng các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, pháp lý liên quan đến đi lại, nhà ở, chính sách đãi ngộ…để thu hút các nhà đầu tư, các nhà khoa học Việt kiều về nước đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội thành phố. Tạo mối quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa chính quyền với chủđầu tư, sự gắn bó giữa kiều bào nước ngoài với thân nhân và nhân dân trong nước.
Thứ tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác cán bộ. Từng bước nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ, thực hiện tốt chương trình tạo nguồn cán bộ dài hạn theo quy hoạch trong lực lượng trẻ của công nhân, lực lượng vũ trang, xã viên hợp tác xã, viên chức trẻ, sinh viên học sinh ưu tú có tâm huyết cho sự thành công của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thực hiện kế hoạch trung hạn phát hiện, quy hoạch đào tạo cán bộ trẻưu tú cấp cơ sở có thành tích xuất sắc. Thực hiện các biện pháp sàng lọc, nâng chất đội ngũ thông qua kiểm tra, đánh giá xếp loại công chức, viên chức hàng năm; kiên quyết áp dụng biện pháp hành chính – kinh tế để thay thế số cán bộ yếu kém không có khả năng vươn lên. Thực hiện nghiêm việc sát hạch trình độ và căn cứ tiêu chuẩn khi nâng ngạch, bậc, chuyển ngạch. Khuyến khích cơ quan, đơn vị có điều kiện quan tâm bồi dưỡng lao động có kỹ thuật cao và nghề nghiệp chuyên sâu, người lao động giỏi. Có các chính về nhà ở, phúc lợi và thu nhập để cán bộ công chức yên tâm làm việc lâu dài và có thể cạnh tranh
được với các khu vực khác.
3.3.2. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ tài nguyên môi trường
3.3.2.1. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
TP.HCM cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng giữ vai trò quan trọng. Quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, giải pháp về phát triển hệ thống giao thông giải quyết tình trạng ùn tắt và vấn nạn kẹt xe. Hệ thống đường nội thành của TP. Hồ Chí Minh chủ yếu là do Pháp xây dựng và để lại. Phải nhớ rằng khi người Pháp thiết kế, thành phố
này mới chỉ có 50.000 dân. Khi chiếc áo đã quá chật thì cách tốt nhất là may áo mới, thay vì thêm miếng vải, miếng vá để nới cái áo cũ, bởi bản chất vẫn là cái áo cũ.
9 nhóm giải pháp mà lãnh đạo thành phố đang áp dụng để chiến đấu với nạn ùn tắc giao thông bao gồm: phân lại luồng một số tuyến đường, cắt giảm một số
tuyến xe buýt, tăng camera ghi hình, tăng mức xử phạt, lập lại trật tự lòng lề đường, bố trí lệch ca làm và giờ học...Theo chúng tôi, những giải pháp và biện pháp mà thành phố đang thực hiện để giải quyết vấn đề ùn tắt giao thông ở thành phố thời gian qua mới chỉ dừng lại ở giải pháp tạm thời, chữa cháy.
Về lâu dài, theo chúng tôi, để giải quyết dứt điểm việc này, không có giải pháp nào khác hơn là việc phát triển thêm hệ thống giao thông mới, bao gồm:
- Xây dựng đường cao tốc liên vùng Long Thành - Dầu Giây nối TP.HCM với các địa phương, khu kinh tế và khu công nghiệp lân cận và giảm tải mật độ đi lại, vận chuyển trên quốc lộ chính của TP hiện nay.
- Phải nhanh chóng di dời Ga Sài Gòn ra khỏi nội thành. Vì đoàn tàu lửa chạy vào nội thành buổi sáng và buổi chiều là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng kẹt xe trầm trọng hiện nay.
- Đẩy nhanh tiến độ việc xây dựng đường vành đai ngoài Tân Sơn Nhất -