Các yếu tố về nguồn lực và sử dụng nguồn lực

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 48)

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào (nguồn lực sản xuất) theo các cách thức nhất định để tạo các đầu ra (GDP, GNP) theo nhu cầu của xã hội. Thông thường nói đến các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế, người ta thường là nói đến bốn nguồn lực cơ bản sau:

Thứ nhất, nguồn vốn. Vốn là yếu tố đầu vào của sản xuất. Vốn được đặt ở

khía cạnh vật chất chứ không phải dưới dạng giá trị. Nó bao gồm toàn bộ tư liệu vật chất được tích luỹ của nền kinh tế bao gồm: nhà máy, thiết bị máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị…Ở các nước đang phát triển sựđóng góp của sản xuất vào tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao. Đó thể hiện tính chất tăng trưởng theo chiều rộng.

Các nhà khoa học đã tìm ra được mối quan hệ giữa gia tăng GDP với gia tăng đầu tư thông qua hệ số ICOR (Inceremental Capital Output Ratio) – Hệ số

hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng. Đây là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ

tăng GDP.

Thứ hai, nguồn lao động. Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng lao động là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Vì vậy, để phát triển kinh tế thì phải phát triển lao động. Tức là nhấn mạnh đến số lượng lao động.

Ngày nay, người ta khẳng định, lao động là nhân tố quyết định việc việc tổ

chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Nếu không dựa trên nền tảng phát triển cao của nguồn lao động về thể chất, trình độ văn hóa, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, lòng nhiệt tình…. thì không thể sử dụng hợp lý các nguồn lực khác, thậm chí là lãng phí các nguồn lực đó. Nhấn mạnh đến vài trò của lao động chất lượng cao. Hơn nữa là bộ phận của dân số, nguồn lao động tham gia vào tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ xã hội. Nguồn lao động trở thành nhân tố tạo cầu của nền kinh tế. Như vậy, nguồn lao động khác với các nguồn lực khác là vừa tham gia tạo cung, tạo cầu của nền kinh tế, vừa trực tiếp điều tiết các quan hệ kinh tếđó.

Trong nền kinh tế tri thức, thì tri thức là yếu tố quyết định nhất trong quá trinh sản xuất và sáng tạo là để tồn tại và cạnh tranh. Những yếu tố này đều gắn với nguồn nhân lực. Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực được xem là yếu tố chất lượng của tăng trưởng.

Thứ ba, nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực của tự nhiên, bao gồm đất đai, không khí, nước, các loại năng lượng và những khoáng sản trong lòng đất …..Con người có thể khai thác và sử dụng những lợi ích do tài nguyên thiên nhiên ban tặng để thoả mãn các nhu cầu đa dạng của mình.

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất, phụ thuộc vào địa chất, thời tiết, khí hậu từng vùng. Đại bộ phận các nguồn tài nguyên có giá trị cao hiện nay đều được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Đặc tính cơ bản của tài nguyên là quý hiếm nên đòi hỏi trong quá trình khai thác và sử dụng phải luôn có ý thức bảo tồn, tiết kiệm và hiệu quả.

Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất. Nếu không có tài nguyên thì sẽ không có sản xuất và cũng không có con người tồn tại. Tuy nhiên, với tăng trưởng và phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ. Nó chỉ trở thành sức mạnh khi con người biết

khai thác và sử dụng chúng có hiệu quả.

Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để tích luỹ vốn và phát triển ổn định, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá. Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố

thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đặc biệt với các nước đang phát triển: nguồn tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp nặng……

Thứ tư, khoa học và công nghệ. Trước đây, tồn tại quan điểm tăng trưởng kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào vốn, lao động và tài nguyên. Thực tế, có nhiều quốc gia lao động dồi dào (Trung Quốc, Ấn Độ ), nguồn tài nguyên phong phú, dư thừa vốn (các nước Ả Rập) vẫn chưa tiến kịp các nước Tây âu và Bắc Mỹ.

Dưới tác động của khoa học công nghệ, các nguồn lực sản xuất được mở

rộng: mở rộng khả năng phát hiện, khai thác và sử dụng có hiệu quả….., làm biến

đổi cơ cấu lao động, hiện đại hóa các khâu trung gian như giao thông, vận tải, thông tin. KHCN tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu. Tác động làm cho tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần, còn ngành nông nghiệp thì ngày càng giảm dần.

KHCN góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, tạo điều kiện cho các nước đang phát triển phát triển kinh tế thị trường và hội nhập vào thị trường thế giới.

Hiện nay, các mô hình tăng trưởng hiện đại thường không nói đến nhân tố

tài nguyên, đất đai với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế, họ cho rằng

đất đai là yếu tố cố định còn tài nguyên có xu hướng giảm sút. Những yếu tố tài nguyên đất đai đang sử dụng có thể gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất: K. Ba yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng: Vốn, lao động và nhân tố năng suất tổng hợp ( TFP)

Vốn và lao động được xem là yếu tố vật chất có thể lượng hóa được tác

TFP là thể hiện hiệu quả của yếu tố khoa học kỹ thuật, trình độ quản ly hay cách đánh giá tác động của khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh tế. TFP được coi là yếu tố chất lượng của tăng trưởng hay tăng trưởng theo chiều sâu.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)