Những mâu thuẫn phát sinh về chất lượng tăng trưởng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 133 - 200)

TP.HCM

Mặc dù có những thành tựu nhất định về chất lượng tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, những thành tựu trên chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế sẳn có của

thành phố. Chất lượng tăng trưởng kinh tế thành phố thời gian qua đang đứng trước mâu thuẫn cơ bản. Đó là giữa thực trạng tăng trưởng theo chiều rộng với yêu cầu đòi hỏi tăng trưởng theo chiều sâu. Mâu thuẫn cơ bản này biểu hiện thành những mâu thuẫn cụ thể sau:

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tăng trưởng với tình trạng lãng phí các nguồn lực trong quá trình tăng trưởng kinh tế thời gian qua. Mặc dù hiệu quả sử dụng các nguồn lực của thành phố cao hơn so với bình quân chung của cả nước nhưng so với các nước trong khu vực thì hiệu quả sử dụng các nguồn lực của thành phố chưa cao, chưa khai thác hiệu quả

các tiềm năng, thế mạnh kinh tế của mình. Năng suất lao động thành phố chỉ bằng 16,1% năng lao động bình quân của thế giới, 3,88 % năng suất lao động bình quân của Brunei, 4,5% năng suất lao động bình quân của Singapore, 15,9 % năng suất lao động bình quân của Malaysia và 41,3 % năng suất lao động bình quân của Thái Lan. Hiệu quả sử dụng vốn của thành phố thấp hơn một số nước trong giai

đoạn tăng trưởng nhanh. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của thành phố

còn khá thấp so với các nước trong khu vực. Giai đoạn 1994 – 2000 TFP chỉđóng góp có 18,22% vào tăng trưởng kinh tế của thành phố và giai đoạn 2001 – 2008

đóng góp 21,8 % vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Trong khi đó, ở

Singapore, bình quân giai đoạn 1990 – 2003, TFP đóng góp 38,7% vào tăng trưởng GDP. Còn các nước đông Á (trừ Trung quốc) giai đoạn 1960 – 2003, TFP

đóng góp 23,9% vào tăng trưởng kinh tế, trong khi các nước đã công nghiệp hoá TFP đóng góp 37,1% vào tăng trưởng.

Các nguồn lực tăng trưởng trên địa bàn thành phố sử dụng thời gian qua sử

dụng chưa hiệu quả bắt nguồn từ những nguyên nhân chính sau:

Một là, tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả và kéo dài của các dự án đầu tư lớn của nhà nước gây lãng phí tiền của và mất niềm trong dân. Tháng 7 năm 2009, Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân TP.HCM vừa có báo cáo kết quả

bàn thành phố. Theo đó, qua thống kê chưa đầy đủ của sở Kế hoạch và đầu tư, có 69 dự án thực hiện chậm tiến độ so với quy định làm tăng tổng vốn đầu tư hơn 2.855 tỷđồng. Một số dự án có vốn tăng nhiều như dự án sửa chữa, nâng cấp tỉnh lộ 9 huyện Củ Chi được duyệt từ nằm 2004 nhưng chưa thực hiện, nay dự kiến

điều chỉnh vốn đầu tư từ 72 tỷđồng lên gần 549 tỷđồng ( tăng 7,5 lần); dự án khu sinh thái văn hóa Vĩnh Lộc huyện Bình Chánh giai đoạn 1 được duyệt từ 41 tỷ đồng nay dự kiến là 1.500 tỷđồng (tăng 36 lần)

Hai là, đóng góp của khoa học công nghệ cho phát triển Thành phố thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Phát triển khoa học công nghệ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển khoa học và công nghệ của thành phố thời gian qua chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư cho khoa học vừa thấp vừa dàn trải; hiệu quả

xã hội của các đề tài nghiên cứu khoa học còn hạn chế; thị trường công nghệ phát triển chậm; cơ chế quản lý khoa học và công nghệ chậm đổi mới, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa tạo sức bật cho toàn ngành. Sự phối hợp với lực lượng nghiên cứu khoa học của Trung ương trên địa bàn thiếu chặt chẽ; nhiều cấp lãnh

đạo chưa chú ý vai trò của khoa học – công nghệ.

Ba là, tình trạng đất công sử dụng lãng phí lớn trên địa bàn thành phố. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Kiểm kê quỹđất của các tổ chức ở TPHCMtình hình xử

lý, sắp xếp nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn TP HCM, đợt rà soát vừa qua đã xác định các đơn vị quản lý 10.535 địa chỉ nhà đất, với tổng diện tích xấp xỉ 230 triệu m2 thuộc sở hữu Nhà nước, song hiện thu hồi về chưa đạt 0,3% diện tích trên.

Theo Ban Chỉ đạo Kiểm kê quỹ đất của các tổ chức ở TPHCM có 5 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sử dụng đất công chưa hiệu quả. Theo đó, việc phân bổ quỹ đất còn nặng tính bao cấp, cơ cấu sử dụng đất phân tán nhỏ lẻ, không hợp quy hoạch; chếđộ sử dụng đất nặng hình thức giao không thu tiền, tiền thuê đất thấp; đất bộ, ngành quản lý nhiều nhưng chưa khai thác, sử dụng hiệu quả... Nghĩa vụ tài chính đối với thuê đất chưa bảo đảm thu đúng, thu đủ; đơn giá

thuê đất thấp hơn thị trường; việc quản lý Nhà nước về nhà, đất còn chồng chéo, chưa rõ ràng; chính quyền các cấp chưa thực sự phát huy hết vai trò quản lý Nhà nước vềđất đai.

Thứ hai, mâu thuẫn giữa việc tăng trưởng kinh tế nhanh với tình trạng quá tải của hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố. Một điều mà tất cả mọi người đều nhìn thấy là cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu trung tâm thành phố phát triển không kịp so với tốc độ tăng trưởng kinh tế dẫn đến tình trạng quá tải về cơ

sở hạ tầng kỹ thuật ảnh hưởng xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Vấn đề ùn tắt giao thông, vấn nạn kẹt xe , ngập nước ngày càng tăng và tình trạng thiếu điện vào mùa khô là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong thời gian vừa qua cũng như trong tương lai phát triển của thành phố.

Thứ ba, mâu thuẫn giữa việc tăng trưởng kinh tế nhanh với vấn đề môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Tăng trưởng kinh tế của TP.HCM thời gian qua đã mang trong mình những hiểm họa về môi trường sinh thái. Môi trường sinh thái ngày càng ô nhiễm, vấn đề xử lý rác thải còn nhiều bất cấp, vấn đề ô nhiễm môi trường nước ngày càng gia tăng đang là những thách thức lớn đe dọa

đến tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế thành phố trong thời gian tới. Do quá chú trọng đến tăng trưởng kinh tế, nên trong quá trình thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nhất là trong giai đoạn đầu những năm 90 của thế kỷ XX, chính quyền thành phố còn xem nhẹ vấn đề về mức độ ô nhiễm của công nghệ, cũng như những cam kết của doanh nghiệp về tiêu chuẩn khí thải, nước thải…và đến hiện nay, chúng ta đang phải trả giá cho việc tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh.

Thứ tư, mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với tình trạng phân hóa giàu nghèo giữa các nhóm dân trên địa bàn thành phố ngày càng tăng. Chênh lệch về

thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất trong tổng dân số của thành phố có xu hướng ngày càng doãng ra từ 6,17 lần năm 2002 lên 6,19 lần năm 2004, năm 2006 là 6,24 lần và năm 2008 tăng lên 6,37 lần. Hệ số Gini của thành

phố có xu hướng tăng qua các năm từ 0,2937 năm 1994 tăng lên 0,3313 năm 2002, 0,3475 năm 2004, năm 2006 giảm xuống còn 0,3407 nhưng đến năm 2008 tăng lên 0,349.

Phân hoá giàu nghèo giữa nội thành và ngoại thành cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong quá trình tăng trưởng kinh tế của thành phố. Mặc dù khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn ở thành phố ngày càng thu hẹp, nếu như

năm 1994 chênh lệch về thu nhập bình quân một người một tháng giữa thành thị

và nông thôn trên địa bàn thành phố là 1,5 lần, năm 2002 là 1,8 lần, năm 2004 giảm xuống còn 1,75 lần, năm 2006 là 1,57 lần và năm 2008 tăng lên 1,78 lần

Thời gian qua tăng trưởng kinh tếđã góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ

thất nghiệp và nâng cao mức sống của dân cư. Tuy nhiên, trong những năm gần

đây, giá cả các mặt hàng tư liệu sinh hoạt cần thiết ở thành phố tăng cao, chi phí trang trải cho cuộc sống ở thành phố tăng nhanh, đặc biệt là các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế đang là một sức ép lớn đối với người dân thành phố, đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp.

Thứ năm, mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với yêu cầu cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh. Cải cách hành chính thời gian qua còn chậm chưa theo kịp yêu cầu phát triển và hội nhập của thành phố. Môi trường kinh doanh và đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước và nhiều vấn đề văn hoá – xã hội bức xúc chậm được khắc phục, tình hình an ninh trật tự còn diễn biến phức tạp, nếp sống văn minh đô thị mặc dù được tích cực vận động nhưng vẫn chuyển biến chậm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Qua phân tích các mâu thuẫn trên chúng ta có thể nhận thấy tăng trưởng kinh tế của thành phố chưa thật sự gắn với chất lượng tăng trưởng, thành phố đang

Tóm lược chương 2

Qua phân tích có thể thấy rằng kinh tế TP.HCM trong giai đoạn 1991 – 2008

đã đạt những thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế xét dưới góc độ số

lượng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của thành phố giai đoạn 1991 – 2008 đạt 11,14%/năm. Bên cạnh những thành tựu đạt được, chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố trong giai đoạn này cũng có một số hạn chế, thể

hiện: tăng trưởng kinh tế của thành phố giai đoạn này chủ yếu là do tăng các yếu tố vào – tăng trưởng về lượng, chất lượng của tăng trưởng thể hiện sự đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp - TFP còn khá thấp. Giai đoạn 1994 – 2000 TFP chỉ đóng góp có 18,22% vào tăng trưởng kinh tế của thành phố và giai đoạn 2001 – 2008 đóng góp 21,8 % vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Việc gia tăng về

vốn và lao động là những nhân tố chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố; chất của sự tăng trưởng dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế của thành phố còn thấp và chưa rõ nét; cơ sở hạ tầng kỹ thuật không đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế; môi trường sinh thái ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng; năng lực cạnh tranh tăng trưởng của TP.HCM chưa cao.

Tăng trưởng kinh tế thành phố đang đứng trước mâu thuẫn cơ bản giữa thực trạng mô hình tăng trưởng theo chiều rộng với yêu cầu đòi hỏi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Mâu thuẫn cơ bản này biểu hiện thành những mâu thuẫn cụ

thể sau: mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực với tình trạng lãng phí các nguồn lực hiện nay; mâu thuẫn giữa việc tăng trưởng kinh tế

nhanh với tình trạng quá tải của hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố; mâu thuẫn giữa việc tăng trưởng kinh tế nhanh với vấn đề môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế nhanh với tình trạng phân hóa giàu nghèo trên địa bàn thành phố ngày càng tăng và mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với yêu cầu cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư trong xu hướng hội nhập quốc tế.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TP.HCM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1. Cơ sở đề xuất các định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế TP.HCM

3.1.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với TP.HCM

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng kinh tế khách quan đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng không thể đứng ngoài xu thế chung này. Hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm sắp tới có những tác

động tích cực và tiêu cực đối với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Thứ nhất, những tác động tích cực do hội nhập kinh tế quốc tếđối với kinh tế

thành phố thể hiện:

Một là, việc nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đưa đến những thời cơ cho việc phát triển kinh tế ở

Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả

các nước thành viên của WTO với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghịđịnh thư gia nhập của các nước này. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu. Với một thành phố có độ mở lớn như TP.HCM thì điều này là rất quan trọng, là yếu tố bảo

đảm tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Hai là, với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO là cơ hội để cải thiện môi trường kinh doanh của nước ta nói chung và của thành phố nói riêng. Đây là tiền

đề rất quan trọng không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế

nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện

đại hoá, bảo đảm tốc độ và chất lượng tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ba là, chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc

đẩy tiến trình cải cách trong nước nói chung và thành phố nói riêng, bảo đảm cho tiến trình cải cách đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. Đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam và của thành phố trên trường quốc tế.

Bốn là, Sự phát triển mạnh của khoa học và công nghệ trên thế giới cuối thế

kỷ 20 đầu thế kỷ 21, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học ngày càng được ứng dụng rộng rãi, trong mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là cơ hội lớn để thành phố

tiếp cận được với những công nghệ hiện đại, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ với chi phí ngày càng giảm, qua đó thu hẹp dần khoảng cách với các nước trên thế giới.

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế đưa đến những thách thức cho thành phố

thể hiện:

Một là, tụt hậu xa hơn về kinh tế. Thách thức này bắt nguồn từ sự chênh lệch giữa năng lực nội sinh của Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng với các quốc gia khác trước yêu cầu hội nhập. Mặc dù thời gian qua kinh tế của thành phố đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người có bước tăng đáng kể với mức 2500 USD/người vào năm 2008. Nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta vẫn còn khá lạc hậu, mức sống của người dân còn khá thấp. Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt, nếu chúng ta không nhanh chóng vươn lên thì sẽ càng tụt hậu hơn về kinh tế.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 133 - 200)