Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với TP.HCM

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 139 - 142)

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng kinh tế khách quan đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng không thể đứng ngoài xu thế chung này. Hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm sắp tới có những tác

động tích cực và tiêu cực đối với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Thứ nhất, những tác động tích cực do hội nhập kinh tế quốc tếđối với kinh tế

thành phố thể hiện:

Một là, việc nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đưa đến những thời cơ cho việc phát triển kinh tế ở

Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả

các nước thành viên của WTO với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghịđịnh thư gia nhập của các nước này. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu. Với một thành phố có độ mở lớn như TP.HCM thì điều này là rất quan trọng, là yếu tố bảo

đảm tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Hai là, với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO là cơ hội để cải thiện môi trường kinh doanh của nước ta nói chung và của thành phố nói riêng. Đây là tiền

đề rất quan trọng không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế

nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện

đại hoá, bảo đảm tốc độ và chất lượng tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ba là, chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc

đẩy tiến trình cải cách trong nước nói chung và thành phố nói riêng, bảo đảm cho tiến trình cải cách đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. Đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam và của thành phố trên trường quốc tế.

Bốn là, Sự phát triển mạnh của khoa học và công nghệ trên thế giới cuối thế

kỷ 20 đầu thế kỷ 21, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học ngày càng được ứng dụng rộng rãi, trong mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là cơ hội lớn để thành phố

tiếp cận được với những công nghệ hiện đại, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ với chi phí ngày càng giảm, qua đó thu hẹp dần khoảng cách với các nước trên thế giới.

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế đưa đến những thách thức cho thành phố

thể hiện:

Một là, tụt hậu xa hơn về kinh tế. Thách thức này bắt nguồn từ sự chênh lệch giữa năng lực nội sinh của Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng với các quốc gia khác trước yêu cầu hội nhập. Mặc dù thời gian qua kinh tế của thành phố đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người có bước tăng đáng kể với mức 2500 USD/người vào năm 2008. Nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta vẫn còn khá lạc hậu, mức sống của người dân còn khá thấp. Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt, nếu chúng ta không nhanh chóng vươn lên thì sẽ càng tụt hậu hơn về kinh tế.

Hai là, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của nước ta cũng như

nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức trung bình 13,4% trong vòng 3 đến 5 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch

định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút

đầu tư từ bên ngoài.

Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra trên thế giới và những tác động to lớn của nói đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế thành phố nói riêng là những minh chứng rõ nét cho thách thức của việc hội nhập ngày càng sâu hơn vào kinh tế thế giới. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế

quản lý phải tạo cơ sởđể nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chếđược

ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, với lòng tự hào và trách nhiệm rất cao trước quốc gia, trước dân tộc.

Bốn là, thực tế hội nhập thời gian qua cho thấy rằng lợi ích của toàn cầu hoá phân phối không đồng đều giữa các quốc gia. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ngay trong một quốc gia, sự phân phối lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cưđược hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị

tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn;

môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt

đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền. Đặc biệt đối với TP.HCM, một trung tâm kinh tế năng động nhất nước, thì những tác động tiêu cực trên dễ dàng xâm nhập và lan truyền nhanh chóng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)