Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc nâng cao chất lượng tăng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 68)

1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trưởng kinh tế

Sau gần 30 năm cải cách, mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhảy vọt, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới. Trong giai đoạn 1978- 1995, mức tăng bình quân năm GDP đạt 9,4%. Những thành tựu trên đã đưa Trung Quốc đứng trong số 3 nước có GDP lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, mặc dù

đạt được những thành công lớn về mặt tốc độ, nhưng Trung Quốc cũng gặp phải một số yếu kém về chất lượng tăng trưởng kinh tế, đó là tăng trưởng kinh tế quá

nóng, tiêu hao năng lượng, vật liệu lớn, lạm phát cao, phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, tài nguyên môi trường bị suy thoái, xuống cấp nghiêm trọng…

Sự phát triển liên tục và với tốc độ cao gần 30 năm qua đã mang lại cho Trung Quốc những tiềm ẩn về hiểm hoạ ô nhiễm môi trường sinh thái. Nạn tàn phá rừng tự nhiên diễn ra nhanh chóng, rừng đầu nguồn bị chặt phá đã gây nên những hiểm hoạ đến đời sống xã hội như nguồn nước ngầm bị cạn kiệt, hạn hán, lũ lụt gia tăng, đất đai bị sa mạc hoá. Một thực tế là trong những năm gần đây, Trung Quốc đã phải đối phó với nhiều trận lụt lớn.

Ô nhiễm môi trường cũng đang là một hiểm hoạ đối với việc phát triển của Trung Quốc. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do việc sử dụng rộng rãi than đá có hàm lượng lưu huỳnh cao, việc gia tăng nhanh chóng của phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô. Nhiều thành phố ở Trung Quốc có mức độ ô nhiễm hàng

đầu thế giới như Bắc Kinh, Thẩm Dương, Tây An. Môi trường bị ô nhiễm nặng nềđã ảnh hướng xấu đến tình hình sản xuất cũng như sức khoẻ của người dân.

Sự chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Năm 1978, dân cư thành thị chiếm 18% dân số cả nước, chiếm 34% tổng thu nhập cả

nước đến năm 1996, tỷ lệ dân số thành thị lên 28%, nhưng tỷ lệ thu nhập chiếm tới 50% tổng thu nhập cả nước. Thêm vào đó, chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực ngày càng trầm trọng. Năm 1978, thu nhập bình quân đầu người của dân Miền Đông cao hơn thu nhập bình quân đầu người của dân cư khu vực Miền Tây là 1,38 lần. Năm 1995, Thu nhập bình quân đầu người của dân cư khu vực Miền

đông đã gấp 2,42 lần dân cưở Miền tây. Năm 2004 con số này đã lên đến 3,2 lần. Sự chênh lệch giàu nghèo lớn ở Trung Quốc có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là sự lạc hậu, trì trệ của khu vực nông thôn ở Trung quốc, đặc biệt là ở miền Tây. Cơ sở hạ tầng nông thôn lạc hậu, nông dân thiếu các

điều kiện tiếp cận về giáo dục, y tế nên không có khả năng tiếp cận nghề nghiệp

đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, có thu nhập cao. Hơn nữa thiên tai thường xuyên xảy ra, đặc biệt ở nông thôn càng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo

trong xã hội Trung Quốc. Chính sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo này đã làm cho mâu thuẫn trong long xã hội Trung Quốc ngày càng gây gắt, làm cho bất ổn xã hội ngày càng tăng, điển hình là sự nổi dậy đòi tự trị của người dân khu vực cao nguyên Tây Tạng.

Theo ông Lý Xương Bình Chủ nhiệm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu xây dựng nông thôn trường Đại học Hà Bắc Trung Quốc đã gọi nền kinh tế Trung quốc là một “nền kinh tế đèn cầy”. Ông giải thích: Trung Quốc bây giờ là một quốc gia xuất khẩu sản phẩm ra thế giới, dự trữ ngoại tệ có thứ hạng, hình ảnh Trung Quốc trên trường thế giới đã khác…..Nhưng đểđược những thành tựu như

ngày nay, trong 30 năm phát triển qua, Trung Quốc phải trả giá đắt: Nông dân đổ

xô ra thành thị kiếm sống mà an sinh xã hội, bảo hiểm không được quan tâm…..Tôi gọi nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế đèn cầy: chúng tôi đốt sáng chính bản thân để mang ánh sáng cho người khác, huỷ hoại chính bản thân. Tôi cho rằng 30 năm phát triển vừa qua của Trung Quốc là thời gian phát triển khó khăn và có nhiều mâu thuẫn nhất. 30 năm qua chúng tôi đã hy sinh quá nhiều thứ để phát triển, vậy trong những năm sắp tới chúng tôi sẽ phát triển dựa trên cái gì

đây và phải trả giá như thế nào cho sự phát triển đó .

Để khắc phục những mặt trái trong quá trình tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đã thực thi một số giải pháp sau:

Một là, phát triển cân đối, hài hoà giữa các vùng, khu vực. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc trong những năm qua dẫn đến sự chênh lệch lớn về kinh tế và mức sống giữa miền Đông với miền Trung và miền Tây. Do vậy, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã và đang tăng đầu tư từ ngân sách và ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực miền Trung và miền Tây. Trung quốc thực hiện chiến lược phát triển miền Trung và miền Tây. Năm 2000, Trung Quốc dành 70% tiền đầu tư bán công trái, 70% khoản vay ưu đãi của các tổ chức tiền tệ

quốc tế đầu tư vào miền Tây. Trong những năm qua, Trung Quốc đã có những chính sách đầu tư cũng như hỗ trợ lớn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Hai là, duy trì mức tăng trưởng kinh tế vừa phải nhưng phải ổn định. Sự

tăng trưởng kinh tế liên tục và quá nóng của Trung Quốc thời gian qua làm nền kinh tế bị mất cân đối, căng thẳng về vấn đề năng lượng, vật liệu, lạm phát tăng nhanh. Chính vì vậy, từ giữa những năm 90 trở lại đây, Trung Quốc chủ trương

điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô, khống chế mức tăng trưởng, thắt chặt tài chính, kiểm soát mạnh tốc độ lạm phát.

Ba là, tăng đầu tư cho giáo dục đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực. Từ

những năm 90 trở lại đây, Trung Quốc rất coi trọng việc đầu tư cho giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Tăng cường giáo dục cơ sở, coi trọng giáo dục phổ cập bắt buộc trên toàn quốc; phát triển giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng như các chương trình chuyên tu, tại chức nâng cao chất lượng lành nghề của công nhân và đội ngũ

cán bộ; mở rộng giáo dục đại học và sau đại học, nâng cao chất lượng giáo dục,

điều chỉnh các tổ chức quản lý khoa học, tăng hiệu quả dạy học. Trong những năm gần đây, Trung Quốc rất coi trọng việc thu hút và sử dụng chất xám của sinh viên, nhà khoa học Hoa kiều đang học và công tác ở nước ngoài về nước công tác bằng những chính sách đãi ngộ hấp dẫn.

Bốn là, tăng đầu tư cho việc bảo vệ môi trường sinh thái. Càng ngày, Trung Quốc đã nhận thức ra rằng, bảo vệ môi trường chính là để có thể sử dụng và khai thác tài nguyên tốt hơn nhằm đáp ứng việc duy trì chất lượng tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc chuyển định hướng phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, các chương trình hành động vì môi trường được tiến hành thường xuyên nhằm thúc

đẩy sự phát triển bền vững. Chính sách bảo vệ môi trường của Trung Quốc còn thực thi theo nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền” nhằm buộc các xí nghiệp phải tìm cách giảm lãng phí tài nguyên và phải coi trọng việc bảo vệ tài nguyên môi trường.

Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 17 năm 2007 đã đưa ra khái niệm “văn minh sinh thái” và “xã hội hài hoà” trong báo cáo chính trị của mình.

Xây dựng văn minh sinh thái tức là phải xây dựng các thói quen tiêu dùng, các

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 68)