cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng tự chủ cuả nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế, có như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước mới đem lại hiệu quả tốt.
1.4. Kinh nghiệm các nước trên thế giới về việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trưởng kinh tế
1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1950 - 1970
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã mau chóng phục hồi và có bước phát triển nhảy vọt. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 1951 – 1973 là 10%. Tăng trưởng kinh tế ở Nhật Bản giai đoạn thần kỳ
này đã trở thành mô hình nghiên cứu đối với nhiều nước đang phát triển. Có thể
nói đây là giai đoạn mà Nhật Bản không những duy trì được tốc độ tăng trưởng cao mà còn duy trì được chất lượng tăng trưởng tốt. Để đạt được những thành công đó, Nhật Bản đã tiến hành các cuộc cải cách như sau:
Thứ nhất, tiến hành cải cách ruộng đất. Trước chiến tranh, khoảng hơn 45% ruộng đất của Nhật Bản là đất phát canh. Nông dân phải nộp địa tô cao tới hơn
50% số thu hoạch. Cuộc cải cách sau chiến tranh đã được tiến hành một cách chặt chẽ. Nội dung cơ bản của cuộc cải cách ruộng đất là chuyển quyền sở hữu ruộng
đất phát canh cho những tá điền đã từng trồng trọt trên mảnh đất đó. Để thực hiện
được điều này, chính phủ đã mua tất cả ruộng đất phát canh của địa chủ vắng mặt và trong trường hợp các địa chủ vẫn sống ở nông thôn, thì chính phủ mua lại số
ruộng đất vượt quá 1 ha. Sau đó chính phủ đem bán lại cho những tá điền đã từng lĩnh canh trên ruộng đất đó. Đối với ruộng đất vẫn còn nằm trong tay địa chủ, cuộc cải cách ruộng đất cũng ràng buộc các địa chủ không được đơn phương huỷ
bỏ hợp đồng thuê nếu không có được sự nhất trí của người thuê, và địa tô đã được chuyển thành tiền tệ và chỉ còn chiếm khoảng 10% tổng thu hoạch.
Việc chuyển quyền sở hữu ruộng đất cho những nông dân trực tiếp canh tác
đã kích thích mạnh tính tích cực sản xuất của nông dân. Họ đã tiến hành cải tạo ruộng đất, kết hợp với việc sử dụng những kỹ thuật canh tác mới để nâng cao năng suất nông nghiệp. Việc tích cực đưa kỹ thuật vào nông nghiệp và thu nhập của nông dân tăng lên đã góp phần mở rộng đáng kể thị trường trong nước.
Thứ hai, thủ tiêu các doanh nghiệp độc quyền trong nền kinh tế. Tháng 4 năm 1947 luật chống độc quyền ra đời. Đây là đạo luật nhằm ngăn chạn bọn tài phiệt phục hồi và cũng là một đạo luật thể hiện nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế
Nhật Bản sau chiến tranh. Tháng 12 năm 1947, luật thủ tiêu tình trạng tập trung quá mức sức mạnh kinh tế được thông qua. Theo luật này, sẽ tiến hành giải tán những công ty nắm quá nhiều sức mạnh kinh tế. Những chính sách này đã tạo sự
cạnh tranh mạnh mẽ trong nền kinh tế, hình thành cơ chế thị trường thuận lợi. Chính phủ Nhật Bản đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho các công ty hoạt
động, thực thi các chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế thị trường vì sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Đây là những nhân tố quan trọng trong việc thúc đầy nền kinh tế phát triển và duy trì được chất lượng tăng trưởng cao.
Thứ ba, dân chủ hoá lao động nhằm nâng cao quyền lợi của người lao động, các đạo luật về lao động lần lượt được thông qua. Luật công đoàn được ban hành
vào cuối năm 1945 nhằm đảm bảo quyền tổ chức công đoàn, thương lượng tập thể
và bãi công; Luật điều chỉnh quan hệ lao động lao động được ban hành năm 1946 quy định cơ chế giải quyết những tranh chấp lao động và Luật cơ bản về lao động
được ban hành năm 1947. Cùng với sự ra đời các luật trên, phong trào công đoàn của Nhật Bản giai đoạn này phát triển khá nhanh. Điều kiện làm việc được cải thiện, nhất là tiền lương nâng cao hơn do cuộc đấu tranh của công đoàn mang lại,
đã làm tăng nhu cầu tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước. Mặc dù nhà quản lý tỏ ra khó chịu với những yêu cầu của công nhân, nhưng họ
cũng phải công nhận rằng tăng lương có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng năng suất của nền kinh tế. Vì vậy, cuộc cải cách dân chủ hoá lao động thực sự đóng vai trò chuẩn bị cho sự tăng trưởng kinh tế sau này, góp phần vào việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Thứ tư, khuyến khích phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ để tạo nhiều cơ hội việc làm, toàn dụng lao động xã hội. Với quan điểm việc làm là vấn đề cơ bản nhất trong quá trình tăng trưởng, chính phủ Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo công ăn việc làm cho những người thất nghiệp. Một mặt, Chính phủ đã tập trung các nguồn lực trong xã hội vào phát triển kinh tế với mục tiêu đất nước giàu có, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất có đặc điểm là hướng về xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động, phát triển các xí nghiệp, các tập đoàn lớn làm nhiệm vụ đầu tàu lôi kéo nền kinh tế. Mặt khác Chính phủ còn hỗ trợ các xí nghiệp vừa và nhỏ phát triển bằng các dịch vụ hỗ trợ đặc biệt và các khoản tín dụng ưu đãi. Luật về các tổ chức kinh doanh nhỏ và vừa ban hành năm 1957 cho phép các nhà kinh doanh nhỏ cùng nhau lập hội để góp sức, góp tiền vào sản xuất. Đầu những năm 1960, chính phủ coi trọng hơn đến việc hỗ trợ các hãng nhỏ trong việc giải quyết tình trạng năng suất lao động thấp do kỹ thuật công nghệ lạc hậu quá nhiều so với các hãng lớn, chính phủ đã giúp
đỡ các đơn vị kinh doanh nhỏ ứng dụng kỹ thuật hiện đại, cải tiến công nghệ, hợp lý hoá việc quản lý, giúp sắp xếp việc liên doanh, liên kết giữa các đơn vị với nhau. Điều này đã dẫn đến đạo luật về đẩy mạnh hiện đại hoá kinh doanh nhỏ ra
đời vào năm 1963.
Thứ năm, đầu tư phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Đầu tư
cho giáo dục và phát triển nguồn vốn con người là một yếu tố quan trọng nhất
đảm bảo chất lượng tăng trưởng cao ở Nhật Bản giai đoạn thần kỳ. Họ quan niệm rằng giáo dục không chỉđơn thuần là quyền của con người được hiểu biết mà điều cơ bản hơn là tạo cho công dân có khả năng tham gia các hoạt động kinh tế. Nếu trình độ vốn nhân lực của con người được tăng lên thì khả năng tăng năng suất lao
động, và theo đó là tăng thu nhập càng lớn. Do đó đầu tư phát triển nguồn nhân lực, trước hết là giáo dục đào tạo vừa làm cho kinh tế tăng trưởng vì nó cung cấp một đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất, vừa làm giảm bất bình đẳng vì nó tạo ra cơ hội cho các tầng lớp dân cư. Điều này góp phần vào việc duy trì được chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống giáo dục của Nhật Bản được cải cách sâu rộng. Chính phủ đã nâng hệ giáo dục bắt buộc miễn phí từ sáu năm lên chín năm, bao gồm sáu năm tiểu học và ba năm trung học. Hiến pháp năm 1946 của Nhật quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về giáo dục như
sau: Tất cả mọi công dân đều có quyền hưởng sự giáo dục bình đẳng tương ứng với năng lực của mình. Mọi công dân có nghĩa vụ cho tất cả con cái của mình học hết phổ thong như luật định. Việc giáo dục bắt buộc như thế sẽ không mất tiền.
Để đảm bảo điều kiện dạy và học tốt ở các vùng khó khăn, Chính phủ Nhật
đã trợ cấp cho các tỉnh nghèo hơn và những quận có trường học hẻo lánh. Một phần khá lớn trong ngân sách giáo dục là do các tỉnh đóng góp và một phần do cộng đồng địa phương, nhưng ngân sách quốc gia luôn chiếm khoảng ¼ ngân sách giáo dục bắt buộc chín năm. Kết quả những nỗ lực trong giáo dục và đào tạo trên đã giúp Nhật bản là một nước có trình độ học vấn cao. Năm 1967: 99% trẻ
em Nhật đều được đi học hệ chín năm, 75% trẻ em đi học lên hệ 12 năm. Đến năm 1979, tổng số dân số độ tuổi từ 16 - 64, có 44,2% đã hoàn thành giao dục bắt buộc, 41,5% hoàn thành giáo dục phổ thông trung học và 13,2% có trình độ đại
học.
Bên cạnh việc thành công trong việc đào tạo nguồn nhân lực, thì Nhật Bản cũng là một trong những nước sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực. Người lao động được sử dụng và đãi ngộ một cách xứng đáng với năng lực và cố
gắng của họ theo cách đánh giá riêng phù hợp với tập quán và đặc điểm xã hội Nhật Bản.
Thứ sáu, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập. Đây là biểu hiện cụ thể nhất của công bằng xã hội trong tăng trưởng kinh tế. Ở mọi cấp trong
đời sống xã hội Nhật Bản, người ta luôn cố gắng một cách có ý thức đểđem lại một phần chia công bằng cân đối, tuy không phải bằng nhau cho tất cả các nhóm người. Chính phủ Nhật đã thực thi nhiều chính sách khác nhau để điều tiết thu nhập cho phù hợp, tránh gây ra sự chênh lệch quá đáng giữa các tầng lớp dân cư. Khi bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao, Chính phủ thừa nhận rằng: các nhà tư bản, các nhân viên công ty, các công nhân công nghiệp, nông dân và công chức chính phủ phải được có phần trong thành quả của tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đã sử dụng các biện pháp như tạo việc làm, trợ cấp cho người thất nghiệp, có thu nhập thấp hoặc mất khả năng lao động, đánh thuế luỹ tiến vào những người có thu nhập cao…..Các chính sách trên đã góp phần quan trọng vào việc ổn định xã hội và được các tầng lớp dân cư, cả giàu lẫn nghèo, chấp nhận ủng hộ. Những người chia sẻ một phần lợi ích có được từ tăng trưởng ở mức hợp lý sẽ không cảm thấy thiệt thòi quá đáng, vẫn sẳn sàng đầu tư và tích cực đóng góp cho xã hội. Còn những người được bù đắp, hỗ trợ sẽ cảm thấy xã hội công bằng và họ cũng
được hưởng lợi từ sự tăng trưởng nếu như bản thân họ những cố gắng vươn lên. Nhờ đó, những chính sách hướng vào thị trường để thúc đẩy tăng trưởng đểđược chấp nhận và có hiệu quả hơn.
Thứ bảy, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch và hiệu quả. Để duy trì được chất lượng tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian tương đối dài thì yêu cầu xây dựng một nhà nước trong sạch và có hiệu quả. Đối với Nhật Bản, vấn đề quan
trọng là trước hết là tách biệt giới kỹ phiệt kinh tế khỏi các sức ép chính trị hoặc các sức ép từ các nhóm lợi ích tư nhân. Các quan chức chính phủ phải có khả
năng độc lập cao trong việc hình thành và thực hiện các chính sách và đạo luật nhằm đạt được các mục tiêu của quốc gia và quản lý nền kinh tế nói chung. Nếu không có sự tách biệt này, các chính sách và đạo luật kinh tế - xã hội sẽ không khách quan, không đảm bảo được lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân, thậm chí có thể bị vô hiệu hoá ngay từ đầu. Ở Nhật Bản, các cơ quan thảo ra các
đạo luật độc lập với các uỷ ban chính sách của Đảng dân chủ tự do cầm quyền và các đại diện của khu vực tư nhân; Nghị viện chỉ phê chuẩn những gì mà bộ máy quan chức nhà nước đã chuẩn bị. Do có quyền lực độc lập, bộ máy nhà nước có thể ít bịảnh hưởng sức ép từ các tác nhân riêng lẻ của khu vực tư nhân.
Để có được một đội ngũ công chức có uy tín, Nhật Bản đã sử dụng một số cơ
chế, phương pháp quản lý hành chính khách quan như:
- Việc tuyển mộ và đề bạt phải được dựa vào năng lực và phải có tính cạnh tranh cao. Hàng năm, cơ quan nhân sự quốc gia mở ba kỳ thi: kỳ thi tuyển chọn quan chức nhà nước loại I (cấp cao) và kỳ thi tuyển chọn qua chức nhà nước loại II và III. Những người trúng tuyển loại I sẽ được đào tạo thành cán bộ lãnh đạo. Còn những người trúng tuyển loại II và loại III hầu hết là những người làm các công việc chuyên môn. Mỗi năm Nhật tuyển trên 1000 công chức loại I. Các bộ
chỉ có quyền chọn quan chức cho bộ mình trong số những người trúng tuyển kỳ
thi loại I chứ không có quyền mở kỳ thi riêng ngay từđầu. Cách làm này tăng tính khách quan và chất lượng của việc tuyển chọn quan chức nhà nước. Chính chếđộ
thi tuyển công khai và có tính cạnh tranh cao như vậy đã làm cho quan chức nhà nước Nhật Bản có được sự tin tưởng, tôn trọng trong xã hội vì chỉ có những thành phần rất ưu tú mới được tuyển dụng. Điều này cũng góp phần ngăn cản các động cơ tham nhũng, thiên vị của họ vì niềm tự hào với trọng trách do xã hội giao phó.
- Toàn bộ thu nhập, bao gồm cả tiền lương, phụ cấp và uy tín phải cạnh tranh
đời thông qua các chế độ về nhà cửa, lương bổng, hưu trí. Nói chung, quyền lợi các quan chức được đảm bảo ở mức họ không thể dễ dàng bán rẻ vị trí của mình cho những nhóm lợi ích riêng biệt nào đó.
- Nhiệm kỳ của quan chức lãnh đạo trong các bộ thường rất ngắn, chỉ một hai năm, nên cơ cấu bộ máy nhà nước luôn được trẻ hoá và dễ tránh được những tiêu cực về đặc quyền, đặc lợi liên quan đến một chức năng nào đó của bộ máy nhà nước.
- Con đường thăng tiến rõ ràng đối với những người xuất sắc và đào thải kịp thời đối với những người tha hoá.
Thứ tám, xây dựng môi trường pháp lý và trật tự xã hội tạo thuận lợi cho