Chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh tăng trưởng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44 - 45)

Hiện nay, để đo năng lực cạnh tranh tăng trưởng của nền kinh tế người ta thường xem xét ở ba góc độ là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và khả năng lực tranh của quốc gia.

Ở góc độ tỉnh, thành, năng lực cạnh tranh tăng trưởng thường thể hiện thông qua môi trường đầu tư, yếu tố công nghệ, trình độ quản l ý, trình độ lao động…. Tuy nhiên, việc đánh giá các chỉ tiêu trên khá phức tạp. Do đó, trong giới hạn nghiện cứu của đề tài, đểđánh giá khả năng cạnh tranh tăng trưởng, đề tài sử dụng chỉ số PCI – chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Mặc dù chưa phản ánh hết năng lực cạnh tranh tăng trưởng nhưng chỉ số PCI do Phòng thương mại – công nghiệp Việt Nam (VCCI) và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) công bố hàng năm cũng thể hiện một số nội dung quan trọng trong năng lực cạnh tranh tăng trưởng giữa các tỉnh, thành trong cả nước. PCI được tính với tổng điểm là 100, cấu thành từ 10 chỉ số bao gồm :

Stt Chỉ số cấu thành PCI Trọng số

1 Chính sách phát triển kinh tế tư nhân 15%

2 Tính minh bạch 15%

3 Đào tạo lao động 15%

4 Tính năng động và tiên phong 15%

5 Chi phí thời gian để thực hiện quy định của nhà nước 10%

6 Thiết chế pháp lý 10%

7 Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước 5%

9 Tiếp cận đất đai và sửổn định trong sử dụng đất 5%

10 Chi phí gia nhập thị trường 5%

Tổng cộng 100%

Nguồn: VCCI

Hiện nay cũng có những ý kiến nghi ngờ về tính chính xác trong việc so sánh chỉ số PCI giữa các tỉnh. Tuy nhiên đây vẫn là một chỉ tiêu có giá trị tham chiếu nhằm đo lường năng lực điều hành nền kinh tế của lãnh đạo các tỉnh thành, cũng như tính hấp dẫn về môi trường đầu tư tại các địa phương.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44 - 45)