Phân tích về năng lực cạnh tranh tăng trưởng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 127 - 131)

Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố là chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) do Phòng thương mại – công nghiệp Việt Nam (VCCI) và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam đưa ra lần đầu tiên vào năm 2005. Mặc dù TP.HCM là trung tâm kinh tế, thương mại lớn và năng động nhất cả nước. Tuy nhiên, theo công bố của VCCI thì năm 2005 thành phố xếp hạng 17/42 tỉnh thành, năm 2006 tăng 10 bậc xếp hạng 7/64 tỉnh thành, năm 2007 tụt 3 bậc xếp hạng 10/64 tỉnh thành và đến năm 2008 chỉ số CPI của thành phố tiếp tục tụt 3 bậc đứng thứ 13/63 tỉnh thành khảo sát, dẫn đầu các năm là hai tỉnh Bình Dương và Đà Nẵng.

Bảng 2.25: Xếp hạng CPI của TP.HCM giai đoạn 2005 - 2008 Năm Thứ hạng CPI của Thành Phố Hồ Chí

Minh Tổng số tỉnh thành khảo sát 2005 17 42 2006 7 64 2007 10 64 2008 13 63 Nguồn: VCCI

Theo đánh giá của các chuyên gia, xếp hạng năng lực cạnh tranh của TP.HCM thấp là do chỉ số minh bạch và chi phí không chính thức bị điểm thấp.

Điều này phản ánh môi trường kinh doanh chưa tốt, doanh nghiệp vẫn còn bị gây phiền hà, khó khăn bởi các cơ quan quản lý, mặc dù thời gian qua lãnh đạo chính quyền thành phố rất quyết tâm trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Một nguyên nhân nữa khiến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố chưa cao là do chỉ số về tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất đai ở TP.HCM chỉ đạt

điểm trung bình, chỉ hơn khoảng 10 tỉnh thành trong bảng xếp hạng.

Về cải cách hành chính, mặc dù thời gian qua, chính quyền thành phố rất quan tâm đến việc cải cách hành chính nhưng kết quả đạt được vẫn còn hạn chế. Các thủ tục hành chính vẫn còn rườm ra, còn gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Các dự án đất qui hoạch treo, qui trình cấp sổ đỏ, cấp giấy phép xây dựng đang là những vấn đề nhức nhối đối với người dân, gây lãng phí về mặt xã hội rất lớn. Năng lực của một số cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của thành phố. Đặc biệt, gần đây một số lượng lớn các bộ công chức có năng lực trên địa bàn thành phố bỏ việc khu vực nhà nước để

sang làm việc các khu vực khác trên địa bàn thành phố. Đây là một thực tế đáng báo động đối với việc cải cách hành chính ở thành phố hiện nay. Tình trạng quan liêu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm còn khá phổ biến trong các cơ quan công quyền; chưa có chuyển biến đáng kể trong lề lối làm việc của một số cơ quan nhà

nước; tiêu cực, nhũng nhiễu đã gây cản trở cho hoạt động làm ăn kinh doanh chân chính của doanh nghiệp, làm chi phí của doanh nghiệp bị tăng cao, làm giảm lòng tin và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tiêu cực, tham nhũng làm phương hại đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính và tiếp tay cho các doanh nghiệp làm ăn gian dối.

Điều tra khảo sát của tác giả về quản lý hành chính trên địa bàn thành phố

cho thấy có 15,17% đối tượng khảo sát đánh giá quản lý hành chính ở thành phố

tốt; 62,19% đánh giá bình thường và 22,64% đánh giá kém. Trong các nguyên nhân đánh giá quản lý hành chính ở thành phố kém, thường được nêu ra trong các phiếu điều tra là do cơ quan công quyền còn quan liêu và chậm trễ trong việc giải quyết các vấn đề về hộ khẩu, nhà đất và thuế của người dân và đặc biệt trong cách giúp người dân tiếp cận với các thông tin về hành chính.

Bảng 2.26 : Khảo sát đánh giá về quản lý hành chính trên địa bàn TP.HCM

STT Quản lý hành chính nhà nước Số Phiếu Tỷ lệ (%)

1 Rất tốt 4 0,77 2 Tốt 75 14,4 3 Bình thường 324 62,19 4 Kém 96 18,42 5 Rất kém 22 4,22 TỔNG CỘNG 521 100

Nguồn: Tính toán từđiều tra khảo sát của tác giảtháng 5/2009

Về môi trường kinh doanh, thời gian qua thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng chậm lại so với các địa phương trong cả nước. Một trong những nguyên nhân là do giá thuê đất, nhà, văn phòng ở thành phố quá cao ảnh hưởng xấu đến việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Giá thuê đất tại các khu công nghiệp tập trung ở thành phố phổ biến là cao hơn so với các tỉnh lân cận khiến các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư sang các địa phương khác. Giá nhà, đất, thuê văn phòng của thành phố cao hơn một số thành phố lớn trong khu vực là một

cản trở lớn đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài và tính cạnh tranh của kinh tế

thành phố. Theo kết quả điều tra năm 2006 của Cơ quan tư vấn nguồn nhân lực Mercer, TP.HCM thứ 37 (năm 2005 đứng thứ 36) trong danh sách 50 thành phố có giá cả sinh hoạt cao nhất thế giới điều này cũng là một nhân tố làm giảm tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh ở thành phố.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp còn vừa thiếu vừa yếu. Thị trường dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực như đào tạo, kế toán, tư vấn thuế và tài chính ….Gần đây ở thành phố cũng bắt đầu xuất hiện và phát triển. Tuy nhiên, tính chuyên nghiệp chưa cao, chất lượng dịch vụ chưa

đảm bảo. Ngoài ra, thời gian qua tình hình đình công ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội và an ninh của thành phố, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố. Tình trạng quá tải về cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố cũng là một nguyên nhân làm cho môi trường kinh doanh của thành phố giảm tính hấp dẫn.

Vấn đề đình công ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng

đến tình hình kinh tế - xã hội và an ninh của thành phố, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố. TP.HCM là địa phương xảy ra đình công nhiều nhất cả nước, chiếm gần 50% vụ đình công. Từ năm 1995 – 2005 cả

nước có 987 vụ đình công thì TP.HCM là 435 vụ, chiếm 44,48%. Đặc biệt trong ba năm gần đây số vụđình công trên địa bàn thành phố ngày càng tăng.

Bảng 2.27: Số vụ đình công tại TP. HCM giai đoạn 1995 – 2008

Năm Số vụ đình công Năm Số vụ đình công

1995 25 2003 61 1996 38 2004 41 1997 46 2005 51 1998 38 2006 115 1999 31 2007 129 2000 35 2008 195

2001 33 Tng cng: 874

2002 36

Nguồn: Sở LĐTBXH thành phố và Liên đoàn Lao động thành phố các năm

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 127 - 131)