Các khung phân tích về chất lượng tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 39)

Do trình độ phát triển giữa các quốc gia khác nhau và do sự khác nhau về

mô hình tăng trưởng mà các nước đang theo đuổi nên cho đến nay, chưa có một khung phân tích thống nhất về chất lượng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, theo cách tiếp cận khái quát nhất, cơ sở để phân tích và đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế thường dựa vào ba nội dung bổ sung cho nhau, đó là : (i) vai trò của các loại tài sản vốn tham gia vào quá trình tạo giá trị gia tăng; (ii) vấn đề phân phối thu nhập và tạo cơ hội trong quá trình tăng trưởng và (iii) vai trò quản lý nhà

nước trong quá trình phát triển.

Việc đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế bằng cách xem xét ba nội dung trên có quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó tăng trưởng kinh tế là một nhân tố

quan trọng. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế về lượng không có nghĩa là các chỉ số

của phát triển tự động được cải thiện. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế về lượng nếu không được duy trì và không đi đôi với cải thiện phúc lợi thì mục tiêu của phát triển sẽ không đạt được. Như vậy, phân tích chất lượng không chỉ dừng ở việc xem xét các yếu tố tạo ra tăng trưởng mà cần phải xem xét các kết quả phân phối thành quả tăng trưởng cũng như hiệu quả quản lý của nhà nước đối với quá trình tăng trưởng.

Thứ nhất, việc hình thành các loại tài sản vốn. Quá trình tăng trưởng kinh tế

chịu sự tác động của nhiều yếu tố, nhưng tham gia trực tiếp là các nhân tố sản xuất gồm : vốn vật chất, vốn con người, vốn tài nguyên và tiến bộ khoa học công nghệ. Tiến bộ khoa học công nghệ một mặt ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và năng suất các nhân tố còn lại, mặt khác góp vào tổng năng suất các nhân tố. Do

đó, đầu tư hình thành các loại tài sản này là cần thiết để có tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với chất lượng tăng trưởng kinh tế thì mức đầu tư và cách thức đầu tư đều quan trọng. Vì vậy, nếu đầu tư mất cân đối sẽ khó duy trì tăng trưởng trong dài hạn và nâng cao phúc lợi cho toàn dân.

Thực tế ở nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển trong hai thập kỷ

80 và 90 là một bằng chứng khá rõ của sự tập trung vào tài sản vốn vật chất. Các nước này đã đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng đầu tư tài sản vốn vật chất. Để thực hiện mục tiêu này, các nước này đã tăng trợ cấp vốn, ưu đãi về lãi suất, bảo lãnh cho vay, bảo hộ sản xuất trong nước, miễn giảm thuế…. Hệ quả của chính sách này là khuyến khích các nhà đầu tư, các ngân hàng và cộng

đồng doanh nghiệp chấp nhận rủi ro, gây bùng nổ đầu tư vào tài sản vốn vật chất trong hai thập kỷ trên. Do đó thiếu nguồn lực đầu tư vào các tài sản vốn khác vì không hấp dẫn các nhà đầu tư. Sự đầu tư thiên lệch này là một trong những

nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mất cân đối của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế kém bền vững.

Bên cạnh đó, do theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao và làm hấp dẫn các nhà

đầu tư nước ngoài, nhiều quốc gia đang phát triển còn cho phép khai thác tài nguyên và môi trường quá mức, nhiều nước không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường, về vệ sinh, an toàn lao

động…Do khai thác tài nguyên quá mức và phát triển các ngành công nghiệp dựa vào tài nguyên cũng kéo theo đầu tư nhiều hơn vào tài sản vốn vật chất. Quá trình khai thác này sẽ dẫn đến các nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức, tài nguyên ngày càng bị cạn kiệt sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế, mà đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất là những người nghèo. Vì hoạt động sản xuất của người nghèo gắn với vốn tài nguyên, trong khi cơ hội thay thế vốn tài nguyên bằng các loại vốn khác của người nghèo là rất thấp. Vì vậy, sự xuống cấp của nguồn vốn tài nguyên mà không thay thế bằng các loại tài sản vốn khác thì tăng trưởng kinh tế cũng sẽ khó đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo một cách bền vững.

Tác động của sự xuống cấp vốn tài nguyên với tăng trưởng kinh tế có thể

giảm nếu các chính phủ có chiến lược thay thế bằng loại vốn khác, nhất là vốn con người. Nếu chính phủ chú trọng đầu tư vào vốn con người để phát triển những ngành kinh tế dựa vào tri thức và thông tin thì sẽ giảm sự phụ thuộc tăng trưởng kinh tế vào các ngành khai thác tài nguyên.

Khoa học công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và sử dụng các loại tài sản vốn trên. Khoa học công nghệ làm tăng hiệu quả sử

dụng các loại tài sản vốn và qua đó tác động trực tiếp đến năng suất lao động.

Thứ hai, vấn đề phân phối thu nhập và tạo cơ hội trong quá trình tăng trưởng. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập là một trong những vấn đềđược nhiều các nhà kinh tế học quan tâm.

nghiên cứu thực nghiệm nhằm xem xét mối quan hệ giữa thu nhập (GNP/người) và tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Theo ông, bất bình đẳng là một hệ quả của quá trình tăng trưởng. Giai đoạn đầu, khi GNP/Người tăng thì tình trạng bất bình đẳng tăng, đến giai đoạn trình độ phát triển cao, khi GNP/người tăng thì tình trạng bất bình đẳng lại giảm đi, lúc đó thu nhập và phúc lợi có xu hướng được phân phối công bằng hơn. Tuy nhiên, Bản thân Kuznets không phân tích và làm rõ những nguyên nhân cũng như bản chất dẫn đến tình trạng bất bình

đẳng. Trong khi đó, mỗi nước có những chính sách khác nhau tác động vào tình trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng dẫn đến quá trình này diễn ra khác nhau.

Athur Lewis đồng tình với Kuznets về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế

và bất bình đẳng theo hình chữ U ngược. Nhưng Lewis tập trung giải thích nguyên nhân dẫn tới hình chữ U ngược.

Ông cho rằng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế tồn tại hai khu vực: khu vực công nghiệp với tiền lương cao và khu vực nông nghiệp với tiền lương thấp. Do đó, việc mở rộng quy mô sản xuất khu vực công nghiệp sẽ thu hút một số lượng lớn lao động từ nông nghiệp và nhà tư bản chỉ trả tiền lương công nhân ở mức thấp. Như vậy, thu nhập của nhà tư bản vừa tăng lên do quy mô sản xuất mở rộng, vừa tăng lên do lao động của công nhân đem lại.

Giai đoạn sau sự bất bình đẳng giảm do khi lao động dư thừa được thu hút hết vào khu vực thành thị – công nghiệp và dịch vụ thì lúc này lao động trở nên khan hiếm trong sản xuất. Cung lao động giảm, cầu lao động tăng lên đòi hỏi phải tăng tiền lương cho người lao động. Điều này sẽ làm cho bất bình đẳng giảm.

Trong mô hình này, theo ông bất bình đẳng không chỉ là kết quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết để tăng trưởng kinh tế. Do đó, bất kỳ

một sự hấp tấp vội vã trong chính sách nhằm nhanh chóng xóa bỏ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của giai đoạn đầu phát triển có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế .

đẳng là do sự bất công trong vấn đề sở hữu mà đặc biệt là vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất. Vì vậy, cần phải phân phối lại các thành quả của tăng trưởng kinh tế, sao cho cùng với thời gian, phân phối thu nhập dần dần cải thiện. Nó bao gồm phân phối lại của cải (tài sản) và phân phối lại từ tăng trưởng kinh tế. Ở các nước đang phát triển, chính sách để phân phối lại tài sản bao gồm: Chính sách cải cách ruộng

đất ; chính sách nhằm tăng cường cơ hội giáo dục cho nhiều người.

Tuy nhiên, chính sách cải cách ruộng đất chỉ thực sự là công cụ tác động đối với phân phối lại thu nhập khi có sự kết hợp với chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn, chính sách thị trường cho nông sản, chính sách công nghệ…Chính sách cải cách ruộng đất của Hàn Quốc trong những năm 60 đã làm cho họ trở thành nước có sự bất bình đẳng về đất đai vào loại thấp nhất thế giới. Điều này dẫn đến thúc đẩy sự bình đẳng về kinh tế. Vì nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, các chính sách tăng trưởng mà không tính đến khía cạnh phân phối thu nhập và phân phối cơ hội cũng như không gắn với xoá đói giảm nghèo bền vững sẽ khó duy trì được tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Một khi chú trọng đến chất lượng tăng trưởng thì khía cạnh phân phối và xoá đói giảm nghèo không thể

giải quyết chỉ bằng chính sách tái phân phối thu nhập trực tiếp. Các biện pháp gián tiếp nhằm tạo cơ hội cho người nghèo có thể tham gia nhiều hơn quá trình tăng trưởng mới là cần thiết. Do đó, đầu tư cho giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường có tác động tích cực tới việc hình thành vốn con người và vốn tài nguyên. Đây là hai yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và thu nhập của người nghèo. Tuy nhiên, nếu chính sách đầu tư công chỉ tập trung vào số lượng mà không coi trọng chất lượng và cách thức phân phối thì sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Việc thực hiện những chính sách này đã và đang gặp nhiều khó khăn tại nhiều nước dẫn đến tình trạng người giàu được tiếp cận các nguồn lực dễ dàng hơn và hưởng lợi hơn so với người nghèo. Bên cạnh chính sách đầu tư công, các chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận nguồn vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên và các biện pháp phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ cũng có ảnh hưởng tích cực tới

mở rộng cơ hội tạo việc làm có thu nhập cao hơn cho người nghèo.

Thứ ba, quản lý của nhà nước. Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào năng lực bộ máy nhà nước, trước hết trong xây dựng thể chế và thực hiện vai trò quản lý của mình. Quản lý nhà nước được thể hiện thông quan nhiều tiêu chí, nhưng có thể khái quát ở bốn tiêu chí tổng quát là ổn định vĩ mô, ổn định chính trị, xây dựng thể chế và hiệu lực của hệ thống pháp luật. Một nhà nước có thể chế

và những quy định minh bạch, rõ ràng và tính thực thi của hệ thống pháp luật cao, có bộ máy ít quan liêu, tham nhũng, đồng thời tạo điều kiện cho người dân thực hiện tốt các quyền của họ. Tuy nhiên, đo lường và đánh giá sự quản lý của nhà nước theo bốn tiêu chí trên là công việc không thể dễ dàng cả lý thuyết và thực tiễn.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)