Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 25 - 26)

- 6 tội bao gồm các tội có dấu hiệu: vi phạm với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị XPHC, vi phạm với số lượng lớn (hoặc quy mô lớn) hoặc đã bị XPHC;

1.2.2. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho toàn bộ quá trình xử phạt vi phạm hành chính. Có những nguyên tắc cơ bản sau:

1.2.2.1. Các nguyên tắc chung

1. Nguyên tắc pháp chế

4

Khái niệm “hình sự hóa” ở đây được hiểu theo nghĩa hình sự hóa trong hoạt động lập pháp, không đề cập đến hình sự hóa trong thực tiễn áp dụng pháp luật (hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế - một hành vi về mặt pháp lý vi phạm pháp luật dân sự hoặc kinh tế nhưng trên thực tiễn đã bị các cơ quan thi hành pháp luật tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự.

24

Pháp chế là nguyên tắc hiến định được áp dụng trong tổ chức và hoạt động của mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, trong hành vi của công dân. Trong lĩnh vực XPVPHC, nội dung nguyên tắc này thể hiện:

- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định (Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh).

- Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật (Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh).

2. Nguyên tắc mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời, xử lý công minh, nhanh chóng theo đúng pháp luật (Khoản 1 Điều 3)

Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phản ứng mau lẹ với các VPHC, thuân theo nghiêm ngặt những quy định về thời hiệu xử phạt và thực hiện quyết định xử phạt một cách khách quan với sự tính toán đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, các yếu tố nhân thân người vi phạm và các yếu tố khác; xử lý đúng người, đúng vi phạm, không thiên vị; chỉ được chọn các chế tài, biện pháp xử lý đã được pháp luật quy định.

3. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp. (Khoản 5 Điều 3)

4. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. (Khoản 6 Điều 3)

1.2.2.2. Các nguyên tắc kỹ thuật (Khoản 4 Điều 3)

5. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.

6. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

7. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 25 - 26)